Thực trạng tạo động lực làm việc bằng chính sách đào tạo, phát triển và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 74 - 80)

cơ hội thăng tiến.

Chính sách đào tạo thăng tiến là một vấn đề quan trọng trong việc làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực, nó giúp cho cán bộ, giảng viên nâng cao trình

lao động, đáp ứng yêu cầu hoàn thành mục tiêu, chiến lược của Nhà trường. Mặt khác, việc được tham gia các khóa đào tạo sẽ là tiền đề để cán bộ, giảng viên phát triển bản thân, thêm cơ hội thăng tiến và là động lực làm việc, tăng cường sự gắn bó của cán bộ, giảng viên với Nhà trường.

Xác định được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trong thời kỳ mới. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bồi dưỡng nhân lực trong nhà trường hiện nay. Hàng năm, nhà trường giao chỉ tiêu cho các khoa về việc cử giảng viên đi học thạc sỹ, tiến sỹ, cụ thể: nhà trường quán triệt chủ trương đến hết năm 2017 nếu giảng viên nào không hoàn thành chương trình thạc sỹ sẽ không bố trí giờ giảng và điều động làm nhiệm vụ khác; giao nhiệm vụ cụ thể cho các khoa cử giảng viên đi nghiên cứu sinh tại các trường đại học trong nước cũng như khu vực và quốc tế.

Các giảng viên cũng xác định được nhiệm vụ và trách nhiệm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của mình nên trong những năm qua, từ 2010 đến 2014 số lượng giảng viên đang đi học thạc sỹ và tiến sỹ tăng lên đáng kể. Nhà trường cũng có những chính sách như liên kết với các trường Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Huế, Đại học Nha Trang mở các lớp đào tạo về trình độ thạc sỹ tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên trong việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.

Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên trẻ và giảng viên nữ đang trong độ tuổi sinh và nuôi con nhỏ hiện nay trong nhà trường chiếm số lượng lớn, việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn của các giảng viên. Công việc giảng dạy với số tiết quá định mức cũng gây ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học của các giảng viên.

Bảng 2.15. Số lượng giảng viên đi bồi dưỡng chuyên môn của trường Đại học Kinh tế Nghệ An từ năm học 2010- 2011 đến

năm học 2014 - 2015 ĐVT: người Năm Chỉ tiêu 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Thạc sỹ 3 4 8 6 14 Tiến sỹ 1 3 2 6 10 (Nguồn: Phòng tổ chức –hành chính)

Bên cạnh việc cử giảng viên đi học thạc sỹ, tiến sỹ hằng năm, nhà trường còn đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn khác để bồi dưỡng nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên như: tổ chức các hoạt động chuyên môn: đăng ký các giờ giảng có chất lượng, tổ chức các buổi học thuật và các công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa ứng dụng cao. Trong thời gian tới, nhà trường có chủ trương hỗ trợ cho các khoa, tỏ bộ môn và giảng viên đi nghe giảng tại một số trường như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Vinh ... để học hỏi những phương pháp giảng dạy tiên tiến để áp dụng trong công tác giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An.

Thời gian tới, để không ngừng nâng cao chất lượng công tác giáo dục – đào tạo, Nhà trường tiếp tục tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có chất lượng toàn diện, số lượng hợp lý, cơ cấu đồng bộ, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững chắc các thế hệ cán bộ, nhất là đội ngũ giảng viên. Trên cơ sở đánh giá, dự kiến đúng khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, giảng viên, tập trung xây dựng quy hoạch nguồn cán bộ chủ trì, giảng viên chuyên ngành có chất lượng cao cả về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ quản lý, giảng dạy và năng lực thực tiễn; đảm bảo tính kế thừa liên tục, vững chắc. Chú trọng

Trường đại học Kinh tế Nghệ An đã thực hiện chính sách đào tạo và thăng tiến cho cán bộ, giảng viên, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, điều này được thể hiện ở bảng 2.23 sau:

Bảng 2.16. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về chính sách đào tạo thăng tiến của Nhà trường

