Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. Phương pháp nghiên cứu
2.5. Bố trí thí nghiệm
2.5.1. Đánh giá khả năng đối kháng của chế phẩm với các chủng vi khuẩn Xoo
Để xác định liều lượng sử dụng chế phẩm trong các thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh bạc lá do vi khuẩn Xoo gây ra các thí nghiệm được bố trí như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dịch huyền phù Xoo (có mật độ khoảng 108CFU/ml) Bước 2: Chuẩn bị chế phẩm dạng dịch thể (mật độ 108CFU/ml)
Bước 3: Chuẩn bị các bình thí nghiệm có chứa 100 ml môi trường Wakimoto Bước 4: Tiến hành thí nghiệm
TN1: 2 ml chế phẩm + 1 ml dịch huyền phù Xoo TN2: 1 ml chế phẩm + 1 ml dịch huyền phù Xoo TN3: 1 ml chế phẩm + 3 ml dịch huyền phù Xoo TN4: 1 ml chế phẩm + 5 ml dịch huyền phù Xoo TN5: 1 ml chế phẩm + 10 ml dịch huyền phù Xoo TN6: 1 ml chế phẩm + 15 ml dịch huyền phù Xoo TN7: 1 ml chế phẩm + 20 ml dịch huyền phù Xoo
Các bình thí nghiệm được nuôi trong máy lắc ổn nhiệt ở 300C, thời gian 48h, mỗi 12h lấy mẫu 1 lần. Phân lập xác định các chủng vi sinh vật có mặt trong các bình thí nghiệm.
2.5.2. Đánh giá khả năng phòng trừ bệnh bạc lá trên lúa
Thực hiện theo Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng “hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản 10 TCN 216 – 2003” - ban hành kèm theo Quyết định số 59/2003/QĐ-BNN ngày 05 tháng 5 năm 2003 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Lô thí nghiệm 1: Sử dụng chế phẩm xử lý hạt giống Thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị dịch ngâm hạt giống: Pha chế phẩm với nước sạch tỷ lệ 1% (mật độ vi sinh trong nước nước khoảng 106CFU/ml).
Bước 2. Ngâm hạt giống trong dịch đã pha chế trong thời gian 48h. Trong thời gian ngâm cứ 10 – 12h tiến hành rửa, đãi hạt lép 1 lần sao cho hạt giống không có mùi hôi, chua. Khi hạt no nước (hạt căng đều nhìn rõ phôi mà trắng ở đầu hạt) đãi thật sạch, vớt hết hạt lép lửng, để ráo nước rồi đem ủ trong bao vải hoặc thúng, trên miệng thúng ủ bằng bao vải.
Bước 3. Ủ hạt giống: nhiệt độ ủ thóc nên duy trì ở 25 – 300C, chú ý ko để đọng nước trong thúng ủ hạt giống.
- Trong quá trình ủ 8-10 giờ kiểm tra một lần nếu hạt thóc khô tưới thêm nước, nếu có mùi chua đãi sạch, tránh hiện tượng bốc nóng sẽ làm hỏng giống.
- Khi hạt thóc nứt nanh phải nhanh chóng đảo nhẹ, rải mỏng, hạ nhiệt độ chỉ còn khoảng 25oC, đậy nhẹ cho thóc khỏi khô.
- Sau thời gian ủ 36-48h hạt thóc ra mầm đều, mầm bằng 1/3 rễ đem gieo là tốt nhất.
Sau khi mạ đủ tuổi tiến hành canh tác như bình thường
+ Lô thí nghiệm 2: Sử dụng chế phẩm xử lý hạt giống, kết hợp xử lý đất (1 kg chế phẩm/20m2).
Tiến hành:
Bước 1. Xử lý hạt giống như thí nghiệm 1
Bước 2. Làm đất, đất được cày, bừa như canh tác thông thường, sau đó phun chế phẩm lên toàn bộ diện tích cấy lúa với liều lượng 1 kg/20 m2, khi mạ đủ tuổi, tiến hành canh tách như bình thường.
+ Lô thí nghiệm 3: Không xử lý hạt giống, chỉ xử lý đất trồng lúa: 1 kg chế phẩm/20 m2. (tiến hành xử lý đất trồng giống thí nghiệm 2).
+ Lô thí nghiệm 4: Không xử lý hạt giống, không xử lý đất trồng, chế độ chăm bón bình thường, phun chế phẩm khi bắt đầu phát hiện mầm bệnh. Tỷ lệ phun 1 kg (lít) cho 20m2.
+ Lô thí nghiệm 5 (lô đối chứng): không sử dụng chế phẩm trong bất kỳ giai đoạn nào.
- Ở quy mô phòng thí nghiệm được tiến hành trong các chậu nhựa. - Ngoài thực tế tiến hành ở diện tích 50 m2/ô thí nghiệm