5. Bố cục của luận văn
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện côngtác quản trị rủi ro bảo hiểm ph
Từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Bảo Minh trong những năm vừa qua cho thấy, ngoài các yếu tố khách quan đến từ môi trường kinh doanh thì một trong những yếu tố khiến cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Bảo Minh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn là do chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro. Với thực trạng và những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ của Bảo Minh Thái Nguyên. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ trong thời gian vừa qua.
4.2.1. Tăng cường hoạt động thiết lập bối cảnh và nhận diện rủi ro
Hoạt động thiết lập bối cảnh và nhận diện rủi ro chỉ hoạt động hiệu quả khi công ty đã ban hành các quy tắc, chuẩn mực dưới dạng văn bản là khung quản trị rủi ro để nhận diện. Khung quản trị rủi ro phải được phổ biến rộng rãi và mọi nhân viên phải cam kết tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực được thiết lập
Tuy nhiên, từ thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Bảo Minh Thái Nguyên cho thấy, hoạt động thiết lập bối cảnh và nhận diện rủi ro mới chỉ ở dạng các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ khai thác và trong đó chỉ có một phần nhỏ nói về việc thiết lập bối cảnh của rủi ro, hoạt động nhận diện rủi ro gần như là chưa có một văn bản nào của Tổng công ty quy định và hướng dẫn thực hiện, việc nhận dạng rủi ro chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ chuyên viên thuộc phòng bồi thường mà thôi.
Nhận diện rủi ro là khâu quan trọng nhất trong việc đánh giá tổn thất sau khi duyệt và cấp đơn, đặc biệt là nghiệp vụ xe cơ giới. Nhận diện rủi ro tốt sẽ hạn chế đến 80% việc trục lợi bảo hiểm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên, do vẫn còn chạy đua theo doanh thu nên một số cán bộ kinh doanh dù biết đơn bảo hiểm đó có khả năng cao có rủi ro nhưng vẫn cấp và duyệt đơn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác nhận diện rủi ro thì Công ty nên có chế độ quy trách nhiệm cho từng cán bộ kinh doanh nếu phát hiện trường hợp có tổn thất mà vẫn cấp đơn.
4.2.2. Hoàn thiện hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ nhân thọ
Trong các khâu của nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty Bảo Minh Thái Nguyên thì khâu giám định bồi thường là khâu được quan tâm nhiều nhất và có văn bản hướng dẫn chi tiết cho từng nghiệp vụ riêng. Hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro có vai trò quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp nhưng lại chưa được chi nhánh quan tấm đúng mức.
Công ty Bảo Minh Thái Nguyên cần phải hoàn thiện hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ trong hoạt động kinh doanh của mình đảm bảo tất cả các hoạt động tác nghiệp đều được phân tích và đánh giá rủi ro để từ đó Bảo Minh Thái Nguyên mới có thể lựa chọn được phương pháp xử lý rủi ro phù hợp. Trên thực tế các hoạt động từ khâu cấp đơn bảo hiểm, ký hợp đồng bảo hiểm hiện nay đã được Bảo Minh Thái Nguyên quan tâm tới việc đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm. Còn khâu giám định và bồi thường, hoạt động tái bảo hiểm thì Bảo Minh Thái Nguyên chưa có bộ phận để đánh giá và phân tích rủi ro. Công ty Bảo Minh Thái Nguyên cần phải xây dựng được phương pháp cụ thể và thiết lập một bộ phận độc lập để thực hiện công tác phân tích và đánh giá rủi ro ở các khâu giám định bồi thường và hoạt động tái bảo hiểm để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro bảo
hiểm phi nhân thọ cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của Công ty Bảo Minh Thái Nguyên.
Do vậy ban lãnh đạo Công ty Bảo Minh Thái Nguyên cần quan tâm và khuyến khích nhân viên quan tâm, phát hiện, đánh giá và phân tích định lượng tác hại hoặc lợi ích của các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn từ khâu cấp đơn bảo hiểm, hoạt động tái bảo hiểm cũng như khâu giám định bồi thường. Đề ra biện pháp, kế hoạch và quy trình hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tác hại của rủi ro đến giới hạn chấp nhận mà công ty đã xác lập. Đặc biệt công ty cần phải có giải pháp để thực hiện phân tích và đánh giá rủi ro ở khâu giám định bồi thường, hoạt động tái bảo hiểm.
