Đánh giá độc tính của chế phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn xanthomonas oryzae pv oryzae (Trang 42 - 44)

Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. Phương pháp nghiên cứu

2.6. Đánh giá độc tính của chế phẩm

2.6.1. Phương pháp thử độc cấp

Chuột nhắt trắng dòng BALB/c khoẻ mạnh, khối lượng khoảng 20-26 gram, không phân biệt giống, được nuôi tại khu nuôi động vật của Viện Công nghệ sinh

học trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ, ánh sáng, gồm 70 con được chia làm 7 lô (10 chuột/lô), và bị bỏ đói hoàn toàn 16 giờ trước khi được uống chế phẩm

 Lô 1: Uống liều 10,0 g/kg trọng lượng cơ thể  Lô 2: Uống liều 12,5 g/kg trọng lượng cơ thể  Lô 3: Uống liều 15,0 g/kg trọng lượng cơ thể  Lô 4: Uống liều 17,5 g/kg trọng lượng cơ thể  Lô 5: Uống liều 20,0 g/kg trọng lượng cơ thể  Lô 6: Uống liều 22,5 g/kg trọng lượng cơ thể  Lô 7: Uống liều 25,0 g/kg trọng lượng cơ thể

Sau khi uống chế phẩm khoảng 1 giờ, chuột được nuôi dưỡng bình thường trở lại (cho ăn, uống tự do) và theo dõi liên tục trong 72h để xác định số chuột chết trong từng lô và tính giá trị LD50.

- Công thức tính giá trị LD50

Xác định LD50 được tiến hành theo phương pháp của Karber (trích theo Dodehe Yeo và cs., 2012 và trích theo Shetty Akhila J và cs., 2007) như sau:

LD50 = LD100 - Σa×b/N Trong đó: LD50: LD100: N: a: b: Liều chết 50% động vật thí nghiệm

Liều thấp nhất gây chết 100% động vật thí nghiệm Số động vật trong một nhóm

Sự khác biệt về liều giữa hai liều liên tiếp Tỷ lệ tử vong trung bình của hai nhóm liên tiếp

2.6.2 Phương pháp thử độc tính bán trường diễn

Bốn mươi chuột nhắt trắng, không phân biệt giống, khối lượng từ 20-26 gram, nuôi tại khu nuôi động vật của Viện Công nghệ sinh học, được chia làm 3 lô (10 chuột/lô).

 Lô 1: uống nước cất (dung dịch hòa mẫu) 0,3 ml/con/ngày.  Lô 2: uống chế phẩm liều 1 g/kg/ngày

 Lô 3: uống chế phẩm liều 3 g/kg/ngày  Lô 4: uống chế phẩm liều 5 g/kg/ngày Thời gian cho uống mẫu là 28 ngày.

Theo dõi dõi biểu hiện bên ngoài của động vật thí nghiệm

Trong thời gian thí nghiệm chuột được theo dõi các biểu hiện bên ngoài như: trạng thái lông, khả năng di chuyển, khả năng thu nhận thức ăn, các hiện tượng đi ngoài (nếu có), phản xạ ánh sáng, âm thanh....

Theo dõi sự thay đổi khối lượng của động vật thí nghiệm

Trong thời gian thí nghiệm chuột được theo dõi sự thay đổi về trọng lượng chuột thí nghiệm 1 tuần/lần (thời điểm trước khi uống chế phẩm gọi là thời điểm ngày 0) để theo dõi quá trình tăng trọng lượng động vật và qua đó đánh giá được tính độc (nếu có) khi cho uống trong thời gian dài liên tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn xanthomonas oryzae pv oryzae (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)