Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy các chủng vi sinh vật tuyển chọn
2.4.1. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sinh trưởng của các chủng vi sinh vật tuyển chọn sinh vật tuyển chọn
Từ các môi trường dinh dưỡng cơ bản thay đổi, bổ sung thêm các yếu tố dinh dưỡng khác nhau: nguồn cacbon (cám gạo, rỉ đường, bột giấy,..); nguồn nitơ (cao nấm men, bột đậu tương, cao thịt...); nguồn khoáng (muối, CaCl2, KH2PO4, MgSO4...) chọn ra điều kiện tối ưu khi mật độ/sinh khối tế bào VSV là cao nhất và hoạt tính sinh học ổn định, dịch nuôi cấy sau ly tâm được thử hoạt tính kháng Xoo
theo phương pháp giếng thạch [45].
2.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của các chủng vi sinh vật tuyển chọn chọn
Môi trường nuôi cấy tối ưu đã được lựa chọn từ phương pháp trên, tỷ lệ cấp giống là 10%, pH trung tính, lên men 24h (vi khuẩn) hoặc 120h (xạ khuẩn), lắc 150 vòng/phút. Nhiệt độ trong quá trình lên men được điều chỉnh ở các mức 150C, 200C, 250C, 300C, 350C, 400C, 450C, 500C, 550C. Nhiệt độ lên men sinh khối tối ưu khi mật độ/sinh khối tế bào VSV là cao nhất và hoạt tính sinh học ổn định, dịch nuôi cấy sau ly tâm được thử hoạt tính kháng Xoo theo phương pháp giếng thạch [45].
2.4.3. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của các chủng vi sinh vật tuyển chọn chọn
Môi trường lên men được điều chỉnh pH ở các mức 4,0; 4,5; 5,0; 5,5; 6; 6,5; 7,0; 7,5; 8,0; 8,5; 9,0. pH môi trường tối ưu khi mật độ/sinh khối tế bào VSV cao nhất và hoạt tính sinh học của VSV phải ổn định. Điều kiện nuôi cấy 300C,lắc 150 vòng/phút, dịch nuôi cấy sau ly tâm được thử hoạt tính kháng Xoo theo phương pháp giếng thạch [45].