0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Các phương thức thể hiện tính lịch sự trong các hành động lớpđiều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÌM HIỂU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ THUỘC LỚP ĐIỀU KHIỂN CỦA NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI GIAI ĐOẠN 1930 1945​ (Trang 106 -125 )

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Các phương thức thể hiện tính lịch sự trong các hành động lớpđiều

thể hiện tính lịch sự. Chỉ có điều, mức độ lịch sự có thể ở mức độ nào: lịch sự ở mức độ cao, ở mức độ vừa hay mức độ thấp. Xin nói thêm, chúng ta khó xác định thể nào là lịch sự ở mức độ cao, thế nào là lịch sự ở mức độ vừa một các rạch ròi, vì thế luận văn này không chia loại các hành động điều khiển thành các loại theo tiêu chí mức độ lịch sự.

3.2.2. Các phương thức thể hiện tính lịch sự trong các hành động lớp điều khiển đã thống kê thống kê

Thực tế cho thấy, các phương tiện ngôn ngữ không chỉ thực hiện chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa mà còn thực hiện cả chức năng ngữ dụng, thể hiện qua khả năng làm tăng giảm mức độ lịch sự trong các phát ngôn. Đối với các hành động lớp điều khiển có xu hướng tiềm tàng tính cưỡng bức, đe dọa thể diện cho người nghe (áp đặt người nghe phải thực hiện hành động nào đó, đe dọa quyền tự do hành động, làm người nghe mất công sức,...) như các hành động: đề nghị, ra lệnh, yêu cầu,... thì việc sử dụng phương thức nào đó để giảm thiểu tính cưỡng bức, tăng tính lịch sự là một vấn đề quan trọng.

Xin nói thêm, có một số nhân tố cơ bản chi phối việc sử dụng các phương tiện thể hiện tính lịch sự trong lời cầu khiến của nhân vật nông dân, là:

+ Nhân tố thứ nhất chi phối việc sử dụng các phương tiện thể hiện tính lịch sự trong phát ngôn cầu khiến của nhân vật nông dân được luận văn nghiên cứu đó là vấn đề quan hệ vị thế của người nói và người nghe.

Các phát ngôn cầu khiến được nghiên cứu trong luận văn là hành động cầu khiến của nhân vật nông dân. Xét trong mối quan hệ với người nghe, nhân vật nông dân ở đây có thể đưa ra lời cầu khiến với người có vị thế xã hội cao hơn mình (nhân vật quan lại, địa chủ, nhân vật cao tuổi), vì vậy, người nói cần phải chọn các phương tiện thể

hiện tính lịch sự trong các phát ngôn nói chung, trong phát ngôn cầu khiến nói riêng để đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp với người có vị thế cao hơn mình.

+ Nhân tố thứ hai chi phối việc sử dụng các phương tiện thể hiện tính lịch sự trong phát ngôn cầu khiến, đó là người nói muốn và thấy cần phải làm giảm thiểu mức độ đe dọa thể diện của người nghe khi sử dụng hành động cầu khiến, một kiểu hành động ngôn ngữ vốn có tiềm năng đe dọa thể diện của người nghe.

+ Nhân tố thứ tư chi phối việc sử dụng các phương tiện lịch sự thể hiện trong phát ngôn cầu khiến của người nông dân đã khảo sát là bởi người nói (nhân vật nông dân) vốn đã mang trong mình những nét văn hóa của người Việt: luôn muốn tỏ ra là người có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp xã hội.

Sau đây là một số phương tiện ngôn ngữ và cách thức thường được người nông dân trong các tác phẩm đã nói sử dụng để điều chỉnh tính lịch sự trong các hành động điều khiển.

3.2.2.1. Sử dụng một số phương tiện thể hiện tính lịch sự qui ước

Những phương tiện thể hiện lịch sự trong các hành động điều khiển thường là những quán ngữ, là một số động từ hay từ bổ trợ cho động từ cầu khiến, chẳng hạn:

trăm sự nhờ, đội ơn, làm ơn, nhờ, lạy, giùm, giúp, nhón tay,...

Có thể nói, các phương tiện thể hiện tính lịch sự qui ước cao này được sử dụng khá nhiều trong các hành động ngôn trung lớp điều khiển mà chúng tôi đã thống kê được. Xin dẫn một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ 16:

a. Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh dậy, ông tha cho! [81, tr 148]

b. Ông nghị ra dáng giận dữ lắm, còng lưng, nhăn mặt mà phàn nàn: - Khổ lắm, ai đòi mà mày nộp?

