Khả năng chịu mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn xanthomonas oryzae pv oryzae (Trang 61 - 64)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas

2.1.3. Khả năng chịu mặn

Với mục đích ứng dụng các chủng VSV để làm chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh bạc lá lúa. Do vậy cần kiểm tra khả năng chịu mặn của hai chủng xạ khuẩn và bốn chủng vi khuẩn tuyển chọn. Do hai chủng xạ khuẩn không có tính đối kháng nên được đánh giá chung trong cùng một môi trường.

Chuẩn bị môi trường Gauze lỏng có nồng độ muối dao động từ 0%, 0,5%, 1%, 1,5%, 2%, 3%, 5%. Cấy xạ khuẩn vào các bình tam giác, sau đó đem nuôi ở nhiệt

độ 300C trong 120h. Sau thời gian nuôi, li tâm dịch môi trường 8000 vòng/phút trong 15 phút ở nhiệt độ 40C. Nhỏ 0,2 ml dịch li tâm vào các lỗ thạch đã đục sẵn. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.10 và hình 4.12:

Bảng 4. 10.Ảnh hưởng của nồng độ muối tới khả năng sinh trưởng và sinh hoạt tính kháng Xanthomonas oryzae pv. oryzae của 2 chủng xạ khuẩn tuyển chọn

STT Nồng độ muối (%)

Đường kính vòng kháng Xoo (mm)

Khối lượng sinh khối khô (g/100ml) 1 0 09 0,035 2 0,5 18 0,197 3 1 19 0,220 4 1,5 19 0,223 5 2 19 0,214 6 3 13 0,104 7 5 5 0,050

Hình 4. 12. Đồ thị biểu thị khả năng chịu muối của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 chủng xạ khuẩn tuyển chọn có khả năng sinh trưởng ở nồng độ muối lên tới 5% và sinh trưởng tốt nhất ở nồng độ muối từ 0,5-2%.

Tương tự, chuẩn bị môi trường MPB có nồng độ muối dao động từ 0%, 0,5%, 1%, 1,5%, 2%, 3%, 5%. Bốn chủng vi khuẩn tuyển chọn không có tính đối kháng lẫn nhau nên được đánh giá chung trong cùng một môi trường. Cấy vi khuẩn vào các bình tam giác, sau đó đem nuôi ở nhiệt độ 300C để trên máy lắc với tốc độ 150 vòng/phút trong 1 ngày. Sau thời gian nuôi, li tâm dịch môi trường 8000 vòng/phút trong 15 phút ở nhiệt độ 40C. Nhỏ 0,2 ml dịch li tâm vào các lỗ thạch đã đục sẵn. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.11:

Bảng 4. 11. Ảnh hưởng của nồng độ muối tới khả năng sinh trưởng và sinh hoạt tính kháng Xanthomonas oryzae pv. oryzae của các chủng vi khuẩn tuyển chọn

STT Nồng độ muối (%) Đường kính vòng kháng Xoo (mm) Mật độ đo quang (ở bước sóng 560nm) 1 0 8 0,372 2 0,5 20 1,047 3 1 19 1,116 4 1,5 18 0,989 5 2 19 0,909 6 3 12 0,759 7 5 6 0,642

Từ kết quả trên, các chủng vi khuẩn tuyển chọn cũng có khả năng chịu muối cao, sinh trưởng và sinh hoạt tính mạnh nhất ở nồng độ muối 0,5 -2%

Như vậy, với khả năng sinh trưởng mạnh ở nồng độ muối lên đến 3%, các chủng VSV tuyển chọn có thể thích ứng tốt với những cánh đồng nhiễm mặn ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn xanthomonas oryzae pv oryzae (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)