Tiếp ngôn
Tác phẩm
Quan lại, địa chủ Cai lệ, người nhà
quan lại, địa chủ
Tổng hợp theo tác phẩm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tắt đèn 187 11,61 218 13,54 405 25,15 B. đường cùng 306 19,006 162 10,06 468 29,06 Tác phẩm NC 81 5,03 13 0,80 94 5,83 Tổng hợp 574 39,93 393 24,40 967 60,05
3.1.1.2. Tiếp ngôn của hành động điều khiển là những nhân vật thuộc giai cấp bị trị (cùng giai cấp với chủ ngôn)
Đây là những tiếp ngôn cùng thuộc một giai cấp với nhân vật chủ ngôn của hành động điều khiển đang bàn. Xin nói ngay rằng, tiếp ngôn là những nhân vật thuộc giai cấp bị trị ở đây chúng tôi chỉ nói đến những nhân vật là nông dân chứ không nói đến những nhân vật khác. Bởi lẽ, một mặt, những nhân vật như những người buôn bán nhỏ, tầng lớp trí thức tiểu tư sản,... không đại diện cho những người bị giai cấp thống trị áp bức, bóc lột; mặt khác những nhân vật loại này đóng vai trò là tiếp ngôn của hành động điều khiển xuất hiện không nhiều trong các tác phẩm đã chọn làm ngữ liệu thống kê.
Căn cứ vào mối quan hệ với người nói (Sp1, chủ ngôn), những tiếp ngôn là nhân vật thuộc giai cấp bị trị mà chúng tôi đã thống kê được xếp vào hai nhóm: 1) Nhóm tiếp ngôn không có quan hệ thân tộc với Sp1, và 2) Nhóm tiếp ngôn có quan hệ thân tộc với Sp1.
a) Tiếp ngôn là những nhân vật không có quan hệ thân tộc với Sp1
Trong các tác phẩm văn xuôi đã nói ở trên, tiếp ngôn không có quan hệ thân tộc với chủ ngôn là những nhân vật hàng xóm, những người anh em cùng cảnh ngộ... mà không có quan hệ thân tộc với Sp1 - người nói ra hành động điều khiển, chẳng hạn như nhân vật bà lão láng giềng trong tác phẩm Tắt đèn, nhân vật bà Trùm, vợ chồng Trương Thi trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, nhân vật ông nhiêu Tiêm trong tác phẩm Quái dị của Nam Cao, v.v... Tất cả những nhân vật này đều được luận văn xếp vào nhóm tiếp ngôn đang bàn. Dưới đây là một số ví dụ về tiếp ngôn của hành động điều khiển là những nhân vật không có quan hệ thân tộc nhưng cùng thuộc một giai cấp với các nhân vật chủ ngôn.
Ví dụ 4:
a. Chừng một giờ sau, người đàn bà bưng về một mâm cơm. (...).
việc. [79, tr.157] b. Sau hàng rào, bà trưởng Bạt đứng lấp ló nhìn qua lớp lá dâm bụt, can: - Thôi mà, chị Pha, một câu nhịn là chín câu lành. [80, tr.22] Nhân vật các ông trong ví dụ 4a là những người thợ gặt thuê, còn chủ ngôn của hành động mời và hành động nhờ trong ví dụ này là người đàn bà bưng mâm cơm. Họ cùng thuộc tầng lớp nông dân nhưng không có quan hệ thân tộc.
Nhân vật chị Pha, tiếp ngôn trong ví dụ 4b cũng là nhân vật nông dân và là hàng xóm của bà trưởng Bạt. Bà là chủ ngôn của hành động can vừa dẫn.
