Kiến nghị để thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo minh thái nguyên (Trang 81)

5. Bố cục của luận văn

4.3. Kiến nghị để thực hiện giải pháp

4.3.1. Kiến nghị với Bảo Minh Thái Nguyên

- Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tổng thể: Như đã đề cập ở trên, quản trị rủi ro của Bảo Minh đã được cụ thể hóa một phần trong các quy tắc, công văn hướng dẫn các nghiệp vụ tác nghiệp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của ngành kinh doanh bảo hiểm thì Bảo Minh cần phải có một chiến lược quản trị rủi ro toàn diện và mang tính dài hạn, chiến lược quản trị rủi ro cần có:

Mục tiêu của quản trị rủi ro là tạo sự an toàn và phát triển cho doanh nghiệp

Nội dung của chiến lược quản trị rủi ro là xây dựng một quy trình quản trị rủi ro trong đó gắn kết mật thiết với các kế hoạch phát triển hiện tại và tương lai của công ty để đảm bảo các kế hoạch được thực hiện một cách nhất quán.

Chiến lược quản trị rủi ro cần phải được phổ biển rộng rãi đến tất cả các nhân viên trong công ty, và đảm bảo tính hiệu lực, tính tuân thủ thông qua hình thức xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trước mắt Bảo Minh Thái Nguyên nên tập trung kiện toàn cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro, kết hợp nhuần nhuyễn với các bộ phận nghiệp vụ trong công ty để đảm bảo các hoạt động đều nằm trong phạm vi kiểm soát và rủi ro được phát hiện và ngăn chặn ngay từ điểm khởi đầu.

Xây dựng tiêu chí rủi ro, quyết định tiêu chí để đánh giá rủi ro. Tiêu chí xây dựng phải phù hợp với loại hình và mức độ rủi ro.Quy trình quản trị rủi ro phải đảm bảo khung quản trị rủi ro đặt ra sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu quản trị rủi ro. Quy trình quản trị rủi ro cần phải được chia nhỏ thành một loạt các hành động và nhiệm vụ rõ ràng.Ban hành quy trình quản trị rủi ro chính thức và đảm bảo tính hiệu lực áp dụng của quy trình đã ban hành.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong hoạt động quản trị rủi ro:

Hoạt động quản trị rủi ro liên quan tới mọi công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, nó không chỉ là việc của mỗi phòng bồi thường, phòng quản trị rủi ro hay của một cá nhân nào của công ty. Bởi chỉ cần một sơ sẩy, sai sót nhở nào trong một quá trình thực hiện công việc có thể sẽ gây ra ảnh hưởng đến hiệu quả công việc quản trị rủi ro.

Để có thể thực hiện mục tiêu kinh doanh của chi nhánh trong từng giai đoạn cụ thể, ngoài việc thiết lập một chiến lược thì việc kết hợp từng cá nhân với nhau, ngoài việc nâng cao tinh thần đoàn kết nội bộ còn giúp cho cá nhân giúp đỡ nhau trong nghiệp vụ kinh doanh, những kiến thức mà Công ty trang bị cho nhân viên từ những quy định, nguyên tắc thực hiện hay là văn bản hướng dẫn thi hành sẽ cứng nhắc và ít được mọi người nhớ đến, nhưng thông qua việc trao đổi hợp tác giữa các nhân viên trong công ty mà những kinh nghiệm mỗi cá nhân gặp phải trong quá trình tác nghiệp hàng ngày, những rủi ro vấp phải sẽ là những kinh nghiệm xương máu, là bài học dễ lan tỏa cho từng cá nhân khác trong công ty và cũng là bài học đúc rút để tránh không gặp phải lần hai cho từng người.

- Đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ: Khoa học công nghệ là chìa khóa dẫn đến thành công của các doanh nghiệp và Bảo Minh cũng không nằm ngoài xu thế đó khi nhận thức được tầm quan trọng của một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Với việc sử dụng phần mềm bảo hiểm riêng biệt cho từng nghiệp vụ, Bảo Minh đã sẵn sàng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất không chỉ trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày mà cả trong công tác giám định bồi thường, tuy nhiên, do đầu tư vẫn còn chưa thực sự đúng mức mà công tác này vẫn gặp phải những sự cố ngoài ý muốn chẳng hạn như máy tính hay bị lỗi hỏng, hệ thống mạng chưa đủ mạnh... việc này đã gây một phần cản trở cho hiệu quả kinh doanh của công ty.

4.3.2. Kiến nghị với Tổng công ty cổ phần Bảo Minh

- Có chế độ, chính sách đãi ngộ đối với các chuyên viên, cán bộ làm công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là các chuyên viên giỏi,có kinh nghiệm. Nên có những buổi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động quản trị rủi ro giữa doanh nghiệp với những công ty bảo hiểm nổi tiếng trên thế giới.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về quản trị rủi ro cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cán bộ, phòng ban giữa công ty với các Ban quản lý của Tổng công ty trong việc thực hiện hoạt động quản trị rủi ro.

