Phân tích và đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo minh thái nguyên (Trang 59 - 68)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản trị rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty Bảo

3.2.3. Phân tích và đánh giá rủi ro

3.2.3.1. Phân tích và đánh giá ở khâu cấp đơn bảo hiểm

Bảo Minh Thái Nguyên chỉ mới có các quy định về hướng dẫn khai thác, quy trình hoạt động an toàn cho các nghiệp vụ bảo hiểm chính của chi nhánh nên hầu hết các hợp đồng bảo hiểm ở các nghiệp vụ bán lẻ như bảo hiểm xe cơ giới, con người chưa được phân tích và đánh giá phân loại rủi ro trước khi cấp đơn. Do áp lực doanh thu phải hoàn thành mà các nghiệp vụ có rủi ro cao như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tài sản kỹ thuật chỉ được đánh giá qua loa cho đủ hồ sơ cốt để ký được hợp đồng bảo hiểm.

Theo qui trình khai thác bảo hiểm của Bảo Minh thì trước khi cấp đơn bảo hiểm cho khách hàng thì cán bộ khai thác phải tiến hành thu thập thông tin về đối tượng bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm, lịch sử tổn thất của đối tượng bảo hiểm và khả năng rủi ro có thể xẩy ra là cao hay thấp đối với khách hàng thông qua việc điều tra thông tin, kiểm tra hiện trường cũng như đối

tượng bảo hiểm để từ đó quyết định mức phí bảo hiểm cho khách hàng trình lên các bộ phận chức năng phê duyệt theo phân cấp và thẩm quyền qui định.

Qua khảo sát thực tế đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy và tài sản tại Bảo Minh Thái Nguyên việc phân tích và đánh giá rủi ro ở khâu cấp đơn bảo hiểm được thực hiện như sau:

Bước 1: Sau khi cán bộ khai thác bảo hiểm tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm của khách hàng thì có trách nhiệm tiến hành khảo sát hiện trạng, thu thập thêm các thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm và người được bảo hiểm để phân tích đánh giá mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm. Xác định loại rủi ro của đối tượng bảo hiểm: các loại rủi ro được chia thành 03 nhóm rủi ro.

Nhóm 1 là nhóm có rủi ro ít có thể xẩy ra tổn thất lớn, các rủi ro trong điều kiện thông thường khó cháy là loại phải đạt được những yêu cầu sau: Bộ phận chịu lực gồm cột chịu lực, xà, dầm, tường chịu lực làm bằng vật liệu không cháy, mái nhà có khả năng chịu lửa ít nhất 30 phút, Bộ phận không chịu lực gồm tường ngăn cách bên trong và bên ngoài, trần không chịu lực... được xây dựng bằng vật liệu không cháy (gạch ngói, xi măng, bê tông, cốt thép...), Ngành dịch vụ như trường học, bệnh viện, Nhà ở, văn phòng cho thuê, công sở, Nhà máy sản xuất xi măng, Công việc và chế biến muối, Sản xuất và đóng chai bia, nước giải khát, Khách sạn mới, tốt, có hệ thống chữa cháy tự động và báo khói trong mỗi phòng, Bưu điện và văn phòng viễn thông.

Nhóm 2 là nhóm rủi ro có thể xẩy ra tổn thất lớn, các rủi ro có thể bị cháy. Các công trình này không đạt tiêu chuẩn như nhóm 1 nhưng các bộ phận chịu lực và cấu kiện khác cũng phải được làm bằng vật liệu khó cháy: Khách sạn cũ, không có hệ thống chữa cháy tự động và báo khói, cửa hàng bán hàng hóa (loại trừ nhà trưng bày và triển lãm hàng hóa), Công việc sản xuất kim loại, Xưởng cán kim loại, nhà máy luyện kim, Nhà máy điện, trạm điện, Nhà máy hóa chất (loại trừ hóa dầu), Chế biến thực phẩm, Cao su.

Nhóm 3 là nhóm rủi ro rất dễ cháy, dễ xẩy ra tổn thất lớn, đặc biệt nguy hiểm. Các công trình này không đạt được yêu cầu như nhóm 1 và nhóm 2: Sản xuất nhựa, chất dẻo, xốp, Chất dễ nổ, diêm, Giấy, da, Xử lý gỗ, sản xuất linh kiện vi mạch, Hầm ủ thóc, nhà máy xay, nhà máy sản xuất cỏ khô, Kho, kho ngoài trời, phòng triển lãm, siêu thị, chợ, Kho lạnh, Dệt, may, Nhựa.

