Bậc đào tạo và ngành nghề đào tạo hệ chính quy được giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 51 - 62)

giai đoạn từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2015 - 2016

BẬC ĐÀO TẠO NGÀNH ĐÀO TẠO

- Kế toán - Kiểm toán - Tài chính - Thuế - Quản trị kinh doanh - Ngân hàng – Bảo hiểm - Quản lý kinh tế

- Kinh tế và quản lý môi trường - Quản lý tài chính nhà nước - Kinh tế đầu tư

Bậc đại học - Kinh tế nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn nuôi - Thú y - Lâm nghiệp - Quản lý đất đai - Nuôi trồng thủy sản - Thủy lợi

- Thủy nông - cải tạo đất.

- Bảo quản và chế biến nông sản - Kế toán doanh nghiệp

- Quản trị kinh doanh Bậc cao đẳng - Tài chính ngân hàng

- Quản lý đất đai - Lâm nghiệp:

- Chăn nuôi- thú y - Khoa học cây trồng - Kế toán DNSX

- Quản trị KD thương mại - Kế toán HCSN

- Kế toán thương mại Bậc trung cấp - Địa chính - Trồng trọt-BVTV - Chăn nuôi- thú y - Thủy lợi - Lâm nghiệp - Cơ điện NN

Nguồn: Đề án phát triển trường ĐHKTNA 2.1.3.2. Quy mô đào tạo

Bảng 2.3. Số lượng học sinh, sinh viên đào tạo các hệ của trường Đại học Kinh tế Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015

ĐVT: người

Năm 2010- 2011- 2012- 2013- 2014-

Bậc học 2011 2012 2013 2014 2015

Cao đẳng 4.265 5.818 5.191 3.857 2.029

Trung học 1.145 1.234 774 405 203

Liên thông lên cao đẳng 491 477 301 154 0

Liên kết đào tạo Cao đẳng 361 164 35 23 0

Liên kết đào tạo đại học 121 235 114 0 0

Đại học tại chức 0 0 0 0 33

Liên thông lên đại học 0 0 0 0 456

Đại học chính quy 0 0 0 0 367

Tổng cộng 6.383 7.928 6.415 4.439 3.088

Trước nhu cầu thực tế của xã hội nhà trường đã có những thay đổi phù hợp đồng thời thay đổi một cách thích hợp về quy mô đào tạo ở các khối ngành, đáp ứng với thực tế khách quan của nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực:

+ Tập trung các ngành mũi nhọn của khối kinh tế như: Kế toán, Kinh tế; tăng dần các chuyên ngành đào tạo kỹ thuật - công nghệ;

+ Chuyển hướng từ chỗ chỉ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh là chủ yếu sang đáp ứng một phần nhu cầu nguồn nhân lực của các tỉnh lân cận và các nước bạn.

2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học Kinh tế Nghệ An cho giảng viên trường đại học Kinh tế Nghệ An

2.2.1. Thuận lợi

Có thể nói việc tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường đại học Kinh tế Nghệ An đã được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và xem đó là vấn đề cơ bản để nâng cao năng suất lao động, tạo ra uy tín và danh tiếng cho nhà trường trong thời kỳ mới. Trong công tác tạo động lực cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An có những thuận lợi cơ bản sau đây:

Đảng ủy, Ban giám hiệu xác định rõ tầm quan trọng của công tác tạo động lực nên đã ban hành những chính sách, chủ trương và sử dụng nhiều công cụ tích cực để tạo động lực làm việc cho các giảng viên như: chính sách tiền lương, chính sách tiền thưởng, phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội hợp lý, công bằng.

Đối tượng tạo động lực ở đây là giảng viên đại học nên về cơ bản họ có niềm đam mê, nhiệt huyết và gắn bó với nghề nghiệp. Nhà trường có đội ngũ giảng viên tố nghiệp từ các trường đại học có uy tín của Việt Nam, với sức trẻ và sự nhiệt huyết họ xác định được cơ bản vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình với nhiệm vụ chung của nhà trường trong giai đoạn khó khăn về tuyển sinh như hiện nay.

Là một ngôi trường có truyền thống 55 năm bề dày với nhiều thành tích, cán bộ và giảng viên nhà trường luôn ý thức đươc vấn đề phát huy truyền thống hiếu học của “mảnh đất học” nên xác định về cơ bản sự gắn bó và niềm tin vào ngôi

trường này. Truyền thống hiếu học, yêu nghề cũng la một trong những thuận lợi để các giảng viên luôn có động lực trong làm việc, nghiên cứu khoa học và giảng dạy của mình.

2.2.2. Khó khăn

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa, ngành giáo dục đang có nhiều cơ hội mới, đồng thời đứng trước những khó khăn thách thức, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và cả nước.

Yêu cầu của nghề nghiệp giảng viên đại học là phải luôn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng với mức lương như hiện nay, để đảm bảo được cuộc sống và cả học tập nâng cao trình độ là hết sức khó khăn cho bản thân mỗi giảng viên nên họ phải làm thêm để có thêm thu nhập, điều này sẽ ảnh hưởng tới động lực làm việc của giảng viên.

