Khái niệm hành độngcầu khiến (điều khiển)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1930 1945​ (Trang 33 - 35)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1.Khái niệm hành độngcầu khiến (điều khiển)

1.2.1.1. Một số quan niệm về hành động cầu khiến

Khái niệm hành động cầu khiến ở đây chính là hành động điều khiển (cách gọi của Searle và chúng tôi theo cách gọi này).

- Theo cuốn Từ điển tiếng Việt (2007), Hoàng Phê (chủ biên), Trung tâm Từ điển học, thì “cầu khiến” được hiểu là: yêu cầu làm hay không làm việc gì. [61, tr.165].

- Tác giả J. R. Searle cho rằng, hành động điều khiển (cầu khiến) “là những cố gắng của Sp1 sao cho Sp2 thực hiện một việc gì đó. Nó có thể là những cố gắng ở mức thấp ví như khi ta gợi ý ai đó làm việc gì, nhưng có khi là những cố gắng ở mức độ cao (cương quyết) như khi ta tỏ rõ là nhất thiết ai đó phải làm một việc cụ thể nào đấy”. (J.R. Searle, [dẫn theo 57, tr.12]).

- Theo PGS.TS Đào Thanh Lan, hành động cầu khiến được hiểu là “cầu khiến người nghe thực hiện hành động mình nêu ra hoặc cầu khiến người nghe cho phép mình thực hiện hành động”. [43, tr.38].

Tác giả Đào Thanh Lan còn giải thích thêm: “Hành động cầu khiến là khái niệm tổng quát bao gồm hành động ngôn trung có ý nghĩa “cầu” (cầu, nhờ, mời, xin...) và các hành động ngôn trung có ý nghĩa “khiến” (yêu cầu, ra lệnh, cấm, cho phép...)”. [43, tr.40].

Cầukhiến có đích ngôn trung giống nhau, đều là yêu cầu người nghe thực hiện

hành động mà người nói mong muốn. Sự khác nhau ở chúng chỉ là mức độ của hiệu lực ngôn trung: hành động cầu kêu gọi thiện chí, sự tự nguyện hành động của người nghe nên lực ngôn trung thấp hơn hành động khiến (áp đặt cho người nghe, cưỡng ép người nghe phải hành động). So sánh hành động cầu và hành động khiến trong ví dụ (21) dưới đây để hiểu thêm về hai tiểu loại của hành động cầu khiến mà tác giả Đào Thanh Lan đã phân tích.

Ví dụ 21:

- Em nhờ chị mua cho mớ rau. (Hành động cầu). (a)

- Tôi yêu cầu anh xuất trình giấy tờ xe. (Hành động khiến). (b)

Phát ngôn (a) có hiệu lực ngôn trung thấp hơn hiệu lực ngôn trung trong phát ngôn (b).

- Trong cuốn Các hành động cầu khiến tiếng Việt (2016), Nxb ĐHQG HN, tuy không nêu định nghĩa trực tiếp hành động cầu khiến là gì nhưng tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngân đã đứng từ góc nhìn của ngữ dụng học để đưa ra một cách hiểu về cầu

khiếnhành động cầu khiến như sau:

“Cầu khiến (directives) được dùng để gọi tên một nhóm hành động ngôn từ (HĐNT) mang bản chất tương tác rõ rệt giữa chủ thể giao tiếp: người nói (Sp1) dùng lời để thể hiện mong muốn người nghe (Sp2) thực hiện / không thực hiện hành động nào đó trong tương lai”. [57, tr.11].

Hành động cầu khiến mà tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngân quan niệm rộng hơn tác giả Đào Thanh Lan. Hành động cầu khiến theo Nguyễn Thị Thanh Ngân bao gồm cả hành động hỏi, tuy tác giả có cho hành động hỏi là hành động cầu khiến đặc biệt, đứng ở vùng biên của hành động cầu khiến (xét từ phương diện tình thái).

Những cách hiểu về hành động cầu khiến vừa dẫn tuy có phần khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm: người nói (Sp1) bằng lời của mình yêu cầu người nghe (Sp2) thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. Hành động mà Sp2 thực hiện ở đây có thể là hành động bằng lời (như Sp1 hỏi, Sp2 trả lời) và cũng có thể là hành động vật lý (như Sp1 yêu cầu Sp2 đóng cửa chẳng hạn).

1.2.1.2. Quan điểm của luận văn về hành động cầu khiến

Tiếp thu quan điểm của Đào Thanh Lan và Nguyễn Thị Thanh Ngân, chúng tôi tạm đưa ra một cách hiểu về hành động cầu khiến (xin nhắc lại, chúng tôi gọi là hành động điều khiển) như sau:

Hành động cầu khiến là một trong những hành động ngôn từ được người nói thực

hiện để yêu cầu, đề nghị... người nghe (Sp2) hành động theo chủ ý của mình (Sp1) hoặc

yêu cầu, đề nghị... người nghe cho phép mình (Sp1) làm một việc gì đó trong tương lai.

Ví dụ 22:- Tôi yêu cầu anh từ mai phải mặc đồng phục khi đến cơ quan! (a) - Em xin cô cho em nghỉ học 3 ngày! (b)

Phát ngôn (22a) là hành động cầu khiến của Sp1 yêu cầu Sp2 hành động theo ý muốn của Sp1 (từ mai Sp2 phải mặc đồng phục khi đến cơ quan). Phát ngôn (22b) là hành động cầu khiến của Sp1 đối với Sp2, nhưng hành động của Sp2 không phải là hành động vật lí mà là hành động cho phép Sp1 thực hiện hành động trong tương lai: cho phép Sp1 nghỉ học 3 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hành động ngôn ngữ thuộc lớp điều khiển của nhân vật nông dân trong một số tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1930 1945​ (Trang 33 - 35)