Một số dấu hiệu đánh dấu hành động ở lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1930 1945​ (Trang 29 - 32)

6. Bố cục của luận văn

1.1.4. Một số dấu hiệu đánh dấu hành động ở lời

Về mặt hình thức, mỗi hành động ở lời đều có nhiều dấu hiệu đặc thù để nhận biết. Ở đây chỉ có thể kể ra ba dấu hiệu cơ bản, đó là: động từ ngữ vi, các từ ngữ chuyên

1.1.4.1. Động từ ngữ vi

Động từ ngữ vi được coi là dấu hiệu đặc biệt đánh dấu lực ngôn trung (hành động ở lời). Nói cách khác, một biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi sẽ thể hiện tường minh hành động ở lời do đó nó còn được gọi là “biểu thức ngữ vi tường minh”. Ngược lại, những biểu thức ngữ vi không chứa động từ ngữ vi sẽ là “biểu thức ngữ vi nguyên cấp”. [8, tr.91-92]. Những biểu thức ngữ vi nguyên cấp thường gây mơ hồ về hành động ở lời.

Ví dụ 14:

- Tôi hứa (với anh) mai tôi sẽ đến trường anh. (a) - tôi thông báo (với anh) mai tôi sẽ đến trường anh. (b) - Mai tôi sẽ đến trường anh. (c)

Phát ngôn (14a) và (14b) có chứa động từ ngữ vi (hứa, thông báo) nên hành động ở lời được tường minh: hành động hứa và hành động thông báo. Ngược lại, phát ngôn thứ ba (14c) không có động từ ngữ vi để tường minh hành động ở lời nên người nghe có thể hiểu đây là hành động hứa, và cũng có thể hiểu là hành động thông báo, thậm chí là hành động dọa. Phải nhờ ngữ cảnh mới có thể xác định được phát ngôn đó có đích ở lời là gì.

Chẳng hạn, trong ngữ cảnh A mời B đến thăm trường của A, B nói: Mai tôi đến

trường anh! Phát ngôn của B sẽ được hiểu là hành động hứa. Trong ngữ cảnh A là một

lãnh đạo của Bộ Xây dựng có kế hoạch đến trường X để tìm hiểu thực tế để cấp kinh phí xây dựng cho trường này. Trước khi đến, A gọi điện cho lãnh đạo trường và nói rằng:

Mai tôi đến trường anh thì phát ngôn này nên hiểu là lời thông báo. Lại trong tình huống

A là cán bộ thanh tra tài chính, B là lãnh đạo trường X và B vốn là người đã mắc tội tham nhũng. Trước khi đến kiểm tra tài chính của trường X, A gọi điện cho B và nói: Mai tôi

đến trường anh thì phát ngôn này có thể hiểu là hành động thông báo (nếu A là người

liêm khiết), cũng có thể hiểu là hành động dọa (nếu A là người thích ăn đút lót, dọa để B phải đút tiền cho mình nếu B không muốn bị vạch tội tham nhũng).

1.1.4.2. Từ ngữ chuyên dụng

Từ ngữ chuyên dụng là những từ ngữ chuyên dùng cho một kiểu hành động ở lời. Mỗi biểu thức ngữ vi thường có một số từ ngữ chuyên dụng đánh dấu hành động ở lời. Nhờ những từ ngữ này mà ta có thể biết được hành động ở lời nào đang được thực hiện. Chẳng hạn, hành động ở lời hỏi thường có những từ ngữ đặc thù như ai, cái gì, bao giờ,

làm sao, à, ư,...; hành động khuyên thường có các từ ngữ chuyên dụng như nên, không

nên, cần, đừng, ...; hành động cảm thán thường được đánh dấu bằng những từ ngữ như

ôi, trời ơi, thật là... Ví dụ 15:

- Ai đang ngồi ở nhà bạn đấy? (Hành động hỏi). - Cậu không nên đi ngủ muộn. (Hành động khuyên). - Ôi, đau quá! (Hành động cảm thán).

1.1.4.3. Kiểu kết cấu

Kết cấu ở đây không chỉ được hiểu là kiểu câu theo cách hiểu của ngữ pháp truyền thống (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán) với những dấu hiệu rất chung chung mà kết cấu ở đây còn được hiểu bao gồm cả những cấu trúc cụ thể ứng với từng hành động ở lời. Chẳng hạn, hành động hỏi thường có cấu trúc có... không? P

à? P chứ?..., hành động cảm thán thường dùng những kết cấu như P quá, X ơi là X! ...,

hành động điều khiển thường dùng kiểu cấu trúc như: P đi, không nên P, cần phải P,

đừng P nữa,... Đó chính là những dấu hiệu đặc thù đánh dấu hành động ở lời điều khiển,

xin sẽ trình bày kĩ hơn ở mục 1.2.). Ví dụ 16:

- Mai bạn đi học không? (Hành động hỏi). - Chiếc xe này đẹp quá! (Hành động khen). - Cậu bỏ thuốc đi! (Hành động khuyên).

Chúng tôi dựa vào những dấu hiệu đặc thù đánh dấu hành động điều khiển để xác định và khảo sát hành động điều khiển của nhân vật nông dân trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1930 1945​ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)