Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh bạc lá của chế phẩ mở qui mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn xanthomonas oryzae pv oryzae (Trang 88 - 92)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3. Sản xuất và ứng dụng chế phẩm phòng trừ bệnh bạc lá qui mô phòng thí

3.3. Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh bạc lá của chế phẩ mở qui mô

3.3. Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh bạc lá của chế phẩm ở qui mô phòng thí nghiệm thí nghiệm

3.3.1. Đánh giá khả năng đối kháng của chế phẩm với vi khuẩn Xoo trong môi trường lỏng trường lỏng

Để xác định liều lượng sử dụng chế phẩm, thí nghiệm được bố trí như mục 2.5.1 ở phần 3:

Các bình thí nghiệm được nuôi trong máy lắc ổn nhiệt ở 300C, thời gian 48h, mỗi 12h lấy mẫu 1 lần. Phân lập xác định các chủng vi sinh vật có mặt trong các bình thí nghiệm. Kết quả được thể hiện ở hình 4.22 và bảng 4.28:

Bảng 4. 28. Khả năng đối kháng của chế phẩm dạng lỏng với vi khuẩn

Xanthomonas oryzae pv. oryzae

Thí nghiệm Mật độ vi khuẩn Xoo 12h 24h 36h 48h TN1 KPH KPH KPH KPH TN2 KPH KPH KPH KPH TN3 KPH KPH KPH KPH TN4 2,3x102 KPH KPH KPH TN5 4,6x103 1,2x102 KPH KPH TN6 2,8x107 3,9x108 9,9x108 2,9x109 TN7 2,5x108 7,9x108 3,9x109 5,9x109

Hình 4. 22. Thí nghiệm sau 48h nuôi ở tủ ổn nhiệt 300C

Kết quả phân tích cho thấy: các thí nghiệm 1, 2, 3 với tỷ lệ chế phẩm/vi khuẩn

Xoo như trong bảng 4.28, ngay sau 8 giờ nuôi cùng nhau đã không thấy sự có mặt của vi khuẩn Xoo sinh trưởng trong dịch canh trường. Ở các thí nghiệm có tỷ lệ chế phẩm nhỏ hơn so với vi khuẩn Xoo (TN4, TN5) thì cần thời gian dài hơn, vi khuẩn

Xoo giảm dần đến khi bị tiêu diệt hoàn toàn sau 24h (TN4) và 36h (TN5). Ở các thí nghiệm còn lại (TN6, TN7) mật độ vi khuẩn Xoo trong môi trường chiếm đa số và đã phát triển lấn át được các chủng vi sinh vật trong chế phẩm. Như vậy, để đạt được hiệu quả phòng trừ bệnh bạc lá cho lúa, cần sử dụng nồng độ vi khuẩn hữu ích bằng hoặc lớn hơn so với mật độ vi sinh vật gây bệnh.

Trong tự nhiên, vi khuẩn Xoo với mật độ khoảng 103-104 CFU/ml. Chế phẩm có mật độ vi sinh vật hữu ích đạt trên 108CFU/ml. Do vậy, ở mật độ pha loãng khoảng 10 000 lần vẫn có khả năng kháng lại vi khuẩn Xoo trong tự nhiên. Như vậy, 1 lít (kg chế phẩm) có thể xử lý cho 20 - 30 m2 đất trồng.

3.3.2. Đánh giá khả năng phòng trừ bệnh bạc lá trên lúa ở quy mô phòng thí nghiệm nghiệm

Ngay sau khi xác định được liều lượng sử dụng, chế phẩm được thử nghiệm khả năng phòng trừ bệnh bạc lá trên lúa ở quy mô phòng thí nghiệm với giống lúa Bắc thơm số 7. Tiến hành các thí nghiệm như đã trình bày ở mục 2.5.2 phần 3:

- TN 1: Chỉ xử lý hạt giống.

- TN 2: Xử lý hạt giống kết hợp xử lý đất.

- TN 3: Không xử lý hạt giống, chỉ xử lý đất trồng lúa.

- TN4: Không xử lý hạt giống, không xử lý đất trồng, phun chế phẩm khi bắt đầu phát hiện mầm bệnh với tỷ lệ 1l/20m2.

- TN 5 (ĐC): không sử dụng chế phẩm trong bất kỳ giai đoạn nào. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.29.

Bảng 4. 29. Khả năng sinh trưởng và tỷ lệ mắc bệnh bạc lá ở quy mô phòng thí nghiệm sau 45 ngày gieo cấy

Thí nghiệm Tỷ lệ nảy mầm Số nhánh trung bình/cây Trọng lượng thân + rễ cây/khóm (g) Số vết bệnh/khóm TN 1 100% 6,5 nhánh 115,51 8,5 TN 2 100% 6,3 nhánh 154,17 3,5 TN 3 100% 6,8 nhánh 160,24 3,7 TN 4 100% 6,6 nhánh 110,26 10 TN 5 100% 6,5 nhánh 119,11 11

Kết quả cho thấy: chế phẩm không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt. Các hạt giống xử lý bằng chế phẩm vẫn đảm bảo nảy mầm 100% như các mẫu đối chứng. Ở tất cả các thí nghiệm, cây sinh trưởng tốt đẻ nhánh khỏe. Sau 30 ngày gieo cấy, lúa bắt đầu xuất hiện một vài vết bệnh điển hình, trong đó, các thí nghiệm 2, 3 chỉ thấy vài vết bệnh nhỏ. Các thí nghiệm 1, 4, 5 vết bệnh xuất hiện nhiều hơn,

tiến hành phun chế phẩm cho lô thí nghiệm 4, tuy nhiên bệnh vẫn tiếp tục phát triển, điều này có thể do hoạt tính không đủ mạnh cũng có thể là do cấu trúc lá đã bị phá hủy từ bên trong. Sau 45 ngày thí nghiệm, cân trọng lượng thân của các thí nghiệm cho thấy ở các ô thí nghiệm 2, 3 cây ít vết bệnh trọng lượng thân lớn hơn khoảng 25% so với trọng lượng thân cây ở các thí nghiệm 1, 4, 5.

Như vậy, ở các thí nghiệm có xử lý đất trồng cho hiệu quả phòng bệnh tốt hơn so với thí nghiệm chỉ xử lý hạt giống. Đặc biệt, kết quả theo dõi thí nghiệm cũng cho thấy: nếu khi cây đã xuất hiện vết bệnh mới phun chế phẩm thì hiệu quả không rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn xanthomonas oryzae pv oryzae (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)