5. Bố cục của luận văn
2.3.1. Chỉ tiêu trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ đầy đủ của việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo các phương pháp đã được Bộ tài chính chấp thuận nhằm đáp ứng trách nhiệm bảo hiểm đã cam kết với khách hàng. Trong đó việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm dự phòng phí, dự phòng bồi thường, dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.
Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá độ an toàn hoạt động của doanh nghiệp, bởi một doanh nghiệp nếu chỉ tiêu trích lập dự phòng nghiệp vụ không đạt thì sẽ không đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
x =
Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm
2.3.2. Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường
Tỷ lệ bồi thường =
Tổng chi bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại
Dựa trên doanh thu phí bảo hiểm thuần của doanh nghiệp và các chi phí hoạt động kinh doanh cũng như chi bồi thường mà đánh giá được mức độ lãi lỗ của doanh nghiệp bảo hiểm.
Đây là một chỉ tiêu đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm. Nếu tỷ lệ chi trả bồi thường của từng nghiệp vụ lớn hơn 100% thì nghiệp vụ đó trong năm hoạt động không hiệu quả và doanh nghiệp bị lỗ tại nghiệp vụ đó.
2.3.3. Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần
x =
Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm nay - DT phí bảo hiểm thuần năm trước
Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm trước
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về phí bảo hiểm giữ lại, cho biết sự tăng trưởng của doanh nghiệp qua từng năm. Qua chỉ tiêu sẽ cho doanh nghiệp biết được tốc độ tăng trưởng sau một năm, cùng với chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường doanh nghiệp sẽ biết rõ hơn trong một năm qua, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả không và lợi nhuận giữ lại được là nhiều hay ít.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO MINH THÁI NGUYÊN
3.1. Giới thiệu chung về Bảo Minh Thái Nguyên
3.1.1. Sơ lược về Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
Năm 1994, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ tài chính,Bảo Minh được tách ra hoạt động từ một chi nhánh lớn nhất của Bảo Việt tại Hồ Chí Minh, sự kiện đó đánh dấu việc chấm dứt cơ chế độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm, khởi đầu quá trình thành lập thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Từ một doanh nghiệp với số vốn ban đầu là 40 tỷ đồng, 84 cán bộ công nhân viên và doanh thu khiêm tốn là 158 tỷ đồng, Bảo Minh đã đi lên từng bước vững chắc với phạm vi hoạt động phát triển không ngừng.
Năm 2004, Bảo Minh lại một lần nữa vinh dự được Bộ tài chính chọn làm đơn vị bảo hiểm đầu tiên thực hiện cổ phần hóa, khi cổ phần hóa, vốn của Bảo Minh là 100 tỷ, doanh số gần 1.100 tỷ.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, hiện tại Bảo Minh đang là công ty bảo hiểm phi nhân thọ đứng số 3 trên thị trường Việt Nam, với mạng lưới phủ khắp cả nước với hệ thống 59 công ty thành viên, 550 phòng giao dịch, 1800 cán bộ, hơn 4000 đại lý và doanh thu đạt hơn 3.000 tỷ.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bảo Minh Thái Nguyên
Tên đầy đủ: Công ty Bảo Minh Thái Nguyên. Tên giao dịch: Bảo Minh Thái Nguyên.
Ngày thành lập: 28/02/2002.
Trụ sở: 125B Cách Mạng Tháng 8, P. Trưng Vương, TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Các ngành nghề kinh doanh chính:
Bảo hiểm con người, tài sản, thiệt hại, vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không, thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, trách nhiệm chung, xe cơ giới và bảo hiểm cháy.
- Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ trên. - Hoạt động đầu tư vốn (Theo luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000).
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Bảo Minh Thái Nguyên
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Bảo Minh Thái Nguyên
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Minh Thái Nguyên
Vai trò và chức năng các bộ phận trong công ty:
Giám đốc:
Là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
Phó Giám đốc:
Chịu trách nhiệm và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, có chức năng chỉ đạo các phòng thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.
Phòng kinh doanh:
Chức năng nhiệm vụ chung
- Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, giải đáp thông tin, giải thích các thuật ngữ trong hợp đồng bảo hiểm, trả lời những câu hỏi về quyền lợi bảo hiểm và cập nhật các thay đổi theo yêu cầu của khách hàng…
GIÁM ĐỐC
Phòng nghiệp vụ 1
Phó Giám Đốc
Phòng Hành chính - kế toán
Phòng nghiệp vụ 2
Phòng kinh doanh Phòng bồi thường
- Thẩm định các hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhằm đánh giá mức độ và loại rủi ro cần bảo hiểm, xác định mức phí bảo hiểm phù hợp để bảo vệ khách hàng trước những thiệt hại tài chính có thể phát sinh từ các rủi ro đó.
- Lưu giữ hồ sơ, thực hiện các giao dịch, cung cấp hợp đồng và thông tin cho khách hàng, chi trả các quyền lợi của hợp đồng và phục vụ khách hàng.
