Số lượng/TL %
Kiểu HĐĐK Số lượng Tỉ lệ %
HĐĐK có 3 thành tố 36 2,24
HĐĐK có 2 thành tố 83 5,15
HĐĐK có 1 thành tố 188 11,68
Tổng số 345 21,42
2.1.2.3. Căn cứ vào quan hệ hình thức giữa biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi điều khiển
Xét trong mối quan hệ hình thức giữa phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi, có thể thấy rằng, một biểu thức ngữ vi có thể chỉ là một bộ phận của phát ngôn ngữ vi và cũng có khi trùng với phát ngôn ngữ vi, tức một phát ngôn ngữ vi cũng chính là một biểu thức ngữ vi.
Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, một biểu thức ngữ vi điều khiển trong các tác phẩm đã dẫn có khi chỉ là một bộ phận của phát ngôn ngữ vi và cũng có khi trùng với phát ngôn ngữ vi như các hành động ở lời khác.
Việc biểu thức ngữ vi trùng hay không trùng phát ngôn ngữ vi của các hành động điều khiển nói chung, trong các tác phẩm chọn làm ngữ liệu khảo sát nói riêng một phần sẽ cho ta những kết luận về vị thế của các nhân vật giao tiếp hay tính lịch sự thể hiện trong hành động điều khiển. Về điều này chúng tôi sẽ nói thêm ở chương 3.
a) Biểu thức ngữ vi điều khiển có hình thức trùng với phát ngôn ngữ vi
Trong số 1610 trường hợp hành động nhóm cầu khiến đã thống kê, biểu thức ngữ vi cầu khiến có hình thức trùng với phát ngôn ngữ vi có 415 trường hợp, chiếm xấp xỉ 25,77% (415/1610).
Hầu hết 20 hành động ở lời (hành động ngôn trung) lớp điều khiển đã thống kê đều có những trường hợp hình thức là một biểu thức ngữ vi đồng thời cũng là một phát ngôn ngữ vi. Dưới đây là một số ví dụ mà chúng tôi đã thống kê:
Ví dụ 27: a. Pha chán nản:
-Bu mày đừng nói đến chuyện làm giàu đi. [80, tr.80]
a.Cái Gái lấy ghế và thừng vào. Anh đĩ bảo:
-Để đấy cho thầy rồi ra vườn làm cỏ đi. [79, tr.21]
Tất cả phần in nghiêng trong các ví dụ vừa dẫn đều là hành động ở lời được thể hiện bằng biểu thức ngữ vi trùng với phát ngôn ngữ vi.
b)Biểu thức ngữ vi cầu khiến chỉ là một bộ phận của phát ngôn ngữ vi
Trong số 1610 trường hợp hành động ở lời thuộc nhóm điều khiển đã thống kê, có 1195 trường hợp biểu thức ngữ vi điều khiển chỉ là một bộ phận của phát ngôn ngữ vi điều khiển tương ứng, chiếm xấp xỉ 74,22% (1195/1610). Xin dẫn một số ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ 28:a. Một người cố nói mấy câu như kẻ đứt hơi:
- Anh ấy phải cảm đấy. Chị xem nhà ai có dầu bạc hà xin một ít mà bôi cho hắn,
may ra hắn tỉnh được chăng. [81, tr.134]. b. Anh Dậu run run khuyên vợ:
- Thôi! U nó đi về với con, kẻo có hai đứa ở nhà khóc hết hơi. Mặc tôi ở đây, bị trói thêm một đêm nữa cũng chẳng chết nào! Đừng nói nữa, người ta đánh đập khổ thân! [81, tr.114].
c. Pha rót rượu và mời:
- Nhà cháu chẳng có gì, mời cậu xơi tạm chén rượu. [80, tr. 48] Tất cả các phát ngôn chứa bộ phận in nghiêng trong ví dụ 28 là phát ngôn ngữ vi
khuyên. Trong ví dụ 28a, phát ngôn “Chị xem nhà ai có dầu bạc hà xin một ít mà bôi
cho hắn, may ra hắn tỉnh được chăng” là phát ngôn ngữ vi khuyên nhưng chỉ có một
bộ phận của phát ngôn thể hiện hành động khuyên “Chị ... mà bôi cho hắn”,phần còn lại “may ra hắn tỉnh được chăng” là bộ phận thể hiện hành động phỏng đoán.