Trong quá trình thực hiện một số chính sách tạo động lực cho giảng viên trường Đại học kinh tế Nghệ An, đội ngũ cán bộ quản lý đang gặp một số vướng mắc và khó khăn như: Chế độ trả các khoản thu nhập ngoài lương bị ảnh hưởng bởi công tác tuyển sinh giảm, số lượng sinh viên giảm; ....

2.3. Thực trạng tạo động lực và các chính sách tạo động lực làm việc của trường đại học Kinh tế Nghệ An

2.3.1. Thực trạng tạo động lực làm việc bằng công cụ tiền lương

Từ trước đến nay, tiền lương luôn là yếu tố hàng đầu để tạo động lực cho cán bộ, giảng viên. Do đó, việc tạo động lực cho giảng viên thông qua công cụ tiền lương luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm.

Việc chi trả lương và các khoản phụ cấp theo lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-Cp ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và các văn bản hiện hành khác. Đối tượng được cử đi học thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Nhà nước. Thời gian chi trả từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng.

Việc chi trả lương tăng thêm được thực hiện theo nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng cao hơn và ngược lại; Dựa trên lương cấp bậc, chức vụ, hiệu suất công tác của từng cán bộ, phòng ban, đưn vị trực thuộc được phân loại bình bầu A, B, C để từ đó xác định hệ số trả thu nhập tăng thêm. Cán bộ, viên chức trong thời gian đi học không trực tiếp làm việc, đang trong thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm, đang trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc đang thi hành kỷ luật của các cấp có thẩm quyền thì không được hưởng thu nhập tăng thêm.

Quỹ thu nhập tăng thêm = Lmin x K1x (K2 + K3) x L x 12 tháng. Trong đó: Lmin: là mức lương tối thiểu do nhà nước quy định

K1: là hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu (được xác định căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp trong năm sau khi đảm bảo chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chi cho các hoạt động thường xuyên, chi trích lập quỹ theo quy định). K1 được tạm tính vào thời điểm cuối năm 2014 là 0,6 và được điều chỉnh vào cuối năm trên cơ sở kết quả tài chính của năm đó.

K2: là hệ số lương bình quân của cả cơ quan K3: là hệ số chức vụ bình quân của cơ quan

L: là số CBCNV biên chế và hợp đồng dài hạn Thu nhập tăng thêm của cá nhân được tính như sau:

Lt = Vt x m/M x N1/N2 Trong đó:

Lt: thu nhập tăng thêm cá nhân

Vt: mức trích hoặc tạm trích thu nhập tăng thêm trong tháng của toàn cơ quan.

M: tổng số tiền thu nhập của toàn cơ quan

N1: số ngày làm việc thực tế của cá nhân trong tháng N2: số ngày làm việc theo quy định trong tháng

Hệ số tiền thu nhập tăng thêm của cá nhân (m) được xác định dựa trên vị trí việc làm, chất lượng công việc, hệ số lương, phụ cấp chức vụ, tỷ lệ % vượt khung.

X1: hệ số vị trí việc làm

X2: hệ số chất lượng công việc X3: hệ số lương, phụ cấp

X1, X2, X3 được quy định cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Hệ số vị trí công việc, chất lượng công việc của trường Đại học Kinh tế Nghệ An từ 2010 – 2014 Nội dung Hệ số X1: Vị trí việc làm 2,0 Hiệu trưởng 1,6 Phó Hiệu trưởng 1,4 Trưởng khoa, phòng 1,3 Trưởng bộ môn 1,2 Phó bộ môn 1,1

Giảng viên, nhân viên 1,0

X2:Hệ số chất lượng công việc

Xếp loại A 1,5

Xếp loại B 1,2

Xếp loại C 0,9

Xếp loại D 0,6

Không xếp loại 0

X3: hệ số lương, phụ cấp lương Theo hệ số lương, phụ cấp lương từng cá nhân

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Hàng tháng căn cứ vào tiêu chí đánh giá phân loại chất lương công việc của cán bộ, giảng viên các bộ phận phòng, khoa tiến hành bình xét xếp loại gửi phòng Tổ chức – Hành chính tổng hợp. Phòng Hành chính chuyển toàn bộ kêt quả bình xét cho phòng Tài chính – Kế toán làm căn cứ để tính toán thu nhập

Trong thực tế giai đoạn từ 2010 – 2014 ta có số liệu tổng quỹ lương bắt đầu tăng rõ rệt từ năm 2012, nguyên nhân là do năm đó nhà trường đã tuyển một số lượng cán bộ giảng viên mới, đồng thời hệ số lương của cán bộ, giảng viên lâu năm tăng làm cho tổng quỹ lương tăng.

