6. Bố cục của luận văn
3.1.2. Tiếp ngôn với các hành động ở lờilớp điều khiển
3.1.2.1. Các kiểu tiếp ngôn xét theo vị thế xã hội với các hành động ở lời a) Nhận xét chung
- Như đã nói ở chương 2, lớp hành động điều khiển mà chúng tôi thống kê trong các tác phẩm văn xuôi đã chọn, có 20 hành động ngôn trung (hành động ở lời) được
nhân vật nông dân nói ra với các nhân vật thuộc các vị thế xã hội khác nhau. Các nhân vật đóng vai trò tiếp ngôn của các hành động điều khiển này có thể ở vị thế xã hội cao hơn, cũng có khi ở vị thế thấp hơn hay bình đẳng với chủ ngôn.
- Các hành động ở lời cụ thể thuộc lớp hành động điều khiển dành cho các đối tượng tiếp ngôn thuộc từng nhóm vị thế xã hội có không đồng nhất. Chẳng hạn, hành động nài được nhân vật nông dân chủ yếu nói với người có vị thế xã hội cao hơn mình. Ngược lại, hành động sai lại chỉ thấy nhân vật nông dân dùng với người nghe có vị thế xã hội thấp hơn mình.
- Các hành động ở lời thuộc lớp điều khiển dành cho các đối tượng tiếp ngôn không có qui luật chung. Chẳng hạn, cùng là hành động hỏi nhưng nhân vật nông dân lại dành cho tiếp ngôn ở vị thế xã hội cao nhiều hơn so với tiếp ngôn ở vị thế xã hội thấp. Song đi vào chi tiết từng tác phẩm thì con số này không giống nhau. Lại có những hành động lớp điều khiển được nhân vật nông dân nói cho đối tượng ở vị thế thấp mà không nói với tiếp ngôn ở vị thế xã hội cao. Chẳng hạn, hành động dỗ (dành) nhân vật nông dân, chủ ngôn của hành động lớp điều khiển chỉ dành cho nhân vật ở vị thế thấp.
Chi tiết các kiểu tiếp ngôn và các hành động ở lời, xin xem bảng tổng kết 3.7 ở mục 3.2.2.1.b dưới đây.
b) Bảng tổng kết về các kiểu tiếp ngôn của hành động điều khiển xét từ phương diện vị thế xã hội với hành động ở lời
Bảng 3.7. Bảng tổng kết về các kiểu tiếp ngôn của hành động điều khiển xét từ phương diện vị thế xã hội với hành động ở lời
Tiếp ngôn HĐ ở lời Tổng số Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Hỏi 282 213 13,22 29 1,80 40 2,48 Yêu cầu 234 202 12,55 14 0,87 17 1,06 Khuyên 228 126 7,82 27 1,68 75 4,66 Xin 148 113 7,01 26 1,61 9 0,56 Nài 145 131 8,13 8 0,50 6 0,37 Van lạy 139 117 7,26 15 0,93 7 0,43 Chất vấn 101 74 4,59 19 1,18 8 0,5 Nhờ 95 76 4,72 13 0,81 6 0,37 Giục 59 37 2,29 10 0,62 12 0,75
Dặn 37 10 0,62 17 1,06 10 0,62 Can (ngăn) 34 18 1,12 9 0,56 7 0,43 Cản 26 14 0,87 7 0,43 5 0,31 Dỗ 26 - - 12 0,75 14 0,87 Mời 24 20 1,24 4 0,25 - - Sai 10 - - - - 10 0,62 Xui 7 - - 3 0,18 4 0,25 Đuổi 6 2 0,12 - - 4 0,25 Thách 4 1 0,06 3 0,18 - - Rủ 3 - - - - 10 0,62 Đe doạ 2 - - 1 0,06 1 0,06 Tổng kết 1610 1158 71,92 217 13,47 235 14,60 Chú thích:
- Nhóm 1 là nhóm tiếp ngôn (Sp2) có vị thế cao hơn vị thế của chủ ngôn (Sp1). - Nhóm 2 là nhóm tiếp ngôn (Sp2) có vị thế bình đẳng vị thế của chủ ngôn (Sp1). - Nhóm 3 là nhóm tiếp ngôn (Sp2) có vị thế thấp hơn vị thế của chủ ngôn (Sp1).