- Rà soát lại các qui trình, nghiệp vụ đã ban hành và sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế.

4.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay hệ thống pháp luật về bảo hiểm ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, các văn bản pháp luật luôn phải sửa đổi, bổ sung, tính linh hoạt chưa cao, còn nhiều kẽ hở, chưa quản trị được hết các hoạt động của thị trường bảo

hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm ra đời từ năm 2010 đến nay đã tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó tính pháp trị của các văn bản pháp luật còn chưa cao, chưa đưa ra được những chế tài chặt chẽ, mang tính răn đe với các hành vi vi phạm, hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm. Cùng với đó là thói quen chậm tư duy, đổi mới của các doanh nghiệp bảo hiểm do được Nhà nước bảo hộ. Điều này sẽ gây tác hại rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm khi mà thị trường bảo hiểm sẽ mở cửa trong tương lai gần.

Từ thực trạng về môi trường pháp trị nêu trên thì đòi hỏi Nhà nước cần có sự thay đổi về cơ chế chính sách, thay đổi về tư duy quản trị, nhằm xây dựng một môi trường pháp trị lành mạnh, giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm có định hướng để phát triển.

Thứ nhất, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt

động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập, bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nói chung và của Bảo Minh nói riêng.

Thứ hai, trợ giúp cho hoạt động của các công ty bảo hiểm về kinh

doanh cũng như công tác đào tạo cán bộ quản trị rủi ro.

Thứ ba, Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân tham gia

bảo hiểm nhân thọ, ưu tiên phát triển các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có tính chất đầu tư dài hạn, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu triển khai các sản phẩm bảo hiểm nông, lâm, ngư nghiệp, chú trọng mở rộng phạm vi hoạt động đến các vùng sâu, vùng xa, qua đó tăng doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm và góp phần giảm bớt gánh nặng rủi ro cho các đồng bào dân tộc miền núi khỏi thiên tai, lũ lụt.

Thứ tư, Nhà nước mà trực tiếp là Cục Giám sát bảo hiểm trực thuộc Bộ

Tài chính cần xây dựng hệ thống thông tin chung của ngành về các thông tin cảnh báo rủi ro. Hiện tại các doanh nghiệp bảo hiểm đang rất cần thông tin về

lịch sử tổn thất, trục lợi bảo hiểm và nợ đọng phí bảo hiểm để đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm.

Thứ năm, Nhà nước có cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp bảo

hiểm tự bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tính chất hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp bảo hiểm chủ động hơn trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng thanh toán trong trường hợp tổn thất lớn liên tiếp xẩy ra. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa như hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt đến từ các công ty bảo hiểm có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thế giới, do đó ngay từ lúc này các doanh nghiệp cần phải đầu tư mạnh hơn nữa vào việc xây dựng thương hiệu, thiết lập được thị phần vững chắc.

Thứ sáu, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công

nghệ quản trị kinh doanh, từ đó nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động và kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh, giảm thiểu tình trạng trục lợi bảo hiểm, tham nhũng. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để quản trị một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Cần có luật về chống cạnh tranh không lành mạnh, có các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo hành lang pháp trị thuận lợi cho các công ty thực hiện hoạt động kinh doanh nghiêm túc.

KẾT LUẬN

Trong xu hướng cạnh tranh kinh doanh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro khác nhau. Quản trị rủi ro là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp bảo hiểm và một doanh nghiệp bảo hiểm muốn vững mạnh và hoạt động hiệu quả thì việc làm tiên quyết là quản trị rủi ro hiệu quả.

Trong thời gian qua, Bảo Minh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình, công ty đã cố gắng tương cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát nội bộ, hoàn thiện thêm các quy chế, quy trình nghiệp vụ hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro. Tuy nhiên, có thể khó khăn xuất phát chủ quan từ phía Công ty, từ Công ty mẹ, từ môi trường, đối tác... mà những vấn đề trong công tác quản trị rủi ro vẫn còn hạn chế và tồn tại nên hệ thống quản trị rủi ro vẫn chưa hiệu quả như mong muốn

Để xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoàn thiện và thực sự phát huy hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ giữa doanh nghiệp, các cơ quan quản trị nhà nước có thẩm quyền... Tác giả mong rằng một vài giải pháp và kiến nghị được nghiên cứu và trình bày ở trên có thể góp phần hoàn thiện quản trị rủi ro tại Bảo Minh Thái Nguyên, vì sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm trong các hoạt động tài chính trong nước và quốc tế.

Trong phạm vi của một Luận văn thạc sỹ, người viết mong muốn những đánh giá, những đề xuất trong Luận văn có giá trị áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro của Bảo Minh Thái Nguyên và có thể tham khảo áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có điều kiện hoạt động, quy mô và định hướng phát triển tương tự Bảo Minh Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản tin Bảo hiểm trong các năm 2009 - 2013.

2. Bảo Minh, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm từ 2011 - 2016

3. Bộ Tài chính, Thông tư 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007. 4. Bộ Tài chính, Thông tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007. 5. Bộ Tài chính, Thông tư số 86/2009/TT-BTC ngày 28/04/2009. 6. Chính phủ, Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.

