0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Tỉ lệ% tính theosố tư liệu thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÌM HIỂU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ THUỘC LỚP ĐIỀU KHIỂN CỦA NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI GIAI ĐOẠN 1930 1945​ (Trang 66 -67 )

Kiểu HĐĐK Số lượng và tỉ lệ % Tắt đèn Bước đường cùng Tác phẩm của Nam Cao

Tổng kết

Số lượng 71 83 36 190

Tỉ lệ % 4,40 5,16 2,24 11,80

c) Hành động điều khiển có cấu tạo hình thức là hai thành tố

Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, kiểu hành động ở lời lớp điều khiển được cấu tạo bởi hai thành tố có số lượng khá lớn: có 710 trường hợp, chiếm xấp xỉ 44,09% (710/1610).

Tất cả các hành động ở lời thuộc nhóm hành động điều khiển có cấu tạo hai thành tố trong các tác phẩm đã chọn làm ngữ liệu thống kê đều là những hành động ở lời khuyết Sp1 và ĐTNVCK.

Mô hình cấu trúc khái quát của kiểu hành động cầu khiến này là:Sp2+NDCK Xin nói thêm, trong thực tế, hành động điều khiển chỉ có cấu tạo hai thành tố có thể khuyết Sp2 và NDCK, kiểu như (thấy đứa con đang chuẩn bị leo cây, bà mẹ liền nói): “Mẹ cấm!”. (Phát ngôn đầy đủ phải là, ví dụ: “Mẹ cấm con không được trèo cây!”. Nhưng nhờ ngữ cảnh nhất định, người mẹ có thể lược bớt tối giản hành động

cấm như vừa dẫn.

Dưới đây là một số ví dụ về kiểu hành động điều khiển được cấu tạo bởi hai thành tố mà chúng tôi đã thống kê:

Ví dụ 25: a. Một lát sau, bác Tân giục:

- Thế ta đi chứ? [80, tr. 102]

b. Cái Tý lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần: - Hãy còn nóng lắm đấy nhé. Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. [81, tr.85]. c. Bà lão lại khuyên chị Dậu:

- Bác gái cũng phải ăn đi, để lấy sữa cho cháu nó bú. (...). Nếu không đủ thì con

hay sài. [81, tr.168].

Bộ phận in nghiêng trong các ví dụ vừa dẫn đều là những hành động ở lời thuộc nhóm hành động điều khiển được cấu tạo bởi hai thành tố: Sp2 và NDCK.

Thành tố Sp2 trong ví dụ 25a là ta, gồm nhân vật bác Tân và vợ chồng Pha. Sp2 trong ví dụ 25b là nhân vật Em, tức nhân vật thằng Dần và trong ví dụ 25c là nhân vật

bác gái, tức chị Dậu.

Thành tố nội dung cầu khiến trong ví dụ 25a là “đi (trả nợ nghị Lại)”, trong ví dụ 25b là “đừng mó tay vào...” và trong ví dụ 25c là “cũng phải ăn...”.

Dưới đây là bảng tổng kết về các hành động ở lời thuộc nhóm hành động điều khiển có cấu tạo hai thành tố (bảng 2.6).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÌM HIỂU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ THUỘC LỚP ĐIỀU KHIỂN CỦA NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI GIAI ĐOẠN 1930 1945​ (Trang 66 -67 )

×