Trong ví dụ 28b, ba phát ngôn: “U nó đi về với con, kẻo có hai đứa ở nhà khóc hết hơi”. “Mặc tôi ở đây, bị trói thêm một đêm nữa cũng chẳng chết nào!” “Đừng nói nữa, người ta đánh đập khổ thân” đều là các phát ngôn ngữ vi đề nghị. Trong các phát ngôn ngữ vi này chỉ có phần in nghiêng là cái lõi thể hiện hành động đề nghị (biểu thức ngữ vi), phần còn lại là những hành động phụ bổ sung thêm cho hành động đề nghị. Như vậy, tất cả các biểu thức ngữ vi trong ví dụ 28b chỉ là một bộ phận của phát ngôn ngữ vi. Tương tự, biểu thức ngữ vi mời của nhân vật Pha ví dụ 28c cũng chỉ là một bộ phận của phát ngôn ngữ vi (phần in nghiêng).
Có thể hình dung số lượng và tỉ lệ % của hai kiểu hành động điều khiển được phân loại theo hai tiêu chí này bằng bảng tổng kết 2.12 và và bảng 2.2 (phụ lục) sau đây:
theo mối quan hệ của BTNV và PNNV
Số lượng/ tỉ lệ %
Các tiểu loại HĐCK Số lượng Tỉ lệ %
BTNV trùng phát ngôn ngữ vi (PNNV) 415 25,77 BTNV là một bộ phận của PNNV 1195 74,22
Tổng kết 1610 99,99
2.1.2.4. Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của động từ ngữ vi điều khiển
Bản chất của các hành động ở lời, trong đó có hành động điều khiển là được thể hiện ra bằng biểu thức ngữ vi. Mỗi một hành động ở lời có một số những dấu hiệu để đánh dấu (Searle gọi là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (dẫn theo Đỗ Hữu Châu, tr.92)). Một trong những phương tiện quan trọng đánh dấu biểu thức ngữ vi của một số hành động ở lời là động từ ngữ vi. Mặc dù không phải hành động ở lời nào cũng có động từ ngữ vi để tường minh.
Theo tiêu chí này, hành động điều khiển được chia làm hai nhóm: hành động điều
khiển tường minh và hành động điều khiển nguyên cấp. (Tác giả Đào Thanh Lan gọi là
hành động cầu khiến chính danh và hành động cầu khiến hàm ẩn). Những hành động
điều khiển được thực hiện bằng phát ngôn có chứa động từ ngữ vi được chúng tôi xếp vào nhóm hành động điều khiển tường minh; còn hành động điều khiển được thực hiện bằng phát ngôn không chứa động từ ngữ vi sẽ được chúng tôi xếp vào nhóm hành động điều khiển nguyên cấp.
a) Hành động điều khiển tường minh
Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, số hành động ở lời điều khiển có chứa động từ ngữ vi có 384 trường hợp (gồm 194 trường hợp hành động cầu khiến có cấu tạo 4 thành tố và 190 trường hợp hành động cầu khiến có cấu tạo ba thành tố). Kiểu hành động cầu khiến này chiếm tỉ lệ xấp xỉ 23,85% số hành động cầu khiến đã thống kê (384/1610). Xin dẫn một số ví dụ dưới đây:
Ví dụ 29:
a.(...) Chị Dậu lết thết ôm con bé chạy vào:
- Thôi, tôi xin ông cai tha cho cháu... Chúng nó hãy còn bé bỏng. [81, tr.37] b. Trong đám đông, mỗi người một câu:
- (...).
- Xin mời cụ lên trên. [81, tr.15]
c. Pha rót rượu và mời:
- Nhà cháu chẳng có gì, mời cậu xơi tạm chén rượu. [80, tr.48] Hành động xin trong ví dụ 29a được tường minh bởi động từ ngữ vi xin. Tương tự, hành động mời trong ví dụ 29b,c cũng được tường minh bởi động từ mời. Xin và
mời là hai động từ ngữ vi.
b) Hành động điều khiển hàm ẩn
Trong số 1610 lượt sử dụng hành động điều khiển trong các tác phẩm mà chúng tôi đã thống kê, có 1226 trường hợp hành động điều khiển không được tường minh hành động ở lời bằng động từ ngữ vi, chiếm xấp xỉ 76,14% (1226/1610). Trong số 1226 lượt sử dụng này, có những hành động ở lời có động từ ngữ vi tương ứng để tường minh (như hành động hỏi, hành động cấm,...), nhưng cũng có những hành động ở lời điều khiển không bao giờ có động từ ngữ vi để tường minh, bởi những hành động ở lời đó luôn luôn phải được thực hiện bằng phát ngôn ngữ vi nguyên cấp, như hành động
giục, hành động dỗ/dỗ dành,... Người ta không nói: “mẹ dỗ con, con hãy nín đi”, hoặc “mẹ giục con, con hãy ăn nhanh lên”.
Dưới đây là một số ví dụ về kiểu hành động cầu khiến không có động từ ngữ vi tường minh.