Xác định tính chất và mức độ hoạt động của rủi ro, các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất của khách hàng, mức độ tổn thất lớn nhất nếu có nhằm giúp Bảo Minh quyết định nhận bảo hiểm hoặc từ chối bảo hiểm và cung cấp thông tin để thu xếp tái bảo hiểm cũng như xác lập mức giữ lại.

Bước 2: Cán bộ đánh giá rủi ro điền vào Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro theo mẫu của Bảo Minh, nêu rõ kết luận của cán bộ đánh giá rủi ro. Đối với các tài sản lớn nếu cần thì bộ phận khai thác bảo hiểm có thể đề nghị Giám đốc Công ty thuê đơn vị có chức năng tiến hành đánh giá rủi ro.

Qua khảo sát thực tế hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Thái Nguyên thì do áp lực kinh doanh chạy theo chỉ tiêu doanh số của mỗi cán bộ,bộ phận khai thác mà Công ty giao thì việc đánh giá rủi ro trước khi ký hợp đồng bảo hiểm chỉ mới thực hiện ở một số nghiệp vụ có rủi ro cao như nhóm bảo hiểm cháy nổ ngành gỗ, hóa chất, dệt may..., các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm hàng hóa vận chuyển có mức độ rủi ro cao như bảo hiểm cho nhóm hàng thức ăn chăn nuôi, phân bón, các nghiệp vụ bán lẻ như bảo hiểm ô tô, xe máy, bảo hiểm con người thì công tác phân tích và đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn chưa được coi trọng.

Qua khảo sát thực tế tại chi nhánh thì hầu hết các hợp đồng bảo hiểm tại Bảo Minh Thái Nguyên chưa được tiến hành phân tích và đánh giá rủi ro trước khi quyết định lựa chọn ký hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng, tỷ lệ doanh số bảo hiểm cấp đơn cho khách hàng được đánh giá rủi ro là thấp trong tổng số doanh thu. Mặc dù việc đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn tại Công ty đã có xu hướng ngày càng được quan tâm, nhưng các hợp đồng bảo hiểm

được đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn đang chiếm tỷ lệ thấp. Điều đó làm cho nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty còn khá cao. Việc công ty có thể đang nhận bảo hiểm cho các đối tượng có nguy cơ xẩy ra rủi ro cao mà không lường trước được sẽ có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh chung của Công ty.

Đối với các nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao và nếu có xẩy ra, thường gây tổn thất nghiêm trọng, nên trong thực tế Bảo Minh Thái Nguyên đã quan tâm hơn tới công tác phân tích và đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm đối với các nghiệp vụ này.

Thực tế tại Công ty có qui định: các nghiệp vụ bảo hiểm như cháy nổ, tài sản kỹ thuật, tàu thuyền, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển và các nhóm ngành có nguy cơ rủi ro cao với số tiền bảo hiểm trên 50 tỷ đồng, Tổng Công ty qui định các đơn vị khai thác phải báo cáo Tổng Công ty xin ý kiến nhà tái bảo hiểm, khi được nhà tái bảo hiểm chấp nhận tỷ lệ phí và các điều khoản, điều kiện của hợp đồng mới được cấp đơn, còn các đối tượng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 50 tỷ đồng thì các đơn vị chủ động đánh giá rủi ro và đưa ra điều khoản, điều kiện, phí bảo hiểm cho khách hàng.

Việc phân tích và đánh giá rủi ro tại Công ty chưa được quan tâm đúng mực, hàng năm Công ty Bảo Minh Thái Nguyên chi phí cho công tác phân tích và đánh giá rủi cho đối tượng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu chi phí của Bảo Minh.

3.2.3.2. Thực trạng phân tích và đánh giá rủi ro ở khâu giám định và bồi thường

Phân tích và đánh giá rủi ro xẩy ra ở khâu giám định bồi thường được thực hiện tốt sẽ góp phần giảm thiểu số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm phải gánh chịu. Vì rủi ro xẩy ra ở khâu giám định và bồi thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới số tiền phải bồi thường cho khách hàng cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh chung của công ty.

