Nồng độ (g/lít)
Mật độ tế bào (CFU/ml) Đường kính vòng kháng Xoo (mm)
Bột đậu tương Cao thịt Bột đậu tương Cao thịt
1 3,1x107 1,8x107 5 8 5 1,9x108 2,7x108 15 19 10 4,0x108 5,2x108 20 22 15 5,1x108 5,1x108 20 22 20 5,2x108 4,5x108 21 20 25 5,5x108 4,2x108 20 21
Như vậy, nồng độ bột đậu tương phù hợp cho sinh trưởng của xạ khuẩn tuyển chọn là 20 - 25 g/l; nồng độ cao thịt là 7 - 10 g/l. Ở nồng độ nguồn nitơ 1g/l mật độ xạ khuẩn đạt được trong dịch canh trường lên men chỉ đạt 106 CFU/ml và hầu như không đo được vòng kháng Xoo.Nồng độ bột đậu tương phù hợp cho sinh trưởng của vi khuẩn: 20 - 25 g/lít. Nồng độ cao thịt phù hợp cho sinh trưởng của vi khuẩn: 10 - 15 g/lít.
2.2.3. Nguồn khoáng
Bên cạnh các nguồn dinh dưỡng nitơ và cacbon, thì khoáng cũng là một nhân tốt quyết định đến sinh trưởng của vi sinh vật. Do vậy, sau khi xác định được nguồn nitơ, cacbon phù hợp cho sinh trưởng của các chủng vi sinh vật tuyển chọn.
2.2.3.1. Ảnh hưởng của nguồn khoáng đến sự sinh trưởng của các chủng vi sinh vật tuyển chọn
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nguồn khoáng tới các chủng xạ khuẩn tuyển chọn trên môi trường gồm đường 25 g/l, cao thịt 5 g/l. Dàn đều ra các bình tam giác nhỏ, sau đó bổ sung các nguồn khoáng: KH2PO4, K2HPO4, NaCl, MgSO4, CaCO3, CaCl2 với nồng độ 0,5g/l. Tiến hành cấy giống xạ khuẩn, đem nuôi trong tủ ấm ổn nhiệt với thời gian 120h, ở điều kiện 300C, lắc 150 vòng/phút.
Hình 4. 18. Ảnh hưởng của nguồn khoáng đến sinh trưởng của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn
Kết quả nghiên cứu trên hình 4.18 cho thấy hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn sinh trưởng được trên cả 6 nguồn khoáng thí nghiệm. Trong đó ở nguồn khoáng KH2PO4, MgSO4 và CaCO3 thì hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn phát triển mạnh nhất với khối lượng sinh khối khô thu được trên 0,1g/l.
Bảng 4. 20. Ảnh hưởng của nguồn khoáng đến sinh trưởng và hoạt tính kháng
Xanthomonas oryzae pv. oryzae của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn
STT Nguồn khoáng
Khối lượng sinh khối khô (g/100ml) Đường kính vòng kháng Xoo (mm) XKBL2 XKBL3 XKBL2 XKBL3 1 KH2PO4 0,122 0,125 15 14 2 K2HPO4 0,076 0,078 12 13 3 NaCl 0,088 0,083 12 12 4 MgSO4 0,115 0,110 15 15 5 CaCO3 0,101 0,113 14 14 6 CaCl2 0,078 0,081 14 13
Hình 4. 19. Hoạt tính kháng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae của chủng xạ khuẩn XKBL2 khi bổ sung các nguồn khoáng
Như vậy, có thể thấy các nguồn khoáng thí nghiệm đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh hoạt tính kháng Xoo của xạ khuẩn. Nguồn khoáng MgSO4, KH2PO4 cho xạ khuẩn XKBL2 có đường kính vòng kháng khuẩn rộng, lên tới 15mm (hình 4.19).
Thí nghiệm tương tự đánh giá ảnh hưởng nguồn khoáng đến các chủng vi khuẩn tuyển chọn. Nguồn khoáng đánh giá: KH2PO4, K2HPO4, NaCl, MgSO4, CaCO3, CaCl2. Điều kiện nuôi cấy 300C, lắc 150 vòng/phút trong 24h. Kết quả:
Bảng 4. 21. Ảnh hưởng của nguồn khoáng đến sự sinh trưởng của các chủng vi khuẩn tuyển chọn
Nguồn khoáng
Mật độ tế bào vi khuẩn (CFU/ml)
PD17 PD13.1 KND KXT1 KH2PO4 3,2x108 3,0x108 5,2x108 2,2x108 CaCl2 5,7x107 4,0x107 2,7x107 5,2x107 NaCl 1,5x108 3,7x108 3,2x108 4,1x108 MgSO4 1,8x108 2,7x107 2,1x108 1,5x108 CaCO3 8,8x107 2,3x107 1,8x107 2,3x107 K2HPO4 3,5x108 3,5x108 3,5x108 4,2x108 MTCB 5,0x107 4,1x107 3,7x107 5,5x107
Các kết quả thí nghiệm cho thấy: KH2PO4, K2HPO4, NaCl là các muối có tác động tích cực đến sự sinh trưởng của các chủng vi khuẩn tuyển chọn, sau 1 ngày lên men đều đạt trên 108CFU/ml. Các muối còn lại CaCl, CaCO3, MgSO4 không có nhiều tác động khi bổ sung vào môi trường cơ bản ở nồng độ nghiên cứu.
Hình 4. 20. Ảnh hưởng của nguồn khoáng đến sự sinh trưởng của các chủng vi khuẩn tuyển chọn
2.2.3.2. Xác định nồng độ khoáng cần thiết cho các chủng vi sinh vật tuyển chọn
Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ khoáng đến sinh trưởng của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn được thực hiện trên 2 nguồn khoáng: KH2PO4 và MgSO4 với các nồng độ: 0 g/l; 0,3 g/l; 0,5 g/l; 0,7 g/l; 1 g/l; 1,5 g/l; 2 g/l; 3 g/l. Do hai chủng xạ khuẩn không có tính đối kháng lẫn nhau nên được đánh giá chung trong cùng một môi trường. Tiến hành cấy giống xạ khuẩn vào các bình tam giác, đem nuôi trong tủ ấm ổn nhiệt với thời gian 120h, lắc 150 vòng/phút, ở điều kiện 300C.