6. Bố cục của luận văn
1.2.2. Phân loại hành độngcầu khiến tiếng Việt
Có thể chia hành động cầu khiến tiếng Việt thành nhiều tiểu loại, dựa vào những tiêu chí khác nhau.
Theo 12 tiêu chí phân loại hành động ngôn trung mà tác giả J.R. Searle đã đưa ra, hành động cầu khiến được ông xếp vào nhóm thứ hai (mà ông gọi là lớp hành động
điều khiển). Cũng như tất cả các nhóm hành động ngôn trung khác, nhóm hành động
Dưới đây là một số tiêu chí để phân loại hành động cầu khiến. Luận văn này sẽ vận dụng chúng để khảo sát các hành động cầu khiến trong các tác phẩm được chọn làm ngữ liệu thống kê.
1.2.2.1. Căn cứ vào lực ngôn trung (đích ở lời)
Theo tiêu chí này, các hành động cầu khiến (hành động điều khiển theo cách gọi của J. R. Searle) có thể được chia thành các hành động cụ thể, như: hỏi, yêu cầu, đề
nghị, khuyên, xin, nhờ, van, lạy, v.v...
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngân (2016) đã đưa ra danh sách 28 hành động ở lời thuộc nhóm hành động cầu khiến (trên cơ sở phân loại các hành động cầu khiến theo tình thái), đó là: lệnh, yêu cầu, cấm, bắt buộc, giao, phân công, sai, vòi vĩnh, đề nghị, van, xin, nhờ, nài, dỗ, mời, khuyên, can, khuyến cáo, hướng dẫn, gợi ý, dặn dò, nhắc
nhở, giục, hỏi, đe dọa, cầu nguyện, cảnh cáo, thách đố.
Tác giả Đào Thanh Lan, như đã nói, do quan niệm về hành động cầu khiến có phần hẹp nên danh sách hành động cầu khiến của tác giả chỉ có 16 hành động, đó là:
ra lệnh, cấm, cho/cho phép, yêu cầu, đề nghị, dặn, khuyên, rủ, mời, nhờ, chúc, xin/xin
phép, cầu xin, nài, van, lạy.
Nhìn vào danh sách hành động của hai tác giả dẫn trên, có thể thấy có những hành động cầu khiến có trong danh sách của tác giả Đào Thanh Lan nhưng không có trong danh sách của tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngân, và ngược lại.
Luận văn này theo quan niệm của tác giả Đào Thanh Lan, có bổ sung quan điểm của Nguyễn Thị Thanh Ngân về hành động cầu khiến. Vì vậy, ngoài 16 hành động cầu khiến tiêu biểu mà tác giả Đào Thanh Lan đã liệt kê, chúng tôi có đưa vào danh sách hành động cầu khiến cả những hành động, như: hỏi, gợi ý, giục, nhắc nhở, dặn dò, đe
dọa, cảnh cáo, thách, v.v...
1.2.2.2. Căn cứ vào sự có hay vắng mặt của vị từ ngôn hành cầu khiến
Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của vị từ ngôn hành (động từ ngữ vi) trong phát ngôn ngữ vi cầu khiến, có thể chia hành động cầu khiến thành hai loại: Hành động cầu khiến được thể hiện bằng biểu thức ngữ vi tường minh và hành động cầu khiến được thể hiện bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp (hàm ẩn).
Ví dụ 23:
- Tôi khuyên anh không nên bỏ học. (a) - Anh không nên bỏ học. (b)
Cả hai phát ngôn trong ví dụ (23) đều có đích ở lời là “khuyên”, song phát ngôn cầu khiến (a) có động từ khuyên để tường minh nên hành động ở lời này có hình thức là biểu thức ngữ vi tường minh. Ngược lại, phát ngôn cầu khiến (b) không có động từ ngữ vi nên hành động cầu khiến ở đây được thể hiện bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp. (chúng tôi tạm gọi tắt là hành động cầu khiến tường minh và hành động cầu khiến nguyên cấp).
1.2.2.3. Căn cứ vào phương thức thể hiện
Căn cứ vào phương thức thể hiện, có thể chia hành động cầu khiến tiếng Việt thành hai nhóm: hành độngcầu khiến trực tiếp và hành động cầu khiến gián tiếp. (Về hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp, xin xem lại mục1.1.5). Hành động cầu khiến trực tiếp được tác giả Đào Thanh Lan gọi bằng cái tên “hành động cầu khiến chính danh” và hành động cầu khiến gián tiếp được tác giả này gọi bằng cái tên “hành động cầu khiến hàm ngôn”. [43, tr.57 và tr. 173].
Ví dụ 23:- Tớ mời cậu mai đến dự lễ khai trương cửa hàng của tớ! (a)
- Cậu có thể cho tớ quyển sách này được không? (b).
Hành động cầu khiến (mời) ở ví dụ (23a) là hành động cầu khiến trực tiếp - hành động cầu khiến chính danh, còn hành động cầu khiến (xin) trong (23b) là hành động cầu khiến gián tiếp - hành động cầu khiến hàm ẩn.
Vì dung lượng của luận văn và mục đích nghiên cứu, luận văn này cũng chỉ dựa vào ba tiêu chí như trình bày để phân loại và miêu tả các hành động cầu khiến đã thống kê.