Tiếp ngôn không có quan hệ thân tộc với chủ ngôn có thể có vị thế xã hội cao hơn chủ ngôn và cũng có thể có quan hệ bình đẳng hay ở vị thế thấp hơn chủ ngôn. Dưới đây là một số ví dụ:
- Tiếp ngôn không có quan hệ thân tộc và có vị thế cao hơn chủ ngôn
Chúng tôi thống kê được 45 lượt tiếp ngôn loại này, chiếm xấp xỉ 2,79% số tiếp ngôn đã thống kê (45/1610). Xin dẫn một số ví dụ dưới đây:
Ví dụ 5:
a. Chị Pha uể oải nói:
- Bà ngủ chơi đằng này, khuya rồi, về làm gì. [80, tr.11] Nhân vật Bà trong ví dụ vừa dẫn chính là nhân vật bà trùm, người đỡ đẻ cho nhân vật chị Pha. Xét trong mối quan hệ với chị Pha, người nói ra hành động khuyên thì bà trùm tuy không có quan hệ huyết thống với chị Pha nhưng là bậc cao tuổi hơn, nên có vị thế xã hội cao hơn nhân vật chị Pha.
Tương tự, tiếp ngôn trong ví dụ 5b dưới đây cũng có quan hệ xã hội cao hơn chủ ngôn của hành động điều khiển.
b. Chị Dậu sẽ sàng đứng dậy:
- Thế thì cháu hãy quấy cụ lúc nữa. [81, tr. 164]
Chủ ngôn của hành động nhờ (chị Dậu dùng động từ quấy thay cho động từ nhờ) là nhân vật chị Dậu. Tiếp ngôn là nhân vật cụ, tức bà lão láng giềng của chị Dậu. Bà lão láng giềng là người có vị thế xã hội cao hơn chị Dậu bởi tuổi của nhân vật này cao hơn tuổi chị Dậu.
c. Mấy người trèo lên nóc nhà Ninh. Họ dỡ tranh quăng xuống sân rào rào. Ninh chạy về:
- Ô hay! Sao các ông phá nhà tôi? [79, tr. 167] Nhân vật các ông trong hành động hỏi vừa dẫn cũng là tiếp ngôn có vị thế xã hội cao hơn và không có quan hệ thân tộc với nhân vật chủ ngôn (Ninh), người nói ra hành động hỏi.
- Tiếp ngôn không có quan hệ thân tộc và có vị thế xã hội bình đẳng với
chủ ngôn
Trong tư liệu thống kê của chúng tôi loại tiếp ngôn này có 72 trường hợp, chiếm xấp xỉ 4,47% số tiếp ngôn đã thống kê (72/1610).
Những nhân vật là tiếp ngôn có quan hệ bình đẳng nhưng không có quan hệ huyết thống với chủ ngôn thường là những người cùng lứa tuổi hay cùng vị thế xã hội với chủ ngôn.Trong tác phẩm, quan hệ bình đẳng này thường thể hiện ra bằng lối xưng hô trống không hay dùng những từ suồng sã, thân mật.
Xin dẫn một số ví dụ về tiếp ngôn là nhân vật có vị thế xã hội bình đẳng với chủ ngôn của hành động điều khiển:
Ví dụ 6:
Thị Nở xích lại. Đặt bàn tay lên ngực hắn (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong), thị hỏi hắn:
- Vừa thổ hả?
Mắt hắn đảo lên nhìn thị, nhìn một thoáng rồi lại đờ ra ngay.
- Đi vào nhà nhé? [79, tr.53]
Tiếp ngôn của hành động hỏi và hành động yêu cầu trong ví dụ vừa dẫn là nhân vật Chí Phèo. Nhân vật tiếp ngôn ở đây không được tường minh bằng câu chữ nhưng nhờ ngữ cảnh giao tiếp, người đọc vẫn có thể suy ra được. Còn nhân vật chủ ngôn, người nói ra hai hành động điều khiển trên là nhân vật Thị Nở. Cũng nhờ tiền ngôn mà ta biết được căn cước của chủ ngôn này. Chí Phèo và Thị Nở là hai nhân vật có vị thế xã hội bình đẳng trong xã hội nói đến trong tác phẩm Tắt đèn.
