Khả năng sinh chất kháng sinh của xạ khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn xanthomonas oryzae pv oryzae (Trang 27 - 29)

2. Sử dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh bạc lá trên cây lúa

2.1.2. Khả năng sinh chất kháng sinh của xạ khuẩn

Một trong những đặc điểm quan trọng của xạ khuẩn là khả năng sinh chất kháng sinh. Trong số 5500 chất kháng sinh hiện nay có 4000 chất có nguồn gốc từ xạ khuẩn. Đa số các chất kháng sinh có nguồn gốc từ xạ khuẩn đều có phổ kháng rộng, kìm hãm và ức chế được nhiều loại vi sinh vật khác nhau [19].

Rất nhiều chất kháng sinh được sinh ra bởi xạ khuẩn đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế hiện nay như:

-Streptomycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces griseus có khả năng kháng các vi khuẩn Gram dương khá mạnh, được sử dụng để diều trị các bệnh dịch hạch, ho gà và quan trọng hơn cả là bệnh lao [26].

-Neomycin: Là chất kháng sinh có hoạt phổ rộng, được phát hiện từ chủng xạ khuẩn Streptomyces fradiae, có khả năng kháng lại vi khuẩn Gram dương và Gram âm, đặc biệt chống được nhiều loại vi khuẩn kháng penicillin và streptomycin [13].

-Gentamycin: Có nguồn gốc từ Micromonospora purpurea, có phổ kháng sinh rộng, có tác dụng chống lại vi khuẩn Gram dương như tụ cầu, phế cầu đã kháng lại penicillin và Gram âm như màng não cầu, lậu cầu. Trong y học hiện nay, Gentamycin chủ yếu dùng để diều trị các bệnh nhiễm Pseudomonas [10].

-Tetracyclin: Là kháng sinh được tách chiết từ một số chủng xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces. Loại kháng sinh này có phổ rộng, chống lại được cả vi khuẩn Gram dương lẫn Gram âm. Ngoài được sử dụng trong y học, Tetracyclin còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm [1].

-Cloramphenicol: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces venezueae, có phổ kháng sinh rộng với vi khuẩn Gram dương và Gram âm [28].

-Erythromycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces erythreus, có phổ kháng sinh rộng đối với các vi khuẩn Gram dương, được sử dụng để điều trị viêm phổi do Mycoplasma và viêm họng do liên cầu khuẩn [31].

-Novobiocin: Có nguồn gốc từ Streptomyces spheroidesStreptomyces niverus, có hoạt tính mạnh với các vi khuẩn Gram dương, đặc biệt có khả năng chống các tụ cầu đã kháng penicillin và một số chất kháng sinh khác [18].

-Amphoterycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces nodosus, được dùng để điều trị các bệnh ngoài da do nấm Candida abbicans gây ra [4].

-Actinomycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces antibiticus có hoạt tính kìm hãm sự phát triển của các khối u ác tính, được dùng để điều trị một số bệnh ung thư [32].

-Daunorubixin: Có nguồn gốc từ Streptomyces coeruleorubidus, được dùng để điều trị các bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh Hodgkin [27].

Tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, TS. Phan Thị Phương Hoa và cộng sự đã sàng lọc 2690 chủng xạ khuẩn đang được lưu giữ tại Bảo tàng giống

chuẩn Vi sinh vật (VTCC) và tìm được 167 chủng được lựa chọn với khả năng kháng cao nhất cả hai chủng kiểm định Micrococcus luteus NBRC 13867 và

Escherichia coli NBRC 14237 [9]. Các chủng xạ khuẩn này được tiếp tục sàng lọc khả năng kháng 10 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa Xanthomonas oryzae pv.

oryzae (Xoo) R1, R2, R3, R4, R5, R6, R7, R8, R9 và R10 do PGS. TS. Phan Hữu Tôn (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và cộng sự phân lập. Trong số 167 chủng xạ khuẩn này, 17 chủng xạ khuẩn có khả năng kháng cả 10 chủng Xoo. Để nghiên cứu khả năng kháng đặc hiệu đối với Xoo của các 17 chủng xạ khuẩn, các chủng vi sinh vật Bacillus subtilis NBRC 3134, Saccharomyces cerevisiae NBRC 10217, Azotobacter sp. VTCC - B - 106 và Pseudomonas putida VTCC - B - 657 được sử dụng. 5 chủng VN06 - A -353, VN08 - A - 306, VN08 - A - 352, VTCC - A - 99, VN10 - A - 44 và VN08 - A12 có tính đặc hiệu cao với Xoo, chúng chỉ ức chế một loại vi sinh vật kiểm định. Trong số đó, chủng VN08 - A12 sinh trưởng tốt nhất và không gây ức chế những vi sinh vật có lợi như Azotobacter sp. (VTCC - B - 106) và Pseudomonas putida (VTCC - B - 657). Những thử nghiệm ngoài đồng ruộng trên 2 giống lúa Oryza sativa L. SS1 và Oryza sativa L. KD18 cho thấy dịch nuôi cấy của chủng VN08 - A12 làm giảm đáng kể tổn thương do

Xoo gây ra trên lá lúa [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn xanthomonas oryzae pv oryzae (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)