4.2.3. Hoàn thiện các hoạt động tài trợ rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ
Tăng cường hoàn thiện các hoạt động liên quan tới tài trợ rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ giúp Công ty Bảo Minh Thái Nguyên có thể nâng cao được hiệu quả trong hoạt động kinh bảo hiểm phi nhân thọ, đảm bảo khả năng chi trả bồi thường cho khách hàng cũng như tăng cường khả năng nhận và nhượng tái bảo hiểm cho các đơn vị rủi ro có giới hạn trách nhiệm cao. Theo đó Công ty Bảo Minh Thái Nguyên cần quan tâm hoàn thiện các hoạt động sau:
Đối với các hoạt động liên quan tới đề phòng hạn chế tổn thất cho khách hàng: Công ty Bảo Minh Thái Nguyên cần có biện pháp khuyến cáo, yêu cầu khách hàng làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất của chính họ trước khi chấp nhận bảo hiểm, thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức của khách hàng trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho tài sản của khách hàng được bảo hiểm. Đồng thời quan tâm thực hiện đầy đủ công tác trang bị thiết bị, dụng cụ đề phòng hạn chế tổn đối với tất cả các khách hàng nằm trong nhóm sản phẩm bảo hiểm có nguy rủi ro cao như bảo hiểm cháy nổ cho ngành gỗ, dệt may, hóa chất, xăng dầu...
Hoàn thiện công tác trích lập dự phòng các quĩ theo đúng qui định của Nhà nước, đặc biệt là dự phòng bồi thường khiếu nại chưa giải quyết. Công ty
cần phải xây dựng được chương trình quản trị nghiệp vụ đảm bảo thống kê được đầy đủ tất cả các tổn thất phát sinh trong năm chưa được giải quyết để có cơ sở số liệu trích lập dự phòng bồi thường đầy đủ theo qui định của Nhà nước. Từ đó đảm bảo khả năng thanh toán bồi thường cho khách hàng, giúp Bảo Minh Thái Nguyên kiểm soát được các rủi ro có thể phát sinh từ việc trích lập dự phòng bồi thường không đầy đủ.
Tiếp tục hoàn thiện các hoạt động liên quan tới tái bảo hiểm đảm bảo tất cả các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm có nguy cơ tổn thất cao như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm trách nhiệm cao đều được tái bảo hiểm toàn bộ. Bên cạnh đó Công ty Bảo Minh Thái Nguyên cần phải xây dựng được khung giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động tái bảo hiểm.
4.2.4. Xây dựng bộ phận quản trị rủi ro
Để đảm bảo an toàn lâu dài cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Bảo Minh Thái Nguyên cần thành lập ngày phòng quản trị rủi ro hoạt động độc lập với chức năng là quản trị rủi ro cho toàn bộ quá trình kinh doanh của chi nhánh.
Với chức năng kiểm soát rủi ro, xây dựng, triển khai và giám sát các qui trình quản trị rủi ro, phòng quản trị rủi ro sẽ hỗ trợ Giám đốc trong việc định hướng hoạt động rủi ro, hỗ trợ cán bộ chuyên viên trong việc nhận diện, đánh giá rủi ro.
Bên cạnh đó, trong các đơn tái bảo hiểm của đơn bảo hiểm kinh doanh gốc, phong quản trị rủi ro cũng sẽ có những đánh giá đúng mực cho công tác này.
4.2.5. Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Để có thể nhìn nhận và đánh giá đúng mực về vai trò của quản trị rủi ro đối với hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, ngoài những bản sắc văn hóa mà doanh nghiệp đã tồn tại và tạo dựng thì việc xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong doanh ngiệp là một điều cần thiết.
Để có thể xây dựng được môi trường văn hóa quản trị rủi ro thì ban lãnh đạo của công ty phải đi đầu, tiên phong trong việc đề cao vai trò quản trị rủi ro, thực hiện nghiêm chỉnh các qui trình bắt buộc của nghiệp vụ khai thác kinh doanh cũng như phối hợp hoạt động giữa các phòng ban của chi nhánh và hơn hết là mục tiêu hoạt động của kinh doanh là hiệu quả chứ không phải chạy theo doanh thu như trước.
Bên cạnh đó việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro. Ngoài những hoạt động học tập thì việc truyền kinh nghiệm và truyền lửa với nghề giữa các bậc tiền bối đi trước với các hậu bối đi sau sẽ là một trong những kinh nghiệm quý báy trong hoạt động kinh doanh của nhân viên.
4.3. Kiến nghị để thực hiện giải pháp
4.3.1. Kiến nghị với Bảo Minh Thái Nguyên
- Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tổng thể: Như đã đề cập ở trên, quản trị rủi ro của Bảo Minh đã được cụ thể hóa một phần trong các quy tắc, công văn hướng dẫn các nghiệp vụ tác nghiệp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của ngành kinh doanh bảo hiểm thì Bảo Minh cần phải có một chiến lược quản trị rủi ro toàn diện và mang tính dài hạn, chiến lược quản trị rủi ro cần có:
Mục tiêu của quản trị rủi ro là tạo sự an toàn và phát triển cho doanh nghiệp
Nội dung của chiến lược quản trị rủi ro là xây dựng một quy trình quản trị rủi ro trong đó gắn kết mật thiết với các kế hoạch phát triển hiện tại và tương lai của công ty để đảm bảo các kế hoạch được thực hiện một cách nhất quán.
Chiến lược quản trị rủi ro cần phải được phổ biển rộng rãi đến tất cả các nhân viên trong công ty, và đảm bảo tính hiệu lực, tính tuân thủ thông qua hình thức xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trước mắt Bảo Minh Thái Nguyên nên tập trung kiện toàn cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro, kết hợp nhuần nhuyễn với các bộ phận nghiệp vụ trong công ty để đảm bảo các hoạt động đều nằm trong phạm vi kiểm soát và rủi ro được phát hiện và ngăn chặn ngay từ điểm khởi đầu.