- Tiếp ngôn không quan hệ thân tộc và ở vị thế thấp so với chủ ngôn
Trong tư liệu thống kê của chúng tôi có 83 trường hợp Sp2 không có quan hệ huyết thống với chủ ngôn và ở vị thế xã hội thấp hơn chủ ngôn. Chẳng hạn, nhân vật bà trùm nói lời yêu cầu với nhân vật chị Pha, nhân vật bà lão láng giềng nói lời khuyên với vợ chồng anh Dậu trong hai tác phẩm: Tắt đèn và Bước đường cùng sẽ dẫn dưới đây:
Ví dụ 7:
a. Bà trùm quay lại nói:
- Nhà nó biếu bác, bác cứ nhận đi cho nó. (...). [80, tr.16] Nhân vật bác trong ví dụ vừa dẫn là nhân vật Pha, người nghe (Sp2) trực tiếp hành động đề nghị của bà trùm (Sp1).
b. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
-Bác trai đã khá rồi chứ?
-Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.(...).
-Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. [81, tr.144]
Chủ ngôn của hành động hỏi và hành động khuyên trong ví dụ 7b dẫn trên là nhân vật bà lão láng giềng. Tiếp ngôn là nhân vật chị Dậu. Tiếp ngôn không được thể hiện ra bằng câu chữ như ở ví dụ 7a nhưng nhờ ngữ cảnh, người đọc vẫn có thể hiểu được đó là ai.
Cũng như ở ví dụ 7a, tiếp ngôn ở ví dụ 7b cũng là nhân vật cùng giai cấp với chủ ngôn nhưng có khác là tiếp ngôn trong trường hợp này lại ở vị thế thấp so với chủ ngôn. Về số lượt sử dụng và tỉ lệ % của kiểu tiếp ngôn không có quan hệ thân tộc, xin xem bảng tổng kết 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Bảng tổng kết các tiếp ngôn không có quan hệ thân tộc và cùng giai cấp với chủ ngôn (Tỉ lệ % tính theo số hành động điều khiển đã thống kê: 1610)
Tiếp ngôn
Tác phẩm
Sp2 có vị thế xã hội cao hơn Sp1
Sp2 có vị thế xã hội bình đẳng Sp1
Sp2 có vị thế xã hội thấp hơn Sp1
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Tắt đèn 12 0,74 9 0,55 18 1,11
Bước đường cùng 19 1,18 34 2,11 40 2,49 TP của Nam cao 14 0,86 29 1,80 25 1,55
Tổng kết 45 2,79 72 4,47 83 5,15
b) Tiếp ngôn là những người có quan hệ thân tộc với Sp1
Tiếp ngôn (Sp2) là người có quan hệ thân tộc với chủ ngôn (Sp1) của hành động điều khiển được nói đến ở đây chủ yếu là những nhân vật có quan hệ huyết thống (gần hay xa) với Sp1, người nói - chủ ngôn.
Trong các tác phẩm đã chọn, nhìn từ mối quan hệ với chủ ngôn, đó có thể là nhân
vật bố/mẹ, nhân vật vợ/chồng hay nhân vật anh, chị, em,... của chủ ngôn.
Trong tư liệu điều tra của chúng tôi, các nhân vật có mối quan hệ thân tộc với chủ ngôn như vừa liệt kê đều có cả, chúng chỉ khác nhau về tần số sử dụng trong từng ngữ liệu thống kê cụ thể.
Để tiện cho việc trình bày và không đi vào phân chia quá chi tiết, chúng tôi cũng chia tiếp ngôn có quan hệ thân tộc thành ba nhóm như đã làm với kiểu tiếp ngôn không có quan hệ thân tộc vừa nói ở trên, đó là: tiếp ngôn có vị thế cao hơn chủ ngôn; tiếp ngôn có vị thế xã hội bình đẳng với chủ ngôn, và tiếp ngôn ở vị thế thấp so với chủ ngôn.
- Tiếp ngôn có quan hệ thân tộc và có vị thế cao hơn chủ ngôn
Trong tư liệu thống kê của chúng tôi loại tiếp ngôn này có 146 trường hợp, chiếm xấp xỉ 9,07% số tiếp ngôn đã thống kê (146/1610).