- Đánh giá, thẩm tra, giải quyết các yêu cầu, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, xác minh hiệu lực bảo hiểm, tính toán đúng số tiền bồi thường, xác nhận đối tượng hưởng tiền bảo hiểm và hướng dẫn thanh toán.
Phòng hành chính - kế toán:
Thực hiện, hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và dài han của chi nhánh. Lên kế hoạch tuyển dụng và sắp xếp bổ sung nhân sự cho công ty.
Xây dựng kế hoạch thu, chi và phân bổ dự toán thu, chi quỹ , Tổ chức cấp kinh phí chi trả cho đối tượng, Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị và các nguồn kinh phí khác, Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và quyết toán, Thực hiện chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán theo chế độ kế toán quy định.
Phòng Bồi thường
Có nhiệm vụ giải quyết các công việc liên quan đến giám định, bồi thường, giải quyết khiếu nại cho khách hàng trong công tác bồi thường.
Lưu giữ hồ sơ khách hàng khoa học và chi tiết thuận tiện cho việc kiểm tra, thanh tra chéo giữa nội bộ.
Hỗ trợ các phòng kinh doanh trong việc đánh giá, giám định rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm.
3.1.3.2. Cơ cấu nhân sự của chi nhánh
Số lượng nhân sự của công ty hiện tại là 43 người Với loại hình kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn một tỉnh như Thái Nguyên thì số lượng này là hợp lý. Cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ nhưng hiệu quả đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công cho Công ty bảo hiểm Bảo Minh Thái Nguyên.
Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự theo giới tính
Cơ cấu lao động theo giới tính Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Nam 24 55.8 24 58.5 Nữ 19 44.2 17 41.5 Tổng 43 100 41 100 Nguồn: Phòng HC - KT
Nhìn chung lao động trong công ty có sự hài hòa giữa nam và nữ với tỷ lệ xấp xỉ nhau. Đây là tỷ lệ mà ít công ty bảo hiểm có được. Sự thay đổi lao động qua 2 năm không có đáng kể chứng tỏ ở thời điểm hiện tại, số lượng và cơ cấu công ty ổn định và phù hợp.
Bảng 3.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Cơ cấu lao động theo độ tuổi Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Dưới 25 tuổi 2 4,65 2 4,88 Từ 25 đến dưới 35 tuổi 25 58,14 24 58,54 Từ 35 đến dưới 45 tuổi 12 27,91 11 26,83
Từ 45 tuổi trở lên 4 9,30 4 9,76
Tổng 43 100 41 100
Nguồn: Phòng HC - KT
Chủ yếu lao động trong công ty nằm ở độ tuổi 25 đến dưới 35 tuổi (chiếm khoảng 60%), gần 30% lao động ở độ tuổi 35 đến dưới 45 tuổi, còn lại là các độ tuổi khác. Cơ cấu lao động theo độ tuổi phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. Đội ngũ nhân viên trẻ năng động, sáng tạo là thế mạnh và là nền tảng cho sự phát triển của công ty.
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Đại học 33 77 32 78 Cao đẳng 9 21 8 20 Trung cấp 1 2 1 2 Tổng 43 100 41 100
Có gần 80% lao động ở công ty có trình độ đại học, gần 20% lao động còn lại có trình độ cao đẳng, chỉ có một nhân viên duy nhất có trình độ trung cấp. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn phù hợp bởi ngành nghề kinh doanh đòi hỏi sự phân tích, lập luận bằng kiến thức sắc bén để thuyết phục khách hàng. Đây là điểm mạnh của nhân viên công ty, nếu được công ty quan tâm đào tạo sẽ phát huy được hết những kiến thức đã học, mang lại thành công cho công ty.
3.1.4. Tình hình kinh doanh của Bảo Minh Thái Nguyên
3.1.4.1. Những loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại Công ty Bảo Minh Thái Nguyên
Hiện tại, Công ty Bảo Minh đang kinh doanh chủ yếu những nhóm sản phẩm sau:
a. Nhóm sản phẩm bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người - Sản phẩm chăm sóc sức khỏe toàn diện
- Sản phẩm bảo hiểm du lịch
- Sản phẩm bảo hiểm sức khỏe học sinh - giáo viên b. Nhóm sản phẩm bảo hiểm và tài sản thiệt hại - Sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật
- Sản phẩm bảo hiểm mọi rủi ro tài sản c. Sản phẩm cháy nổ bắt buộc
d. Nhóm sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm - Sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp - Sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm bên thứ ba e. Nhóm sản phẩm bảo hiểm hàng hóa
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa - Bảo hiểm hàng hóa xuất- nhập khẩu - Bảo hiểm hàng hóa hàng không
F. Nhóm sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới - Bảo hiểm xe ô tô
- Bảo hiểm xe máy
3.1.4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Bảo Minh Thái Nguyên từ 2013-2016
Doanh thu của Công ty trong những năm qua đều tăng trưởng tốt, tuy nhiên đến những năm gần đây, doanh thu của Công ty đã chững lại vì sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của Bảo Minh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2016
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016
1 Tổng doanh thu 33.909 36.859 39.918 39.915
2 Tổng chi phí 29.718 32.498 35.284 35.487
3 Lợi nhuận trước thuế 4.191 4.361 4.634 4.428 4 Lợi nhuận sau thuế 3.143 3.401 3.614 3.5424
Nguồn: Phòng HC - KT
Nhìn vào bảng ta thấy được doanh thu của Công ty qua các năm đều thay đổi theo chiều hướng phát triển, tuy nhiên bước sang năm 2016, doanh thu bắt đầu chững lại khi doanh thu của năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 dẫn đến tốc độ tăng trưởng bình quân của cả 3 năm giảm xuống còn 5.7%. Điều này có thể được giải thích bởi sự gia số lượng các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua.