- Lạy quan, quan nhận cho, con sợ để lâu không tiện. [80, tr. 91]

c.- Ông trương ơi, ông làm ơn mở cổng cho tôi đánh trâu ra đồng. (...). Thôi,ông

d. Rón rén, chị Dậu đứng nép vào cửa và ngập ngừng:

- Thưa lạy hai cụ, nhà con túng quá, xin hai cụ cứu giúp chúng con. [81, tr.49]

e. ... chị Dậu lại dẽ dàng kêu van ông cai:

- Nhà tôi đương ốm... Xinông làm phúc nới nút thừng ra cho! [81, tr. 38] f. Pha như người bị đẩy ngã không víu vào đâu được. Anh gãi tai, nói:

- (...). Thôi thì trăm sự nhờ quan cho con khất vậy, để xong gặt con bán thóc đi

nộp quan. [80, tr. 171]

g. Dịu dàng chị Pha đáp:

- Cậu làm phúc bảo giùm cháu, cháu đội ơn.

Tất cả những từ ngữ in nghiêng trong các ví dụ vừa dẫn đều là những phương tiện làm tăng tính lịch sự cho hành động ở lời chứa chúng.

3.2.2.2. Sử dụng hệ thống từ xưng hô biểu thị thái độ lịch sự

Tiếng Việt có một hệ thống từ xưng hô khá phong phú. Để xưng hô, người Việt có thể dùng tên riêng, dùng đại từ xưng hô, dùng các từ chỉ quan hệ thân tộc, các từ chỉ chức vụ hay từ chỉ nghề nghiệp,... Trong số các đại từ xưng hô của tiếng Việt, có một số từ mang sắc thái không lịch sự, như mày, tao. Tránh dùng những từ xưng hô này, hành động điều khiển sẽ giảm thiểu sự đe dọa thể diện của người nghe, theo đó sẽ làm tăng tính lịch sự cho hành động điều khiển.

Theo điều tra của chúng tôi, những hành động ở lời lớp điều khiển rất ít dùng những từ xưng hô thể hiện tính thiếu lịch sự như vừa dẫn mà hầu hết chỉ dùng những từ góp phần thể hiện tính lịch sự, giảm thiểu sự tổn thất đến thể diện của người nghe. Chẳng hạn như dùng các từ thể hiện người nói là bậc dưới về vị thế xã hội so với người nghe để nâng vị thế của người nghe, dù tuổi tác chưa hẳn đã ít hơn người nghe. Tìm cách nâng vị thế của người nghe lên vị thế trên mình là một trong những phương châm tôn trọng thể diện của người nghe và làm tăng tính lịch sự cho hành động ngôn ngữ nói chung, hành động điều khiển nói riêng. Dưới đây là một số ví dụ về việc dùng từ ngữ xưng hô của nhân vật nông dân trong các hành động lớp điều khiển có tác dụng làm tăng tính lịch sự cho hành động ngôn từ:

Ví dụ 17:

a.Chị Dậu năn nỉ:

- Cánh tay nhà em bị trói chặt quá, không thể cầm bút ký được. Ông làm phúc cởi

trói ra cho nhà em, thì em ơn ông vạn bội. [81, tr. 73]

b.Lễ phép, mẹ con chị Dậu cùng cúi đầu chào:

(...). Vả lại, đường cũng hơi xa, con đi khí chậm, xin cụ tha lỗi cho! c.Chị Dậu vẫn chưa hết sợ:

- Cháu lạy ông, van lạy xin ông kêu quan để cho cháu sáng mai. [81, tr.191]

d.Bà lão láng giềng đối lời:

- (...). Xem ý nó cũng mến cháu, tôi muốn xin các bác cho nó nuôi giúp con Tỉu,

đến năm nó 12 tuổi thì lại trả bác. [81, tr.209]

e.Chị Dậu mếu máo:

- Thầy em làm sao thế? Có phải lên cơn sốt rét không? Hay là chỗ trói đau quá? [81, tr. 68] Các từ ngữ (in đậm) vừa dẫn trong ví dụ là những phương tiện ngôn ngữ được nhân vật dùng trong hành động điều khiển của mình. Những từ ngữ xưng hô này rất gần gũi với cách dùng từ ngữ xưng hô trong đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân ta xưa và nay. Chúng vừa thể hiện được sự tôn trọng người nghe, vừa giảm được mức độ áp đặt của hành động cầu khiến (điều khiển). Điều cần nói ở đây là, những từ ngữ xưng hô này phần nhiều là những từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc nhưng lại được dùng trong giao tiếp của những người không có quan hệ thân tộc và ít tính đến tuổi tác (bà lão láng giềng nhiều tuổi hơn vợ chồng anh Dậu nhưng vẫn gọi vợ chồng anh là “các bác”. Đó là cách xưng hô thể hiện tính khiêm nhường của người nói và tôn vinh thể diện của người nghe mà không phải ngôn ngữ nào cũng có kiểu xưng hô này.