Thực tế tại Bảo MinhThái Nguyên hiện nay công tác phân tích và đánh giá rủi ro ở khâu giám định và bồi thường chưa chuyên nghiệp trong việc đánh giá tổn tất mỗi khi có sự kiện bảo hiểm xẩy ra. Do vậy việc phân tích và đánh giá rủi ro xẩy ra ở khâu giám định bồi thường chưa được thực hiện thường xuyên mà chỉ được thực hiện khi bộ phận kiểm toán nội bộ của Công ty thực hiện kiểm toán tuân thủ hàng năm. Việc phát hiện ra các rủi ro của kiểm toán nội bộ xẩy ra tại khâu giám định bồi thường nếu có, khi đó chỉ còn là vấn đề yêu cầu các bộ phận có liên quan khắc phục các bồi thường sai, bồi thường không đúng theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với khách hàng.

Bảng 3.6: Tỷ lệ bồi thường theo nghiệp vụ tại Công ty Bảo Minh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: Triệu VNĐ

S

TT Tên nghiệp vụ

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Doanh thu Bồi thường Tỷ lệ (%) Doanh thu Bồi thường Tỷ lệ (%) Doanh thu Bồi thường Tỷ lệ (%)

I B.thường bảo hiểm gốc 26.907 11570.01 43 29.141 13.988 48 29.138 20.36 51

1 Bảo hiểm Sức khoẻ và TNCN 474 1114.27 24.36 4.954 1.199 24.21 6.118 1.58 25.9

2 Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 367 1469.12 39 4.079 1.713 42 3.205 1.31 41

3 Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển 2.422 709.78 29.31 2.623 997 38.02 1.748 561 32.1

5 Bảo hiểm xe cơ giới 13.726 5773.09 42.07 14.862 6.168 41.5 16.608 10.297 62

6 Bảo hiểm cháy nổ 1.614 568.92 35.24 1.748 665 38.07 874 307 35.1

7

Bảo hiểm thân tàu và TN

chủ tàu 807 374.22 46.36 874 424 48.54 583 233 40

Nhìn chung, trong những năm qua doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu tích cực. Theo đánh giá của chuyên viên bảo hiểm Bảo Minh Thái Nguyên, mức tăng này có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại và tiêu dùng của toàn tỉnh trong thời gian vừa qua.

Cụ thể, xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu (62%), tiếp theo là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con

người (26%), bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (41%), bảo hiểm cháy nổ (35%), bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ tàu (40%).

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh rủi ro, các rủi ro, tai nạn, tổn thất xẩy ra hàng năm của các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế luôn gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

Trong những năm qua Bảo Minh Thái Nguyên đã thực hiện giải quyết bồi thường hàng nghìn vụ tổn thất lớn với giá trị hàng tỷ đồng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.

Cụ thể năm 2014 số tiền Bảo Minh Thái Nguyên đã chi trả bồi thường khắc phục tổn thất cho khách hàng là 11.570 triệu đồng chiếm 43% doanh thu phí bảo hiểm, năm 2015 số tiền bồi thường là 13.988 triệu đồng chiếm 48% doanh thu phí bảo hiểm, năm 2016 số tiền bồi thường là 20.360 triệu đồng chiếm 51% doanh thu phí bảo hiểm. Số tiền bồi thường khắc phục tổn thất cho khách hàng hàng năm luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu phí bảo hiểm của Công ty.

Tỷ lệ bồi thường của Bảo Minh tập trung chủ yếu qua nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và tăng qua các năm. Năm 2015 doanh thu là 14.862 triệu đồng thì chi trả là 6.168 triệu đồng chiếm 41.5% thì đến 2016, doanh thu của nghiệp vụ xe cơ giới có tăng lên 16.608 triệu đồng thì đã phải chi trả 10.297 triệu đồng tương ứng là 62%.

Tỷ lệ bồi thường chung của Bảo Minh Thái Nguyên hiện nay đang cao hơn so với mức bình quân của thị trường, năm 2014 tỷ lệ bồi thường bình quân của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 42.13% trong khi đó tỷ lệ bồi thường của Bảo Minh Thái Nguyên là 43%, năm 2015 tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường là 43.25% thì tỷ lệ bồi thường của Bảo Minh Thái Nguyên là 48%, năm 2016 tỷ lệ bồi thường bình quân chung của toàn thị trường là 49.85% thì tỷ lệ bồi thường của Bảo Minh - chi nhánh Thái Nguyên là 51%. Tỷ lệ bồi thường cao làm giảm hiệu quả kinh doanh của

chi nhánh, công tác quản trị rủi ro, lựa chọn rủi ro chưa được quan tâm đúng mực, dẫn đến việc Bảo Minh Thái Nguyên đã lựa chọn đối tượng bảo hiểm có nguy cơ xẩy ra rủi ro, tổn thất cao. Công tác quản trị rủi ro chưa tốt là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tỷ lệ bồi thường của Bảo Minh Thái Nguyên tăng lên quan các năm.