Theo từng nguồn ngữ liệu thống kê, số lượng kiểu tiếp ngôn có quan hệ thân tộc và vị thế xã hội cao hơn chủ ngôn xuất hiện bằng nhau hoặc chênh lệch không nhiều. Cụ thể, trong tác phẩm Tắt đèn và trong một số tác phẩm của Nam Cao có 54 trường hợp, trong tác phẩm Bước đường cùng sử dụng ít hơn không đáng kể (38 lượt dùng).
Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu: Ví dụ 7:
a.(...), cái Gái hớn hở chạy về,..., vừa đến bếp, nó đã reo lên:
- Sướng quá! (...) Bu lấy đâu được mật mà lại nấu chè thế? [80, tr.18] b. Cái Tý khóc hu hu. (...). Ngảnh lại nhìn mặt chị Dậu, nó nói bằng giọng năn nỉ: - Con nhớ em quá! Hay là u hãy cho con ở nhà một đêm nay nữa,...
[81, tr. 93] c. Thằng Dần níu lấy áo chị và khóc rầm rĩ:
- Chị phải ở nhà với em! Em không cho chị sang nhà cụ nghị. (...).
[81, tr. 93] d. Bỗng vợ đĩ Dự hớt hơ hớt hải chạy đến bảo:
- Chị về nhà mà xem anh ấy làm sao kia kìa! [80, tr. 23] Các tiếp ngôn trong bốn ví dụ vừa dẫn: bu, u, chị đều là những nhân vật có vị thế xã hội cao hơn vị thế xã hội của chủ ngôn, đồng thời đều có quan hệ thân tộc với chủ ngôn. Đó là các nhân vật có mối quan hệ mẹ - con (ví dụ 8a,b) hay mối quan hệ chị - em (ví dụ 8c,d) với chủ ngôn.
- Tiếp ngôn có quan hệ thân tộc và có vị thế bình đẳng so với chủ ngôn
Loại tiếp ngôn có quan hệ thân tộc và ở vị thế xã hội bình đẳng với chủ ngôn thể hiện trong các hành động điều khiển đã thống kê có 163 trường hợp, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 10,12 % (163/1610).
Các tiếp ngôn loại này thường là các nhân vật có mối quan hệ vợ - chồng với nhân vật chủ ngôn.
Xin dẫn một số ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ 8: a. (...). Tới cổng, anh chàng khốn nạn quay lại dặn vợ:
- U nó để cái Tỉu ở nhà sang ngay bên cụ nghị Quế cho tôi... [81, tr. 39] b. (...). Anh cũng đành cười gượng mà nịnh nọt cho xong chuyện:
- Bu mày chịu khó đi đong chịu vậy? [81, tr.129]
c. Khi bà nghị đi khỏi, chị Pha vừa thở vừa nói:
- Thầy nó chầm chậm cho tôi theo với. Không hát để quên mệt, thì hai tay mỏi
Các tiếp ngôn: u nó, bu mày, thầy nó trong các ví dụ vừa dẫn đều là các nhân vật vợ hoặc chồng của chủ ngôn. Tiếp ngôn (Sp1) và chủ ngôn (Sp2) có quan hệ bình đẳng.
- Tiếp ngôn có quan hệ thân tộc và có vị thế thấp so với chủ ngôn
Theo thống kê của chúng tôi, các tiếp ngôn có vị thế thấp và có quan hệ thân tộc với chủ ngôn thường là các nhân vật con, em hay cháu của nhân vật chủ ngôn.
Kiểu tiếp ngôn có vị thế thấp hơn so với chủ ngôn của các hành động lớp điều khiển đã thống kê có 134 trường hợp, chiếm xấp xỉ 8,32% (134/1610).