3.2.2.3. Thêm các tiểu từ tình thái vào cuối phát ngôn

Trong giao tiếp bằng tiếng Việt, để thể hiện thái độ kính trọng người nghe, người nói thường thêm tiểu từ tình thái vào cuối phát ngôn điều khiển nói riêng, phát ngôn thể hiện những hành động khác nói chung.

Tư liệu điều tra của chúng tôi cho thấy, nhân vật nông dân đã sử dụng khá nhiều hành động lớp điều khiển mà có thêm tiểu từ tình thái vào cuối phát ngôn. Xin dẫn một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ 18:

a. Hoảng quá, chị Dậu ngồi phịch xuống gạch, vừa vung cái nón khua đuổi những con ác thú, vừa kêu:

- Anh bếp có nhà không? Làm phúc đánh chó cho tôi với! [81, tr. 45] b.Mắt hắn đảo lên nhìn thị, nhìn một thoáng rồi lại đờ ra ngay.

- Đi vào nhà nhé! [79, tr. 53]

c.(Mụ Cửu Xung): - Bây giờ bác có muốn đi làm không? (Chị Dậu): - Thưa bà, làm gì ?

Rõ ràng, với các tiểu từ tình thái (in đậm) thêm vào cuối câu, các hành động ở lời:

nhờ, yêu cầu, hỏi đã làm tăng tính lịch sự lên rất nhiều so với các hành động không

dùng tiểu từ tình thái tương ứng.

3.2.2.4. Sử dụng thành phần mở rộng

Biểu thức ngữ vi diễn đạt một hành động ngôn trung lớp điều khiển có thể trùng với phát ngôn ngữ vi, có thể chỉ là một bộ phận của phát ngôn ngữ vi. Trong trường hợp biểu thức ngữ vi không trùng phát ngôn ngữ vi, hành động điều khiển có thêm thành phần mở rộng. Việc người nói sử dụng hành động điều khiển có thêm thành phần mở rộng này sẽ làm cho hành động ở lời giảm sự áp đặt và tăng tính lịch sự. Thành phần mở rộng có thể là yếu tố thưa gọi, bẩm báo, có thể là yếu tố cảm thán hay lời rào đón,...

a) Mở rộng yếu tố thưa bẩm

Những từ ngữ thưa gọi thường dùng trong phát ngôn thể hiện hành động điều khiển thường là những từ như thưa, bẩm... Ví dụ:

Ví dụ 19:

a.Chị Pha sung sướng, Pha hỏi:

-Bẩm quan, tốn độ bao nhiêu? [80, tr.45]

- Thưa lạy hai cụ, nhà con túng quá, xin hai cụ cứu giúp chúng con. [81, tr.49] Cách dùng từ thưa, bẩm dẫn trên cũng có giá trị làm tăng tính lịch sự cho hành động ngôn trung lớp điều khiển.

b) Mở rộng yếu tố cảm thán

Thêm yếu tố cảm thán vào phát ngôn thể hiện hành động cầu khiến - điều khiển cũng làm giảm sự áp đặt cho kiểu hành động này. Ví dụ:

Ví dụ 20:

a. Chị Dậu rụng rời đổ đốt:

- Trời đất ơi, chồng tôi làm sao thế này?

Những người bạn bị trói của anh Dậu mỗi người trả lời một câu: - (...). [81, tr.66].

b. Bà lão láng giềng ra ý ái ngại:

- Khốn nạn! Bác lại lên cơn sốt rét đấy ư? [81, tr. 163]

c.Chị Pha kinh ngạc hỏi: - (...).

- Ô hay, văn tự nào? [80, tr.98]

c) Mở rộng yếu tố rào đón

Rào đón có nghĩa là “Nói có tính chất để ngừa trước sự hiểu lầm hay phản ứng về điều mình sắp nói”. [81, tr792].

Để làm giảm sự áp đặt đồng thời tăng tính lịch sự cho hành động điều khiển, người ta thường thêm yếu tố rào đón cho phát ngôn diễn đạt hành động này. Từ góc độ tham thoại trong một cặp thoại (xem Đỗ Hữu Châu, tr. 205-219), đây là kiểu hành động phụ thuộc trong một tham thoại.

Yếu tố rào đón có thể là hành động giải thích, có thể là hành động nêu lí do, hay hành động đưa đẩy ... Dưới đây là một số ví dụ về kiểu hành động lớp điều khiển có sử dụng yếu tố rào đón mà chúng tôi đã thống kê được:

a. Chị Pha thấy chồng oan uổng, vội vàng chạy đến trước mặt người tây đoan, chắp tay vái lấy vái để và khóc lóc, nói:

- Lạy quan lớn, quan lớn tha cho chồng con, chồng con không biết nấu rượu

bao giờ. Chẳng qua người ta thù. [83, tr.25]

b. Chị Dậu xua tay:

- Nói sẽ chứ, cho em nó ngủ. Thầy con đương về sau ấy. [81, tr.161]

c. Bác san vẫn can:

- Thôi, máu non, đừng nghĩ ngợi. [80, tr.18]

d. Pha rót rượu và mời:

- Nhà cháu chẳng có gì, mời cậu xơi tạm chén rượu.