c) Một số ví dụ minh họa về các kiểu tiếp ngôn đã phân loại trong bảng tổng kết 3.7
Xin nói ngay rằng, chúng tôi chỉ dẫn một số ví dụ về các kiểu tiếp ngôn nêu trong bảng tổng kết, bởi dung lượng của luận văn cũng như các ví dụ đã dẫn ở chương 2 và mục 3.2.1 đã phần nào chứng minh cho các kiểu tiếp ngôn này. Ở đây chúng tôi chỉ dẫn thêm một số ví dụ và có phân tích để khẳng định thêm điều đã trình bày trong bảng tổng kết.
- Ví dụ về tiếp ngôn là các nhân vật có vị thế cao hơn chủ ngôn với các hành động ở lời
Ví dụ 10:
a. Chị Dậu càng run:
- Con lạy quan lớn, chúng con là gái có chồng, quan lớn tha cho...
[81, tr.195]
b. Pha rót rượu và mời
[80, tr.48] c. Hắn lắc đầu:
- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết
mảnh chai trên mặt này? [79, tr. 61]
d. Pha nắm tay, tiến lại gần:
- Ruộng nhà tôi, các anh không được phép... [80, tr 181] e. Cái Tý ôm chầm lấy mẹ và khóc như mưa như gió:
- U đừng về vội! U hãy ngồi đây với con lúc nữa. [81, tr. 109] f. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! [81, tr 148] Các hành động điều khiển vừa dẫn: xin (ví dụ 10a), mời (ví dụ 10b), chất vấn (ví dụ 10c), cấm (ví dụ 10d), yêu cầu (ví dụ 10e), thách (ví dụ 10f) đều có tiếp ngôn ở vị thế xã hội cao hơn vị thế xã hội của chủ ngôn. Hơn nữa, các tiếp ngôn này có thể là những nhân vật không cùng giai cấp với chủ ngôn (các ví dụ 10 a,b,d,f) và cũng có thể là những nhân vật có cùng giai cấp với chủ ngôn (ví dụ 10c, 10e). Riêng trong ví dụ 10c, loạt hành động chất vấn là của nhân vật Chí Phèo (chủ ngôn) nói với nhân vật Bá kiến (tiếp ngôn). Tiếp ngôn không được tường mình bằng câu chữ. Nhờ ngữ cảnh chúng ta có thể khôi phục được tiếp ngôn trong ví dụ này.
- Ví dụ về tiếp ngôn là các nhân vật có vị thế bình đẳng chủ ngôn với các hành động ở lời
Ví dụ 11:
a. Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, (...), vừa run vừa kêu:
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì
phải tù, phải tội. [81, tr 149]
b. San hỏi:
c. Chị cu vừa nhảy choi choi, vừa vỗ tay đen đét (...). Rồi tiếng người đàn bà gào to hơn:
- Mày cứ đánh chết bà đi! Mày đánh chết bà xem nào! Mày không đánh chết được
bà thì... [79, tr. 83]
Các hành động điều khiển: can (ví dụ 11a), hỏi (ví dụ 11b) và thách (ví dụ 11c) vừa dẫn đều có tiếp ngôn là những nhân vật có vị thế xã hội bình đẳng với chủ ngôn. Các tiếp ngôn này cũng đều là những nhân vật cùng giai cấp với chủ ngôn. Họ cũng có thể có quan hệ thân tộc (ví dụ 11a,c) hoặc không có quan hệ thân tộc (ví dụ 11b). Chủ ngôn của hành động can trong ví dụ 11a là nhân vật anh Dậu, tiếp ngôn là nhân vật vợ anh, chị Dậu (u nó); chủ ngôn của hành động hỏi trong ví dụ 11b là nhân vật San, tiếp ngôn là nhân vật anh Pha và nhân vật Dự (anh em). Cuối cùng chủ ngôn của hành động
thách là nhân vật chị Cu, tiếp ngôn là nhân vật anh Cu (mày).