Ví dụ 30:
a. Cái Tý thỏ thẻ khuyên em:
-Tiền bán khoai còn phải để dành đóng sưu cho ông lý chứ? (...). Em có đói thì
hãy ăn tạm củ khoai sống vậy...! [81, tr.25].
b. Bác San hỏi:
- Thế hai bác đã đặt tên cho cháu chưa? [80, tr. 17]
Hành động khuyên trong ví dụ 30a và hành động hỏi trong ví dụ 30b đều vắng động từ ngữ vi. Cả hai hành động ở lời này đều là hành động cầu khiến hàm ẩn (theo
cách gọi của tác giả Đào Thanh Lan).
Có thể hình dung số lượng và tỉ lệ phần trăm của hai kiểu hành động điều khiển được phân loại theo tiêu chí phát ngôn ngữ vi có mặt hay vắng mặt động từ ngữ vi bằng bảng tổng kết 2.13 và bảng 2.3 (phụ lục).
Bảng 2.13. Số lượng và tỉ lệ phần trăm của hai kiểu hành động điều khiển được phân loại theo tiêu chí phát ngôn ngữ vi có mặt hay vắng mặt động từ ngữ vi
Số lượng/ TL%
Kiểu hành động ĐK Số lượng Tỉ lệ %
Hành động ĐK có ĐTNV 384 23,85
Hành động ĐK vắng ĐTNV 1226 76,14
Tổng kết 1610 99,99
2.1.2.5. Căn cứ vào phương thức thể hiện hành động điều khiển
Theo tiêu chí này, hành động điều khiển đã thống kê được chúng tôi chia thành hai nhóm: hành động điều khiển trực tiếp và hành động điều khiển gián tiếp. Hành động điều khiển nào được thực hiện bởi một phát ngôn có hình thức phù hợp gọi là hành động điều khiển trực tiếp; còn hành động điều khiển nào được thực hiện bằng một phát ngôn mang đặc trưng của một hành động ở lời khác được gọi là hành động cầu điều khiển gián tiếp.
a) Hành động điều khiển gián tiếp
Hành động ở lời lớp điều khiển gián tiếp được sử dụng trong các tác phẩm đã dẫn có số lượng rất ít. Trong số 1610 hành động điều khiển đã thống kê, chỉ thấy có 33 trường hợp hành động điều khiển được dùng theo lối gián tiếp, chiếm xấp xỉ 2,04% (33/1610).
Như đã nói, lời điều khiển gián tiếp là lời có mục đích cầu khiến này nhưng được tạo ra bằng biểu thức (expression) của một hành động ngôn trung khác, như: hỏi với đích để chất vấn, hỏi với đích để nhờ, hỏi với đích là đề nghị, xin với đích yêu cầu,
nhận ra mục đích cầu khiến thông qua thao tác suy ý.
Hành động điều khiển gián tiếp trong tác phẩm đã dẫn chủ yếu thực hiện qua hành động trực tiếp hỏi, một số trường hợp được thực hiện qua hành động mắng và bày tỏ
(nguyện vọng)... Dưới đây là một số kiểu tiêu biểu về hành động điều khiển được thể hiện gián tiếp bằng một hành động ở lời trực tiếp khác.
- Các hành động ở lời điều khiển gián tiếp thực hiện bằng hành động ở lời trực
tiếp hỏi
Đây là những phát ngôn có hình thức hỏi (hành động trực tiếp hỏi) nhưng không nhằm để hỏi mà nhằm đích ở lời khác, như để chất vấn, yêu cầu/đề nghị, giục, v.v...
Ví dụ 31:
a. Thằng Dần tru tréo:
- Con không! Nào! Lúc chiều con đã bảo u lấy được tiền thì đem chị ấy về với
con kia mà? Sao u lại để chị ấy ngủ ở bên ấy? [81, tr.121]
b. Buồn rầu, chị sẽ ghé vào tai chồng:
- Cái Tý để phần thầy em một đĩa khoai đấy. Để tôi bưng sang đây cho nhé? [81. tr.116]
c. (...). Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả. Nếu thầy em cứ kêu khóc mãi, lỡ ra cơn bệnh vật lên, lại lả người đi, thì tôi biết làm thế nào?
[81, tr.140]
d. Ba người thở dài im lặng. Một lát, bác Tân giục:
- Thế ta đi chứ? [80, tr.101]
Phần in nghiêng trong các ví dụ vừa dẫn đều là hành động ở lời cầu khiến gián tiếp được thực hiện qua hành động ở lời trực tiếp hỏi. Trong ví dụ 31a, hành động trực tiếp hỏi nhằm đích ở lời gián tiếp chất vấn. Hành động hỏi trong ví dụ 31b nhằm đích ở lời gián tiếp đề nghị. Hành động hỏi trong ví dụ 31c nhằm đích ở lời khuyên và hành động hỏi trong ví dụ 31d nhằm đích ở lời giục.
