Động lực làm việc của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 83 - 86)

Nghiên cứu động cơ làm việc là chìa khóa giúp người lãnh đạo nắm được những suy nghĩ, những băn khoăn và mục đích thực sự của cán bộ, giảng viên khi làm việc là gì. Từ đó cũng dễ dàng đề ra những chính sách tạo động lực làm việc cho giảng viên. Khảo sát thực tế tại Nhà trường cho kết quả bảng 2.18 sau:

Bảng 2.18. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về động cơ làm việc của Nhà trường Mức đánh giá (%) Tiêu chí đánh giá Hoàn Không Khá Hoàn toàn Đồng đồng Đồng ý toàn không ý ý đống ý đồng ý

1.Làm việc vì cấp trên yêu cầu 7,1 32,6 25,5 25,0 9,8 2. Làm việc vì các điều kiện Nhà

4,3 20,7 28,8 35,3 10,9 trường tạo ra 3. Làm việc để đáp ứng sự mong 7,1 8,2 29,9 39,7 15,2 chờ của Nhà trường 4. Làm việc vì ý thức trách nhiệm 2,7 1,6 11,4 49,5 44,8 5. Làm việc giúp phát triển chuyên

3,3 2,7 8,2 42,4 43,5

môn

6. Làm việc vì yêu thích công việc 4,9 4,9 16,8 42,4 31,0

(Nguồn: số liệu khảo sát tháng 11/2015

Phân tích bảng dữ liệu, chúng ta có thể nhận thấy số % giảng viên khá đồng ý, đồng ý và hoàn toàn đồng ý là rất cao: 25,5% và 25% khá đồng ý và đồng ý với nhận định họ làm việc vì cấp trên yêu cầu; 28,8% và 35,5% khá đồng ý và đồng ý rằng họ làm việc vì các điều kiện của nhà trường tạo ra, điều này thể hiện về cơ bản nhà trường đã tạo ra được các điều kiện để đáp ứng được với nhu cầu của giảng viên, điều kiện nhà trường tạo ra ở đây có thể được hiểu là các chính sách thu nhập cho giảng viên, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công việc…Với nhận định này thì số % hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý cũng chiếm tới 25%: Điều này cho thấy bên cạnh những chính sách và các điều kiện đã đáp ứng được thì cũng còn những vấn đề mà

Với nhận định làm việc để đáp ứng mong chờ của nhà trường thì có tới 69,6%khá đồng ý và đồng ý với vấn đề này. Việc thực hiện các quy chế về giảng dạy, công việc của mình xuất phát từ nhiệm vụ được giao, và thông qua nhiệm vụ của mình, nhà trường mong đợi mỗi giảng viên thực hiện tốt nhất vai trò, vị trí và trách nhiệm, năng lực của bản thân. Có 15,3% ý kiến cho rằng họ không hoàn toàn đồng ý và không đồng ý với việc là làm việc vì sự mong chờ của nhà trường mà vì các mục đích khác.

Khảo sát về các tiêu chí: Làm việc vì ý thức trách nhiệm, vì phát triển chuyên môn, vì yêu thích công việc thì số % đồng ý và hoàn toàn đồng ý rất cao, tương ứng là: 94,3%, 85,9% và 73,4%. Đây có thể xem là một tín hiệu rất đáng mừng vì qua số liệu như thế này, chúng ta có thể nhận thấy rằng về cơ bản động cơ làm việc của giảng viên là vì trách nhiệm với công việc, yêu thích công việc và phát triển chuyên môn của mình. Đây là yếu tố giúp cho việc tạo động lực làm việc cho giảng viên của lãnh đạo nhà trường gặp nhiều thuận lợi, vì trong thực tế để giảng viên có động lực làm việc phải xuất phát từ 2 yếu tố là các chính sách và điều kiện của nhà trường tạo ra và ý thức, trách nhiệm của giảng viên.

Như vậy, động cơ làm việc của mỗi lao động là khác nhau, tuy nhiên có điểm chung là giảng viên trong nhà trường yêu thích công việc của mình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Mục đích của giảng viên chính là làm việc để có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống bản thân và gia đình và thể hiện được niềm đam mê, nhiệt huyết trong công việc. Do đó, Nhà trường cần phải có những chính sách hợp lý và đúng đắn trong thu nhập, lương thưởng, thăng tiến và đảm bảo các điều kiện làm việc cho giảng viên để họ có thêm động lực làm việc. Giảng viên sẵn sàng gắn bó lâu dài với nhà trường nếu các điều kiện đuợc cải thiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)