6. Bố cục của luận văn
1.4.3. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Cần phải nói ngay rằng, do mục tiêu của luận văn, chúng tôi không đi sâu vào việc giới thiệu các tác giả và tác phẩm tiêu biểu thời kì này. Chỉ kết luận vài câu có tính chất hết sứckhái quát như sau:
- Về tác giả tiêu biểu: Mỗi dòng văn học thời kì này có những tác giả tiêu biểu mà đến nay, tên tuổi của họ còn được lưu truyền với những tác phẩm làm rạng rỡ nền văn học dân tộc, như:
+ Dòng Văn học hiện thực phê phán, có những tác giả tiêu biểu như: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển,...
+ Dòng Văn học lãng mạn có những gương mặt tiêu biểu, như: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, nhóm văn học tự lực văn đoàn,...
+ Dòng văn học cách mạng thời kì này chưa được công khai trên văn đàn và chủ yếu là các tác giả thơ chứ tác giả văn xuôi không nhiều. Mới thấy một số cây bút có tiếng nhưng họ nghiêng về thể loại phóng sự hay phê bình văn học, như Lê Văn Hiến, Hải Triều, Đặng Thai Mai,...
- Về tác phẩm tiêu biểu: Chúng tôi chỉ liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán, bởi luận văn này, như đã nói, có nhiều liên quan đến dòng văn học này.
Tác phẩm tiêu biểu của Văn học hiện thực thời kì 1930 - 1945 của một số tác giả sau đây mà chúng ta không thể không nhắc đến mỗi khi bàn về văn học giai đoạn này, cụ thể:
+ Nguyễn Công Hoan có các tác phẩm tiêu biểu là: Bước đường cùng, Tinh thần thể dục, Ngựa người và người ngựa, Thằng ăn cắp, Kép Tư Bền, Cụ Chánh Bá mất giầy,...
+ Ngô Tất Tố có các tác phẩm nổi tiếng, như: Tắt đèn, Lều chõng (tiểu thuyết
phóng sự), Tập án cái đình, Việc làng, v.v...
+ Nam Cao có các tác phẩm còn sống mãi với thời gian, như: Chí Phèo, Sống
mòn, Đôi mắt và rất nhiều truyện ngắn khác nữa đã được các nhà nghiên cứu sưu tầm,
tuyển chọn thành một bộ mang tên Tuyển tập Nam Cao.
Một lần nữa khẳng định, tên tuổi cùng những tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng vừa dẫn đã góp phần làm rạng rỡ nền văn học dân tộc thời kì đó và mãi mãi về sau.