Khách nhìn hai đĩa thịt gà trắng nõn thì bằng lòng lắm... [80, tr.48] Bộ phận in đậm trong các ví dụ dẫn trên đều là các yếu tố rào đón được các nhân vật nông dân sử dụng trong hành động lớp điều khiển.

d) Mở rộng yếu tố bù đắp thể diện Sp2

Để bù đắp sự đe dọa thể diện cho tiếp ngôn (Sp2) khi phải tiếp nhận các hành động lớp điều khiển, người nói ra các hành động điều khiển thường thêm các yếu tố bù đắp thể diện cho họ. Yếu tố bù đắp thể diện cho Sp2 có thể là hành động xin lỗi, có thể là lời hứa mà Sp1 dành cho Sp2 kèm với hành động điều khiển,... Xin dẫn một số ví dụ về kiểu hành động điều khiển có thêm yếu tố bù đắp thể diện Sp2.

Ví dụ 22:

a. Pha nhìn vào, thấy chỗ góc đình. Cò, một người làm ruộng cũ của ông nghị, nằm còng queo trên sàn, đương nhăn nhó kêu:

- Con lạy cụ, cụ hãy thư cho đến mai, nhà con đem cháu đi bán, thế nào sớm

tối nay cũng về. [80, tr.119]

b. - Bẩm, bốn con. Nó biết ăn cơm đã hai hôm nay... Hay là xin cụ đỡ con hai

đồng, lờ lãi thế nào con cũng xin vâng, chỉ độ hai phiên chợ nữa, mấy con chó cứng

c. Cái Tý khóc hu hu. (...). Nó nói bằng giọng năn nỉ:

- Con nhớ em quá! Hay là u hãy cho con ở nhà một đêm nay nữa, để con ngủ với

em, sáng mai con xin đi sớm. [81, tr.93]

Trong tư liệu thống kê của chúng tôi mới chỉ thấy hành động điều khiển mở rộng yếu tố bù đắp thể diện người nghe bằng hành động hứa đi kèm, như các phần in đậm trong ở ví dụ 22 vừa dẫn.

3.2.2.5. Dùng cách nói gián tiếp

Như đã nói ở trên, việc dùng phương thức gián tiếp cũng có tác dụng làm tăng tính lịch sự cho các hành động lớp điều khiển. Về điều này, xin xem các ví dụ ở mục ... Dưới đây xin dẫn thêm một số ví dụ tiểu biểu:

Ví dụ 23:

a.Một lát, sờ soạng chán, bà lại cười hỏi:

- Ồ, thế kêu ở đâu đấy, tôi chẳng trông thấy gì cả. Có cái đèn vào đây hay không? [80, tr.7] b.Bỗng bà đỡ đập tay đánh đét một cái và gắt:

- Ghê gớm muỗi! Bác Pha có cho tôi mượn cái quạt không? [80, tr. 9] Phần in nghiêng trong hai ví dụ trên đều là hành động yêu cầu nhưng thực hiện bởi hành động trực tiếp hỏi.

Tóm lại, các hành động lớp điều khiển có chủ ngôn là nhân vật nông dân trong các tác phẩm mà chúng tôi thống kê hầu hết đều thể hiện tính lịch sự bởi đã sử dụng những yếu tố giảm mức độ đe dọa thể diện của người nghe.

3.3. Tiểu kết

Vận dụng một số lí thuyết hội thoại, chương này trình bày hai vấn đề lớn: (1) Về tiếp ngôn của hành động điều khiển:

Nói đến tiếp ngôn là nói đến người nghe (Sp2) như đã nói. Chương này trình bày tiếp ngôn trong các hành động điều khiển về hai phương diện: thành phần giai cấp, vị

Theo thống kê của chúng tôi, tiếp ngôn của các hành động điều khiển có thể thuộc giai cấp thống trị hoặc giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị của xã hội Việt Nam thời kì này là những nhân vật quan lại, địa chủ cùng tay sai và người nhà của chúng. Đại diện cho giai cấp bị trị ở đây là những nhân vật nông dân (luận văn chưa bàn đến tầng lớp xã hội khác như tiểu thương, trí thức,... bởi trong các tác phẩm này những loại nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÌM HIỂU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ THUỘC LỚP ĐIỀU KHIỂN CỦA NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI GIAI ĐOẠN 1930 1945​ (Trang 106 -125 )

×