Tỷ lệ bồi thường hàng năm của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Thái Nguyên cao hơn so với mức bình quân của thị trường là do Bảo Minh - chi nhánh Thái Nguyên đang phải đối mặt với hàng loạt rủi ro trong quá trình kinh doanh:

- Đối với nghiệp vụ xe cơ giới tỷ lệ bồi thường hàng năm của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Thái Nguyên là từ 43% đến 51% là do các rủi ro sau: Rủi ro tai nạn đâm va, Rủi ro về định phí bảo hiểm thấp đối với các xe có tần suất xẩy ra tổn thất thường xuyên cao như xe taxi, xe container, xe tải, xe khách vận chuyển đường dài, Rủi ro do cán bộ khai thác định giá trị tham gia bảo hiểm không đúng dẫn đến tranh chấp khi tổn thất xẩy ra, Rủi ro do cấu kết giữa nhân viên và khách hàng nhằm mục đích trục lợi, Rủi ro do công tác giám định và bồi thường xe cơ giới.

Nguyên nhân các rủi ro đối với xe cơ giới cao là do: Ý thức của chủ xe, lái xe trong việc điều khiển phương tiện giao thông, Trình độ thấp của cán bộ khai thác cũng như công tác thống kê rủi ro của bộ phận khai thác cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu nên dẫn tới tình trạng định phí bảo hiểm sai, xác định số tiền bảo hiểm sai dẫn tới rủi ro cao nếu đối tượng phát sinh tổn thất, Một nguyên nhân khác nữa là do Công ty chưa có khung qui định giá tham chiếu, không có qui định về đấu thầu khắc phục tổn thất, sửa chữa, thay thế các tài sản của khách hàng làm ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ bồi thường xe cơ giới của Công ty.

- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ, tỷ lệ bồi thường hàng năm của Bảo Minh Thái Nguyên là khá cao đặc biệt năm 2015 là 38,07% do các rủi

ro Bảo Minh Thái Nguyên đang phải đối mặt là: Rủi ro do nguyên nhân cháy nổ thường xuyên xẩy ra, Rủi ro do bảo hiểm cho nhóm ngành có tỷ lệ tổn thất có khả năng xẩy ra cao như ngành gỗ, hóa chất, dệt may..., Rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn không lường trước được xẩy ra đối với khách hàng, Rủi ro do công tác điều tra và đánh giá rủi ro không kỹ trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, Rủi ro do mục đích trục lợi của khách hàng mà không lường trước được.

Nguyên nhân rủi ro cao đối với nhóm sản phẩm bảo hiểm cháy nổ là: Do ý thức của khách hàng về công tác đề phòng hạn chế tổn thất, công tác phòng cháy chưa được coi trọng, Do trình độ của cán bộ làm công tác điều tra và đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm còn yếu chưa đánh giá được hết nguy cơ rủi ro có thể xẩy ra, Do thiên tai hỏa hoạn không lường trước được, Do mục đích xấu của khách hàng trong hoàn cảnh kinh doanh khó khăn có thể tìm cách đốt nhà xưởng nhằm mục đích trục lợi...

- Đối với nhóm nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu, rủi ro Bảo Minh Thái Nguyên phải đối mặt thường là: Rủi ro chìm tàu do ảnh hưởng của thời tiết, Rủi ro do bảo hiểm cho các tàu có tuổi đời khá già, Rủi ro do đâm va tàu với nhau trên biển...

Nguyên nhân dẫn tới rủi ro cho nhóm nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu là do chính sách lựa chọn rủi ro của Bảo Minh Thái Nguyên vì áp lực tăng trưởng doanh thu mà chấp nhận bảo hiểm cho các con tàu có tuổi đời đã quá già, khả năng đảm bảo an toàn không cao khi có sự cố xẩy ra trên biển, Do thời tiết thay đổi bất thường mưa bão biển, Do kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo minh thái nguyên (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)