- Ví dụ về tiếp ngôn là các nhân vật có vị thấp hơn chủ ngôn với các hành động
ở lời
Ví dụ 12:
a.(...). Chị bảo nó:
- Còn nóng lắm, chưa ăn được. Con ra vườn gọi chị về cho chị ăn với không thì phải tội chết, nó làm quần quật từ sáng đến giờ mà chưa được tí gì vào bụng. [Nghèo 82, tr.19].
b. (...). Nó vẫn ủn ỉn bắt mẹ đi gọi cái Tý.
- Con hãy nín đi, cho em nó ngủ, để u ẵm con đi chơi. [81, tr 123] Hành động sai (ví dụ 12a) và hành động dỗ (ví dụ 12b) đều là hành động của bà mẹ (Chị đĩ Chuột, chi Dậu - chủ ngôn) dành cho con. Tiếp ngôn là các nhân vật có vị thế thấp hơn vị thế của chủ ngôn và có quan hệ huyết thống với chủ ngôn (quan hệ mẹ - con).
Hành động hỏi và ngăncản trong ví dụ 13 dưới đây tiếp ngôn cũng ở vị thế thấp hơn chủ ngôn, song giữa chủ ngôn và tiếp ngôn không có quan hệ huyết thống:
nhân định làm gì, vội vàng gạt:
- Đi đâu? Này, đừng làm cơm nước gì đấy, chúng tôi ăn cả rồi. [80, tr.16]
Chủ ngôn trong ví dụ vừa dẫn là bà trùm, còn tiếp ngôn là nhân vật Pha đã bị bà trùm tỉnh lược trong phát ngôn. Hai nhân vật chủ ngôn và tiếp ngôn này chỉ có quan hệ láng giềng thân thiết chứ không phải là những người có quan hệ thân tộc. Tiếp ngôn, nhân vật anh Pha có vị thế thấp hơn vị thế của bà trùm. Chúng ta xác định đây là mối quan hệ trên dưới là nhờ ngữ cảnh của cuộc thoại, bằng những từ xưng hô của anh Pha với bà trùm.
Tóm lại, tiếp ngôn của các hành động ở lời thuộc nhóm điều khiển khá phong phú, đa dạng. Xét về thành phần giai cấp, các nhân vật này có thể là những người cùng hoặc không cùng giai cấp với chủ ngôn. Xét về mối quan hệ gia đình, các tiếp ngôn có thể có quan hệ thân tộc hoặc không có quan hệ thân tộc với chủ ngôn. Xét về vị thế xã hội, họ cũng có thể có vị thế xã hội cao hơn, bình đẳng hay thấp hơn chủ ngôn. Tất cả các kiểu tiếp ngôn như vừa nói đều phần lớn đều có thể là đối tượng tiếp nhận các hành động ở lời điều khiển, chỉ có một số ít hành động không được dùng cho một số vài kiểu đối tượng tiếp ngôn, như hành động sai, doạ không thấy được dùng cho tiếp ngôn có vị thế xã hội cao. Hay có một số hành động lớp điều khiển không thấy nhân vật nông dân dùng cho tiếp ngôn ở vị thế thấp như mời, xui…
3.1.2.2. Tiếp ngôn với các hành động ở lời lớp điều khiển mang ý nghĩa cầu hay khiến a) Nhận xét chung
Cần phải nói ngay rằng, việc xác định ý nghĩa cầu hay ý nghĩa khiến của một hành động ngôn trung lớp điều khiển là một việc khó và chỉ có tính chất tương đối. Nhưng có một điều hiển nhiên mà ai cũng có thể nhận thấy là có những hành động điều khiển thiên về ý nghĩa cầu, như hành động van, xin, cầu, chúc; lại có những hành động ngôn trung thiên về ý nghĩa khiến, như hành động sai, ra lệnh, cấm, v.v... Dựa vào cách phân loại hành động điều khiển theo ý nghĩa cầu hay khiến của tác giả Đào Thanh Lan [43, tr.77], chúng tôi cũng phân 20 hành động ở lời lớp điều khiển đã thống kê thành
ba nhóm:
- Nhóm hành động điều khiển mang ý nghĩa cầu cao: Nhóm này gồm các hành động ngôn trung như: xin, nài,van lạy,nhờ, mời, xui, gợi ý.
