Ảnh hưởng nồng độ khoáng tới các chủng vi khuẩn tuyển chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn xanthomonas oryzae pv oryzae (Trang 81 - 84)

Nồng độ (g/l) Mật độ tế bào vi khuẩn (CFU/ml)

NaCl KH2PO4 0 2,7x107 4,9x107 0,3 1,8x107 2,3x107 0,5 2,7x107 8,9x107 0,7 1,2x108 2,7x108 1,0 2,1x108 2,9x108 1,5 2,5x108 2,5x108 2,0 5,2x108 3,0x108 3,0 7,2x108 2,7x108 4,0 7,7x107 2,9x107 5,0 6,8x107 2,3x107

Kết quả nghiên cứu ở trên đã chỉ ra rằng: nồng độ NaCl, KH2PO4,phù hợp cho sinh trưởng của các chủng vi khuẩn tuyển chọn lần lượt: 2-3 g/l; 0,7 - 2g/l.

3.Sản xuất và ứng dụng chế phẩm phòng trừ bệnh bạc lá qui mô phòng thí nghiệm nghiệm

3.1. Sản xuất chế phẩm vi sinh vật kháng Xanthomonas oryzae pv. oryzae

Chế phẩm vi sinh kháng Xanthomonas oryzae pv. oryzae được sản xuất từ các chủng vi sinh vật tuyển chọn gồm hai chủng xạ khuẩn: XKBL2, XKBL3 và 4 chủng vi khuẩn: KND, PD17, PG13.1, KXT1. Các chủng vi sinh vật được nhân giống cấp 1 và cấp 2 ở các bình tam giác 250ml và 500ml, sau đó được sản xuất tùy thuộc vào quy mô.

Từ các thí nghiệm trước đó, ta có môi trường lên men sản xuất chế phẩm :

Môi trường sản xuất (MTSX) dịch thể:

- Rỉ đường (hoặc đường saccharose) 25 g/lít - Bột đậu tương: 20 g/lít (hoặc cao thịt 5 g/lít)

- Khoáng: NaCl 3 g/lít; KH2PO4 1,5 g/lít; MgSO4 2 g/lít

Môi trường xốp:

- Cám gạo 20 g/kg - Bột đậu tương: 20g/kg

- Khoáng: NaCl 3 g/kg; KH2PO4 1,5 g/kg; MgSO4 2 g/kg - Chất mang: vừa đủ 1 kg

Quy trình sản xuất chế phẩm:

1. Hoạt hóa: Chủng giống trước khi đưa vào sản xuất phải được hoạt hóa lại trên môi trường dinh dưỡng và kiểm tra hoạt tính để đảm bảo sinh trưởng và sinh chất kháng Xoo tốt.

2. Nhân giống cấp 1: Môi trường dinh dưỡng được pha chế theo các thành phần đã cho, phân vào các bình tam giác khử trùng ở 1210C trong 20 phút. Sau khi khử trùng môi trường được để nguội đến 30-350C và cấy các VSV từ các ống giống

gốc, thao tác này được thực hiện ở điều kiện vô trùng. Nuôi vi sinh ở điều kiện nhiệt độ và thời gian tối ưu để đảm bảo thu được tế bào ở pha sinh trưởng. Thực hiện trong tủ lắc ổn nhiệt ở 300C, 150 vòng/phút trong 1 ngày (vi khuẩn) hoặc 48h (xạ khuẩn).

3. Nhân giống cấp 2: sinh khối VSV từ nhân giống cấp 1 được chuyển sang bình tam giác lớn hơn hoặc thiết bị lên men có môi trường nhân sinh khối đã khử trùng tùy quy mô sản xuất nhằm đảm bảo đủ lượng giống cần thiết cho sản xuất. Thực hiện trong điều kiện nhiệt độ 300C, tốc độc khuấy 150 vòng/phút, sục cấp khí 2-4 lít/phút

4. Sản xuất chế phẩm:

- Dạng lỏng: bổ sung 5-10% thể tích giống nhân lên ở cấp 2 nuôi ở nhiệt độ phòng có sục khí liên tục. Thời gian là 5-7 ngày, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh pH của quá trình lên men đảm bảo sau quá trình tỷ lệ bào tử đạt trên 95%.

- Dạng bột: sử dụng chất mang là cám gạo, than bùn, chấu, bột đậu tương và bột ngô theo đúng định mức cần thiết. Trộn giống với tỉ lệ 10%, độ ẩm 40-60%, hàng ngày đảo trộn để cấp khí cho các chủng vi sinh vật phát triển. Được thực hiện trong các thùng lên men có nắp đậy đảm bảo không bị tạp nhiễm từ bên ngoài Thời gian lên men là 7-10 ngày ở nhiệt độ phòng (25-300C).

5. Đóng gói sản phẩm: Sản phẩm dạng lỏng được đựng trong bình nhựa 1 lít, 5 lít. Chế phẩm dạng bột sau lên men được phối trộn thêm chất mang giảm độ ẩm còn 20-25% độ ẩm, được đóng gói bao nilon 1kg.

Trong quá trình sản xuất, lấy mẫu ở từng công đoạn và phân tích để đánh giá quy trình sản xuất:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn xanthomonas oryzae pv oryzae (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)