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty Bảo Minh Thái Nguyên Thái Nguyên
Hoạt động quản trị rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Bảo Minh Thái Nguyên được thực hiện theo các bước của quy trình quản trị rủi ro, bao gồm: Thiết lập bối cảnh, nhận diện rủi ro, phân tích, đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro.
3.2.1. Thiết lập bối cảnh tại Bảo Minh Thái Nguyên
3.2.1.1. Bối cảnh bên ngoài doanh nghiệp
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tiềm năng để phát triển lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ nói chung và phi nhân thọ nói riêng, tuy nhiên quy mô của thị trường vẫn còn khá nhỏ, cơ chế chính sách của ngành vẫn chưa được hoàn thiện, bên cạnh đó là các công ty bảo hiểm được thành lập mới ngày càng nhiều với đủ mọi thành phần vốn chủ sở hữu. Tại Thái Nguyên, tính đến năm 2017 hiện có 7 công ty Bảo hiểm phi nhân thọ cùng hoạt động kinh doanh, do dung lượng thị trường còn nhỏ nên việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt.
Bảo hiểm không còn là một từ còn xa lạ với người dân và sau những rủi ro, tổn thất mà khách hàng được đền bù thì việc tham gia bảo hiểm đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên, bên cạnh những khách hàng luôn tuân thủ điều khoản quy tắc hợp đồng thì cũng có những khách hàng chuyên tìm cách lách luật nhằm trục lợi bảo hiểm. Họ có thể sẵn sàng hy sinh cả cơ thể, sức khỏe của mình nhằm đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm.
Bên cạnh đó, sự đa dạng phong phú của các loại sản phẩm đến từ các hãng bảo hiểm khác nhau khiến cho tình hình cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt hơn bao giờ hết.Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn và họ đòi hỏi cũng khắt khe hơn đối với các công ty bảo hiểm, ngoài các dịch vụ chăm sóc khách hàng thì yếu tố phí bảo hiểm là vấn đề nhạy cảm và là một trong những nhân tố chính quyết định sự hợp tác của khách hàng đối với hãng bảo hiểm.
3.2.1.2. Bối cảnh bên trong doanh nghiệp
Hoạt động quản trị rủi ro tại Bảo Minh Thái Nguyên vẫn còn rời rạc, chưa hình thành một hệ thống hoàn chỉnh mà chỉ là những hoạt động đơn lẻ, thiếu tính liên kết và tình trạng này cũng đang xảy ra ở hầu hết các Công ty bảo hiểm khác.
Về nhân sự: Cán bộ, công nhân viên của công ty đều là những người có trình độ tốt, tuy nhiên số lượng còn mỏng đặc biệt là phòng bồi thường khi số lượng phụ trách chỉ là 2 chuyên viên nên hay gặp phải tình trạng quá tải trong công tác thẩm định và đánh giá bồi thường. Các đại lý của Bảo Minh nhiều về số lượng nhưng chất lượng thì còn phải đánh giá lại khi việc cấp thẻ đại lý và làm đại lý của công ty vẫn còn dễ và chỉ cần đạt chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu.
Về tổ chức: Hoạt động quản trị rủi ro của công ty vẫn chưa được thực hiện theo một hệ thống hoàn chỉnh hay theo một chu trình liên tục. Hiện tại, công ty đang thực hiện theo những quy tắc, văn bản của Tổng công ty nhưng nó mới chỉ là những điều khoản, quy tắc bảo hiểm, văn bản hướng dẫn các nghiệp vụ bảo hiểm khi phát sinh.
Trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày, Bảo Minh Thái Nguyên đang thực hiện theo một quy trình nghiệp vụ chi tiết theo đặc điểm của từng loại bảo hiểm, hướng dẫn trình tự các bước thực hiện đối với hoạt động khai thác cấp đơn, giám định bồi thường khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm, thời gian để giải quyết bồi thường, khiếu nại của khách hàng, luân chuyển chứng từ và bồi thường thanh toán cho khách hàng. Tùy từng sản phẩm bảo hiểm mà Tổng công ty Bảo Minh đều có quy tắc bảo hiểm riêng cho từng loại và các chi nhánh tại các tỉnh đều thực hiện theo các biểu mẫu chung của Công ty vì vậy, về cơ bản, các văn bản, biểu mẫu hợp đồng... đều theo một mẫu duy nhất và dễ nhận thấy để phân biệt giữa các sản phẩm và các hãng bảo hiểm,