Mức đánh giá(%)

Tiêu chí đánh giá

Hoàn

Không

toàn Khá Hoàn toàn

Đồng Đồng ý

không đồng ý đống ý

ý đồng ý 1.Chính sách đào tạo thăng tiến

2,2 3,3 39,1 45,7 9,8

công bằng

2.Công tác đào tạo có hiệu quả 0,0 7,1 19,6 55,4 17,9 3.Có nhiều cơ hội thăng tiến 17,4 15,2 35,3 27,7 4,3 4.Có điều kiện thể hiện và khẳng

2,2 3,3 24,5 57,6 12,5

định

(Nguồn: số liệu khảo sát tháng 5/2015)

Theo bảng 2.16, ta thấy có đến 45,7% giảng viên đồng ý và 9,8% hoàn toàn đồng ý với nhận định là các chính sách đào tạo và thăng tiến của nhà trường đã công bằng giữa các đối tượng tương đương, trong khi đó chỉ có 3,3% không đồng ý và 2,2% hoàn toàn không đồng ý, còn lại 39,1% là khá đồng ý. Với vấn đề đào tạo có hiệu quả hay không, thì tỷ lệ giảng viên đồng ý đạt 55,4% và 17,9% hoàn toàn đồng ý; số giảng viên khá đồng ý chiếm 19,6% và không đồng ý là 7,1%. Lý giải cho điều này, nhiều giảng viên cho rằng, nhà trường đã có những hình thức tổ chức đào tạo phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường hiện nay, chẳng hạn, trường đã liên kết với các trường như: Học viện tài chính, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Nha Trang mở các lớp đào tạo sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, giúp cho giảng viên có thể

thân và yêu cầu của công việc. Do vậy nhiều ý kiến của giảng viên đã nhất trị rằng công tác đào tạo bước đầu đạt hiệu quả nhất định.

Trong quá trình làm việc, có đến 57,6% ý kiến giảng viên đồng ý và 12,5% hoàn toàn đồng ý rằng mình được thể hiện và khẳng định bản thân, và 24,5% không đồng ý; 2,2% hoàn toàn không đồng ý, khá đồng ý chiếm 3,3%; điều này cho thấy Nhà trường luôn tạo điều kiện để người giảng viên phát huy khả năng sáng tạo và làm việc tốt. Tuy nhiên, ý kiến về cơ hội thăng tiến lại có đến 17,4% hoàn toàn không đồng ý và

15,2% không đồng ý với việc họ có nhiều cơ hội để thăng tiến. Mặc dù nhà trường cũng đã có những chính sách khen thưởng, bổ nhiệm chức vụ cho những giảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng do tính chất của công việc, đặc thù công việc nên việc thăng tiến phụ thuộc vào yêu cầu của công việc và số lượng cho từng vị trí của cơ cấu tổ chức bộ máy.

Nhìn chung, chính sách đào tạo và thăng tiến của nhà trường theo ý kiến đánh giá của giảng viên là có công bằng với 45,7% đồng ý. Có thể nhận thấy một điều rằng, các ý kiến đánh giá có tỷ lệ hoàn toàn không đồng ý và hoàn toàn đồng ý là rất ít, chứng tỏ nhà trường đã thực hiện công tác này khá nên cũng phần nào tạo được niềm tin và động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trong nhà trường.

Như vậy, có thể nhận thấy đánh giá của giảng viên trong nhà trường về chính sách đào tạo và thăng tiến là khá tích cực, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung giảng viên đã đánh giá đúng thực tế hiện nay của nhà trường. Trong khi trả lời phỏng vấn, một số giảng viên đề xuất ý kiến nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo bao gồm cả việc hỗ trợ về thời gian, kinh phí khi giảng viên tham gia các khóa học nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. nhà trường cần xây dựng chính sách thăng tiến dựa trên thực tế làm việc của giảng viên để những người thực sự có năng lực được thể hiện bản thân và tạo mọi điều kiện cho họ phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)