Cần phải nói thêm rằng, việc xác định hành động ở lời gián tiếp như vừa nói chỉ có tính chất tương đối, bởi lẽ như đã nói, những hành động ở lời được thực hiện bằng phát ngôn ngữ vi nguyên cấp (vắng động từ ngữ vi) thường “mơ hồ về hành vi ngôn
ngữ” [8, tr.103].
- Hành động ở lời điều khiển gián tiếp yêu cầu được thực hiện bằng hành động
ở lời trực tiếp xin
Đây là kiểu hành động ở lời trực tiếp xin nhưng lại nhằm đích là yêu cầu như ví dụ 32 dưới đây:
Ví dụ 32:
a. Chị Dậu lại tần ngần ngồi xuống:
-Bẩm cụ, một vài hào ở cụ chẳng thấm vào đâu nhưng ở con thì nó lớn lắm. Xin
cụ cho con năm hào nữa vậy. [81, tr.56]
b. Từng ấy con mắt đổ dồn về Pha. (...). Nhưng tâm can anh chỉ rối lên về vợ ốm, nên phải ở lại, anh tức lắm.
- Bẩm thế xin bà lớn cứ khám. [80, tr.154]
Phần in nghiêng trong ví dụ 32a và 32b là những phát ngôn có đích đề nghị nhưng đều được các nhân vật thực hiện bằng hành động xin.
- Hành động ở lời điều khiển gián tiếp xinđược thực hiện bằng hành động ở lời
trực tiếp bày tỏ (nguyện vọng)
Đây là kiểu hành động ở lời trực tiếp bày tỏthái độ nhưng nhằm đích ở lời xin. Trong các tác phẩm chúng tôi mới thấy một trường hợp hành động điều khiển gián tiếp loại này. Xin dẫn ra dưới đây:
Ví dụ 33: Chị Dậu năn nỉ:
- Cánh tay nhà em bị trói chặt quá, không thể cầm bút ký được. Giá ông làm phúc
cởi trói ra cho nhà em, thì em ơn ông vạn bội. [81, tr.73].
Phần in nghiêng trong ví dụ vừa dẫn là phát ngôn của nhân vật chị Dậu có hình thức của hành động bày tỏ (nguyện vọng). Chị Dậu bày tỏ sự mong muốn: Giá...cởi
trói cho nhà em để nhằm đích ở lời xin nhân vật cậu cơ cởi trói cho chồng chị.
- Hành động ở lời cầu khiến gián tiếp yêu cầuđược thể hiện bằng hình thức của
hành động ở lời trực tiếp trình bày
ngôn có hình thức trình bày để thể hiện, như ví dụ 36 dưới đây: Ví dụ 34:
Mang tai chị thấy hơi rầm rậm như bị sợi râu ngắn quét vào rồi thấy tiếng thì thào: - Taào! Taào đây! Cụ...đây! Nằm im!
- Bẩm cụ chúng con là phận tôi tớ... [81, tr.214]
Phát ngôn của chị Dậu: “Bẩm cụ....tôi tớ” là hành động chị Dậu yêu cầu nhân vật
cụ dừng lại hành vi sàm sỡ nhưng được chị thực hiện dưới hình thức của hành động
trình bày.
- Hành động ở lời cầu khiến gián tiếp xin thể hiện bằng hình thức của hành động
ở lời trực tiếp trình bày
Đây là kiểu hành động ở lời có đích là xin nhưng người nói đã dùng phát ngôn có hình thức trình bày để thể hiện, như ví dụ 35 dưới đây:
Ví dụ 35:
- Một đồng bạc! nghe chửa? Thế là ông thương mày đấy, chứ người khác thì phải năm đồng.
- Lạy ông, ông xét lại cho. Con bán cả con lẫn chó mới được có có hai đồng bạc.
[81, tr.81]
Bộ phận in nghiêng trong ví dụ vừa dẫn là hành động xin. Chị Dậu xin lý trưởng giảm tiền đóng triện vào văn tự bán con bằng một hành động trực tiếp là trình bày.
b) Hành động điều khiển trực tiếp
Đây là kiểu hành động điều khiển được thực hiện bằng kiểu phát ngôn (câu) cầu khiến. Nói cách khác, hành động điều khiển ở đây có sự phù hợp giữa hình thức thể hiện và đích ở lời. Chẳng hạn, dùng kiểu câu hỏi để hỏi, dùng câu cầu khiến để yêu cầu, dùng câu có các dấu hiệu ngữ vi khuyên để khuyên, v.v...
Tư liệu thống kê của chúng tôi cho thấy, các nhân vật nông dân trong các tác phẩm đã chọn làm ngữ liệu thống kê đã sử dụng hành động điều khiển theo lối trực tiếp là chủ