- Nhóm hành động điều khiển mang ý nghĩa khiến cao: Nhóm này gồm các hành động ngôn trung như: yêu cầu, chất vấn, giục, dặn, cản, sai, đuổi, thách…
- Nhóm hành động điều khiển mang ý nghĩa cầu và ý nghĩa khiến ngang nhau: Đây là nhóm hành động ngôn trung vừa mang ý nghĩa cầu, vừa mang ý nghĩa khiến và lực của hai ý nghĩa này không có ý nghĩa nào cao hơn ý nghĩa nào. Nhóm này gồm các hành động ngôn trung như: hỏi, khuyên, can ngăn, dỗ.
b) Bảng tổng kết về tiếp ngôn với các hành động điều khiển mang ý nghĩa cầu hay khiến
Dưới đây là bảng tổng kết các kiểu tiếp ngôn xét theo vị thế xã hội với các hành động ở lời lớp điều khiển mang ý nghĩa cầu hay khiến mà chúng tôi đã thống kê được từ các tác phẩm đã chọn. Xin xem bảng tổng kết 3.8 và bảng tổng kết 3.9:
Bảng 3.8. Bảng tổng kết các kiểu tiếp ngôn và các hành động ngôn trung mang ý nghĩa cầu hay khiến (theo số hành động điều khiển đã thống kê: 1610)
Các kiểu HĐNT
Các kiểu TN
Ýnghĩa cầu Ý nghĩa khiến Ý nghĩa
cầu&khiến
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Sp2 có vị thế XH cao hơn Sp1 (1158) 460 28,57 341 21,18 357 22,17 Sp2 có vị thế XH bình đẳng Sp1 (217) 69 4,29 71 4,40 77 4,78 Sp2 có vị thế XH thấp hơn Sp1 (235) 32 1,99 67 4,16 136 8,44 Tổng kết 561 34,84 479 29,75 570 35,40
Bảng 3.9. Bảng tổng kết các kiểu tiếp ngôn và các hành động ngôn trung mang ý nghĩa cầu hay khiến (tỉ lệ % theo số hành động điều khiển của từng tiêu chí)
Các kiểu HĐNT
Các kiểu TN
Ýnghĩa cầu Ý nghĩa khiến Ý nghĩa cầu
&khiến Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Sp2 có vị thế XH cao hơn Sp1 (1158) 460 39,72 341 29,44 357 30,82 Sp2 có vị thế XH bình đẳng Sp1 (217) 69 31,79 71 32,71 77 35,48 Sp2 có vị thế XH thấp hơn Sp1 (235) 32 13,61 67 28,51 136 57,87 Tổng kết 561 34,84 479 29,75 570 35,40
Tư liệu thống kê của chúng tôi cho thấy, tùy từng đối tượng tiếp ngôn có vị thế xã hội cao hay thấp, tùy tính chất và nội dung cuộc thoại mà nhân vật nông dân trong các tác phẩm đã dẫn sử dụng hành động điều khiển nào cho phù hợp. Nhìn vào bảng tổng kết 3.8 dễ dàng nhận thấy việc sử dụng hành động ở lời lớp điều khiển mang ý nghĩa cầu hay khiến của nhân vật nông dân dành cho các kiểu tiếp ngôn xét theo vị thế xã hội không giống nhau.
Sự khác nhau này xin được trình bày bằng mô hình (thể hiện ba nhóm tiếp ngôn) như sau: 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 SP2 có vị thế XH cao hơn SP1 (1158) SP2 có vị thế XH bình đẳng SP1 (217) SP2 có vị thế XH thấp hơn SP1 (235) 39.72 31.79 13.61 29.44 32.71 28.51 30.82 35.48 57.87 Cầu Khiến Cầu & Khiến