Xin dẫn một số ví dụ về kiểu tiếp ngôn có vị thế thấp hơn chủ ngôn. Ví dụ 9:
a.Chị Dậu lã chã hai hàng nước mắt:
- U van con, u lạy con, con có thương thày thương u thì con đi với u, đừng khóc
lóc nữa. (...). [81, tr.93]
b. Chị Pha giật mình hỏi: - Nhà tôi làm sao hở mợ? c. Vợ gật đầu bảo thằng cu:
- Con ngồi đây với thầy cho bu đi đong gạo nhé? [79, tr.20]. d. Bà kéo cái nồi vào lòng, nhìn, và bảo con bé cháu:
- Còn mấy hột để nó khô đi mất. Tao vét cho mày ăn nốt đi kẻo hoài, đĩ nhé.
[79, tr. 234]
Tất cả các nhân vật tiếp ngôn in nghiêng dẫn trên (con, mợ, mày) đều có vị thế thấp so với chủ ngôn. Họ là con (ví dụ 9a,c), là em dâu (ví dụ 9b) hay là cháu của chủ ngôn (ví dụ 9d).
Có thể hình dung số lượng và tỉ lệ phần trăm của tiếp ngôn có quan hệ thân tộc và cùng giai cấp với các nhân vật chủ ngôn bằng bảng tổng kết 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3: Tiếp ngôn có quan hệ thân tộc và cùng giai cấp với chủ ngôn (tỉ lệ % tính theo số hành động điều khiển đã thống kê: 1610)
Tiếp ngôn Tác phẩm Sp2 có vị thế xã hội cao hơn Sp1 Sp2 có vị thế xã hội bình đẳng Sp1 Sp2 có vị thế xã hội thấp hơn Sp1 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tắt đèn 54 3,35 29 1,80 47 2,91 Bước đường cùng 38 2,36 63 3,91 29 1,80 TP của Nam cao 54 3,35 71 4,40 58 3,60
Tổng kết 146 9,06 163 10,12 58 8,32
c) Tổng kết về các kiểu tiếp ngôn của hành động điều khiển có cùng giai cấp với chủ ngôn đã thống kê.
Có thể hình dung số lượng và tỉ lệ phần trăm của các kiểu tiếp ngôn cùng giai cấp với chủ ngôn trong các hành động điều khiển đã thống kê bằng bảng tổng kết 3.4.
Bảng 3.4. Bảng tổng kết các kiểu tiếp ngôn (Sp2) cùng giai cấp với chủ ngôn (Sp1) (Tỉ lệ phần trăm tính theo tổng số hành động điều khiển đã thống kê: 1610)
Số lượng/ tỉ lệ %
Tác phẩm/ kiểu loại tiếp ngôn Số lượng Tỉ lệ %
Tắt đèn Sp2 có vị thế cao hơn Sp1 66 4,09 Sp2 có vị thế bình đẳng Sp1 38 2,36 Sp2 có vị thế thấp hơn Sp1 65 4.03 Bước đường cùng Sp2 có vị thế cao hơn Sp1 57 3,54 Sp2 có vị thế bình đẳng Sp1 97 6.02 Sp2 có vị thế thấp hơn Sp1 69 4,28 Một số tác phẩm của Nam Cao Sp2 có vị thế cao hơn Sp1 68 4.22 Sp2 có vị thế bình đẳng Sp1 100 6,21 Sp2 có vị thế thấp hơn Sp1 83 5,15 Tổng kết 643 39,93
3.1.1.3. Tổng kết các kiểu tiếp ngôn của hành động điều khiển trong các tác phẩm đã thống kê theo tiêu chí thành phần giai cấp và vị thế xã hội
a) Bảng tổng kết các kiểu tiếp ngôn của hành động ở lời thuộc lớp cầu khiến, xét theo tiêu chí thành phần giai cấp và vị thế xã hội
Về các kiểu tiếp ngôn được phân loại theo thành phần giai cấp và vị thế xã hội so với chủ ngôn, xin xem bảng tổng kết 3.5 và 3.6 dưới đây:
Bảng 3.5. Bảng tổng kết các kiểu tiếp ngôn xét theo thành phần giai cấp