Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp của Công ty Bảo Minh Thái Nguyên, Tổng Tổng Công ty Cổ Phần Bảo Minh và Bộ Tài chính.
2.2.2. Thu thập số liệu
Số liệu đã công bố sử dụng trong Luận văn được thu thập từ:
- Báo cáo tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh, Công ty Bảo Minh Thái Nguyên và đã được kiểm toán công bố qua các năm 2013 - 2016
- Bản tin Bảo hiểm qua các năm 2013 - 2016.
- Các Website: Bảo Minh, Hiệp hội Bảo hiểm, Bộ Tài chính, Tạp chí Bảo hiểm, Wikipedia...
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3.1. Phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác
nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo nghiệp vụ bảo hiểm,... Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản trị rủi ro của Công ty Bảo Minh Thái Nguyên.
2.2.3.2. Bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu, dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong Luận văn này, các phương pháp phân
tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, chuyên khảo...
2.2.3.3.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về rủi ro bảo hiểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm theo thời gian bao gồm:
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: i yi y1 ; i 2, 3,... Trong đó: yi - mức độ tuyệt đối ở thời gian i
y1 - mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)
Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.
Công thức tính: 1 ; 2,3,.. i i i y t i n y
Trong đó: yi - mức độ tuyệt đối ở thời gian i
yi-1 - mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó
+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti)
Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.
Công thức tính: 1 ; 2,3,.. i i y T i n y
Trong đó: yi - mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 - mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
+ Tốc độ phát triển bình quân (t)
Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.
Công thức tính: 2. . ...3 4 n n t t t t t hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y
Trong đó: t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn - là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n. yn - là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n
y1 - mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu - Tốc độ tăng (hoặc giảm)
+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.
Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)
hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)
+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)
Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.
Hoặc: at % 100(nếu t tính bằng %)
2.2.3.3.2. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản trị rủi ro của Bảo Minh Thái Nguyên qua thời gian, so sánh với các đơn vị bảo hiểm khác.
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tượng tương tự.