Bảng 2.5. Tổng quỹ lương trường Đại học Kinh tế Nghệ An từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015

ĐVT: đồng

Năm 2010 – 2011 2011 -2012 2012 -2013 2013 -2014 2014 – 2015 Tổng quỹ

Lương 8.849.276.435 9.140.036.653 14.103.922.598 15.195.703.222 15.916.027.793

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 2.3.1.3. Thực trạng tạo động lực thúc đẩy làm việc bằng công cụ tiền thưởng

Xác định được vai trò kích thích của tiền thưởng đối với nguồn nhân lực tại trường nên Đảng ủy, ban giám hiệu đã áp dụng những hình thức khen thưởng như sau:

- Hình thức định kỳ

Hàng năm nhà trường chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc được hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường ra quyết định. Cụ thể các loại hình khen thưởng ở nhà trường hiện nay như sau:

Bảng 2.6. Mức chi các loại hình khen thưởng của trường Đại học Kinh tế Nghệ An từ 2010 – 2014

Danh hiệu khen thưởng Mức chi

1. Thưởng theo danh hiệu chuyên môn

- Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở (đồng/người) 400.000 - Danh hiệu lao động giỏi (đồng/người) 300.000 - Danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc (đồng/đơn vị) 700.000 - Danh hiệu đơn vị tiên tiến(đồng/đơn vị) 500.000 2. Thưởng theo danh hiệu công đoàn

sắc(đồng/người)

- Danh hiệu đoàn viên công đoàn tiên tiến 150.000 (đồng/người)

- Danh hiệu tổ công đoàn xuất sắc (đồng/đơn vị) 300.000 - Danh hiệu tổ công đoàn tiên tiến (đồng/đơn vị) 200.000 3. Thưởng cho giáo viên qua các cuộc thi cấp trường

- Giải nhất (đồng/người) 300.000

- Giải nhì (đồng/người) 200.000

4. Thưởng cho giáo viên chủ nhiệm lớp

- Lớp đạt giải nhất (đồng/người) 300.000

- Lớp đạt giải nhì (đồng/người) 200.000

- Lớp đạt giải ba (đồng/người) 100.000

5. Kỷ niệm chương, huy chương (đồng/người) 200.000

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

- Hình thức đột xuất

Hiện nay trường chưa có những quuy định cụ thể về hình thức khen thưởng đột xuất. Bời vì đây là hình thức khen thưởng theo quyết định của Đảng ủy, Ban giám hiệu căn cứ đề xuất của thủ trưởng đơn vị, thưởng đề tài, dự án, thưởng thành tích hay đóng góp đặc biệt cả những thành tựu học tập và nghiên cứu khoa học, giá trị thưởng và hình thức thưởng do Ban giám hiệu quyết định.

Khi nhà trường, Công đoàn tổ chức các phong trào thi đua khác như văn nghệ, thể dục thể thao... thì đơn vị lập dự toán khen thưởng và Hiệu trưởng sẽ quyết định mức khen thưởng phù hợp cho từng đối tượng và tính chất của phong trào.

Bảng 2.7. Tổng quỹ khen thưởng trường Đại học Kinh tế Nghệ An từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 ĐVT: đồng Năm 2010 – 2011 2011 -2012 2012 -2013 2013 -2014 2014 - 2015 Tổng quỹ 49.180.000 56.660.000 210.630.000 300.000.000 200.000.000 khen thưởng

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy những năm qua, quỹ khen thưởng của nhà trường có nhiều biến động, cụ thể năm học 2010 – 2011 quỹ khen thưởng của nhà trường từ hơn 49.000.000 triệu đồng nhưng sang đến năm học 2012

– 2013 đã lên tới trên 200.000.000 triệu đồng, cao nhất là trong năm 2013 với 300.000.000 triệu đồng. Qua số liệu này chúng ta có thể thấy rằng nhà trường đã rất quan tâm trong việc tạo động lực làm việc cho giảng viên thông qua chính sách khen thưởng và mức thưởng ngày càng cao. Sang đến năm học 2014 - 2015 quỹ này giảm xuống còn 200.000.000 triệu đồng, nguyên nhân do nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo của nhà trường giảm nhiều so với những năm học trước.

2.3.1.4. Thực trạng tạo động lực thúc đẩy làm việc bằng phúc lợi

Nhà trường luôn thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong việc thực hiện các chế độ phúc lợi bắt buộc, mở rộng các hình thức phúc lợi tự nguyện bảo đảm sự chăm sóc, chia sẽ, quan tâm phát triển toàn diện con người. Các chương trình phúc lợi thiết thực đó mang lại lợi ích cho cán bộ, giảng viên, tác động đến thái độ, động cơ làm việc tự giác, sáng tạo của tất cả mọi thành viên. Cụ thể chế độ phúc lợi tại trường hiện nay được quy định như sau:

- Các khoản trợ cấp: Thực hiện theo Quyết định của cấp có thẩm quyền và pháp luật hiện hành.

- Tiền nước uống: Tất cả cán bộ, giảng viên được cấp đủ nước uống để làm việc trên tinh thần tiết kiệm, tránh lãng phí. Phòng Tổ chức hành chính có

trách nhiệm tổng hợp nhu cầu nước uống, lập kế hoạch trình Ban giám hiệu phê duyệt để tổ chức mua, nấu và cấp đầy đủ cho các đơn vị.

- Chế độ phúc lợi tập thể khác:

Bảng 2.8. Mức chi các ngày lễ trong năm và trợ cấp củatrường Đại học Kinh tế Nghệ An từ 2010 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)