7. Dr. David Bland (1998), Bảo hiểm - Nguyên tắc và thực hành, Nhà xuất bản Tài chính.

8. Dương Hữu Hạnh (MPA-1973)(2009), Quản trị rủi ro xí nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu - Nguyên tắc và thực hành, Nhà xuất bản Tài chính.. 9. Hoàng Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính - thực tiễn

và phương pháp đánh giá, Nhà xuất bản Tài chính.

10. Hồ Xuân Phương, Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê.

11. Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam (2000), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

12. Nguyễn Quang Thu, Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thị Hà, Phan Thị Thu Hương (2005), Quản trị rủi ro doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, 2005.

13. Nguyễn Văn Định (Chủ biên) (2009), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

14. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh, Báo cáo thường niên các năm 2013- 2016.

15. Website:

- Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn

- Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: www.avi.org.vn - Tạp chí bảo hiểm: www.baohiem.pro.vn

PHỤ LỤC

Bảng 3.7: Bảng câu hỏi đánh giá Rủi ro hỏa hoạn & Rủi ro Đặc biệt khác

Tên Người được bảo hiểm:

Tài sản được bảo hiểm: Địa điểm được bảo hiểm:

Trong trường hợp có từ 02 địa điểm được

bảo hiểm trở lên:

Địa điểm 1 Địa điểm 2 Địa điểm 3

Địa chỉ

Hoạt động KD chính

1. Thông tin chung:

Thời hạn bảo hỉểm: Từ: Đến:

Số tiền

bảo hiểm Hạng mục Địa điểm 1 Địa điểm 2 Địa điểm 3 Tổng cộng

(VND/USD)

Thiệt hại vật chất:

Gián đoạn kinh doanh:

Tổng STBH:

Thông tin

tòa nhà Hạng mục Địa điểm 1 Địa điểm 2 Địa điểm 3 Ghi chú

(Đề nghị có đầy đủ ảnh chụp thực tế bên trong, cũng như bên ngoài tòa nhà/nhà xưởng được bảo hiểm) Năm xây dựng

Năm sửa chữa gần nhất:

Mô tả công việc sửa chữa

Loại tòa nhà

Lực lượng

lao động Hạng mục Địa điểm 1 Địa điểm 2 Địa điểm 3 Tổng cộng

Số lượng lao động/ca

2. Thiết bị PCCC (có ảnh chụp):

CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG

Thiết bị chữa cháy tự động (sprinkler)

  Đội cứu hỏa riêng  

Bơm nước   Vòi phun nước  

Các thiết bị PCCC khác (Liệt kê chi tiết)

3. Quản lý rủi ro (có ảnh chụp)

CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG

Bảo vệ 24/24h   Hệ thống báo

cháy tự động  

Biển cấm lửa & Cấm

hút thuốc  

Hàng hóa/nguyên vật liệu tồn kho

để ở trên sàn

 

Luyện tập/ đào tạo

PCCC   Đường dây nóng

gọi đội cứu hỏa  

Tường ngăn lửa

(chịu được > 5 giờ)  

4. Nguồn nhiên liệu sử dụng (có ảnh chụp)

CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG

Điện   Thiết bị tạo hơi

nước/máy nén khí  

Xăng/dầu/Diessel   Than/gỗ  

Khác, nêu cụ thể

5. Nguyên liệu sản xuất

CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG

Xăng/dầu/Diessel   Gỗ/giấy  

Hóa chất   Kim loại  

Khác, nêu cụ thể

6. Quy trình sản xuất/Quản lý kho hàng

Cung cấp ảnh chụp về quản lý kho hàng và Mô tả về qui trình sản xuất và ảnh chụp dây chuyền sản xuất.

7. Thông tin tình hình lịch sử lũ lụt

Địa điểm được bảo hiểm đã từng xảy ra lũ lụt chưa ? Có  Không 

Nếu CÓ, cung cấp các thông tin sau:

Nêu cụ thể năm bị lũ lụt và tần suất lũ lụt của 10 năm gần đây nhất: Độ sâu của mực nước trong từng lần lũ lụt ?

Thời gian bị ngập lụt đối với từng đợt lũ(trong bao nhiều giờ, ngày…) Nêu ra những nguyên nhân gây ngập lụt:

Nước sông/hồ dâng lên  Tràn của hệ thống

thoát nước 

Tắc nghẽn của hệ thống

thoát nước  Ngập do mưa lớn 

Khác, nêu cụ thể 

8. Điều kiện địa hình tại địa điểm được bảo hiểm

Những hình nào sau đây mô tả chính xác nhất vị trí, địa điểm của tài sản (đánh dấu vào vị trí thích hợp)

 a. Địa điểm nằm trên khu đất bằng phẳng hoặc gần khu vực trũng (không gần sông/hồ)

Khả năng xảy ra tình trạng nước ứ đọng không nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo minh thái nguyên (Trang 81)