Hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1930 1945​ (Trang 32 - 33)

6. Bố cục của luận văn

1.1.5. Hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp

Hành động ở lời xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và hình thức biểu đạt có thể chia thành hai loại, đó là hành động ở lời trực tiếphành động ở lời gián tiếp. 1.1.5.1. Hành động ở lời trực tiếp

Hành động ở lời trực tiếp là những hành động ở lời được sử dụng đúng với điều kiện sử dụng, đúng với đích ở lời của chúng. Nói như tác giả Nguyễn Thiện Giáp, “Hành động ngôn từ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng”. [21, tr.54].

Theo cách hiểu này, hành động hỏi trong ví dụ (17) dưới đây là hành động ở lời trực tiếp.

Ví dụ 17: Mai bạn có đi học không?

Trong ví dụ vừa dẫn, hành động hỏi được thể hiện bằng hình thức của một câu (phát ngôn) hỏi. Giữa cấu trúc và chức năng có sự phù hợp: dùng kiểu câu hỏi để nhằm đích hỏi.

Tương tự, hành động khuyên dưới đây cũng là hành động ở lời trực tiếp:

Ví dụ 18: Tôi khuyên bạn không nên đi học ở nước ngoài (vì mẹ bạn đang ốm).

Sử dụng hành động ở lời trực tiếp sẽ hạn chế được hiện tượng mơ hồ về hành động ở lời.

1.1.5.2. Hành động ở lời gián tiếp

Khi người nói sử dụng hành động ở lời này nhưng lại nhằm đạt đến đích của một hành động ở lời khác thì hành động đó được gọi là hành động ở lời gián tiếp.

Tác giả Nguyễn Đức Dân dùng thuật ngữ hành vi tại lời (thay cho hành vi ở lời,

hành động ở lời) và định nghĩa hành động ở lời gián tiếp như sau: “Một hành vi tại lời

được thực hiện gián tiếp qua một hành vi tại lời khác sẽ được gọi là một hành vi tại lời gián tiếp”. [14, tr. 59].

Ví dụ 19:

- Cháu có thể đóng hộ bác cái cửa được không? (a) - A: Cậu đi xem phim với tớ đi! (b)

Phát ngôn (19a) là hành động ở lời nhờ. Hành động ở lời nhờ được thực hiện gián tiếp qua hành động ở lời trực tiếp hỏi. Tức là, Sp1 đã đưa ra hành động hỏi để nhằm đích ở lời nhờ. Hành động nhờ ở đây là hành động ở lời gián tiếp. Tương tự, phát ngôn (19c) có đích ở lời là đề nghị nhưng lại được người nói dùng phát ngôn có hình thức

hỏi để thể hiện. Đây cũng là hành động ở lời gián tiếp.

Về lí thuyết, một hành động ở lời trực tiếp có thể nhằm đến đích của nhiều hành động ở lời gián tiếp. Chẳng hạn, bằng hành động ở lời trực tiếp hỏi, người nói có thể nhằm đích để chào, yêu cầu/đề nghị, nhờ, bộc lộ thái độ hay để chất vấn, ...

Ví dụ 20:

- Bác đi đâu đấy ạ? (Chào)

- Em đưa bức thư này cho cô Hà giúp cô được không? (Nhờ)

- Con không làm vỡ lọ hoa thì còn ai đánh vỡ? (khẳng định con đánh vỡ lọ hoa).

Sử dụng hành động ở lời gián tiếp dễ tạo ra sự mơ hồ về hành động ngôn ngữ. Muốn nhận biết được hành động ở lời gián tiếp là gì, người nghe phải qua thao tác suy ý từ hành động ở lời trực tiếp và ngữ cảnh.

Vận dụng lí thuyết về hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp, chúng tôi sẽ tiến hành phân loại và miêu tả các hành động điều khiển đã thống kê theo lối dùng trực tiếp hay gián tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1930 1945​ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)