Xây dựng tiêu chí rủi ro, quyết định tiêu chí để đánh giá rủi ro. Tiêu chí xây dựng phải phù hợp với loại hình và mức độ rủi ro.Quy trình quản trị rủi ro phải đảm bảo khung quản trị rủi ro đặt ra sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu quản trị rủi ro. Quy trình quản trị rủi ro cần phải được chia nhỏ thành một loạt các hành động và nhiệm vụ rõ ràng.Ban hành quy trình quản trị rủi ro chính thức và đảm bảo tính hiệu lực áp dụng của quy trình đã ban hành.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong hoạt động quản trị rủi ro:
Hoạt động quản trị rủi ro liên quan tới mọi công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, nó không chỉ là việc của mỗi phòng bồi thường, phòng quản trị rủi ro hay của một cá nhân nào của công ty. Bởi chỉ cần một sơ sẩy, sai sót nhở nào trong một quá trình thực hiện công việc có thể sẽ gây ra ảnh hưởng đến hiệu quả công việc quản trị rủi ro.
Để có thể thực hiện mục tiêu kinh doanh của chi nhánh trong từng giai đoạn cụ thể, ngoài việc thiết lập một chiến lược thì việc kết hợp từng cá nhân với nhau, ngoài việc nâng cao tinh thần đoàn kết nội bộ còn giúp cho cá nhân giúp đỡ nhau trong nghiệp vụ kinh doanh, những kiến thức mà Công ty trang bị cho nhân viên từ những quy định, nguyên tắc thực hiện hay là văn bản hướng dẫn thi hành sẽ cứng nhắc và ít được mọi người nhớ đến, nhưng thông qua việc trao đổi hợp tác giữa các nhân viên trong công ty mà những kinh nghiệm mỗi cá nhân gặp phải trong quá trình tác nghiệp hàng ngày, những rủi ro vấp phải sẽ là những kinh nghiệm xương máu, là bài học dễ lan tỏa cho từng cá nhân khác trong công ty và cũng là bài học đúc rút để tránh không gặp phải lần hai cho từng người.
- Đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ: Khoa học công nghệ là chìa khóa dẫn đến thành công của các doanh nghiệp và Bảo Minh cũng không nằm ngoài xu thế đó khi nhận thức được tầm quan trọng của một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Với việc sử dụng phần mềm bảo hiểm riêng biệt cho từng nghiệp vụ, Bảo Minh đã sẵn sàng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất không chỉ trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày mà cả trong công tác giám định bồi thường, tuy nhiên, do đầu tư vẫn còn chưa thực sự đúng mức mà công tác này vẫn gặp phải những sự cố ngoài ý muốn chẳng hạn như máy tính hay bị lỗi hỏng, hệ thống mạng chưa đủ mạnh... việc này đã gây một phần cản trở cho hiệu quả kinh doanh của công ty.
4.3.2. Kiến nghị với Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
- Có chế độ, chính sách đãi ngộ đối với các chuyên viên, cán bộ làm công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là các chuyên viên giỏi,có kinh nghiệm. Nên có những buổi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động quản trị rủi ro giữa doanh nghiệp với những công ty bảo hiểm nổi tiếng trên thế giới.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về quản trị rủi ro cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cán bộ, phòng ban giữa công ty với các Ban quản lý của Tổng công ty trong việc thực hiện hoạt động quản trị rủi ro.
- Rà soát lại các qui trình, nghiệp vụ đã ban hành và sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế.
4.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước
Hiện nay hệ thống pháp luật về bảo hiểm ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, các văn bản pháp luật luôn phải sửa đổi, bổ sung, tính linh hoạt chưa cao, còn nhiều kẽ hở, chưa quản trị được hết các hoạt động của thị trường bảo
hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm ra đời từ năm 2010 đến nay đã tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó tính pháp trị của các văn bản pháp luật còn chưa cao, chưa đưa ra được những chế tài chặt chẽ, mang tính răn đe với các hành vi vi phạm, hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm. Cùng với đó là thói quen chậm tư duy, đổi mới của các doanh nghiệp bảo hiểm do được Nhà nước bảo hộ. Điều này sẽ gây tác hại rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm khi mà thị trường bảo hiểm sẽ mở cửa trong tương lai gần.
Từ thực trạng về môi trường pháp trị nêu trên thì đòi hỏi Nhà nước cần có sự thay đổi về cơ chế chính sách, thay đổi về tư duy quản trị, nhằm xây dựng một môi trường pháp trị lành mạnh, giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm có định hướng để phát triển.
Thứ nhất, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt
động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập, bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nói chung và của Bảo Minh nói riêng.
Thứ hai, trợ giúp cho hoạt động của các công ty bảo hiểm về kinh
doanh cũng như công tác đào tạo cán bộ quản trị rủi ro.