Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai, Nghệ An đang xây dựng một mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng lớn của tỉnh và của đất nước. Tính đến năm 2014 tỉnh Nghệ An có 6 trường đại học (ĐH Vinh, ĐH Y khoa Vinh, ĐH Kinh tế Nghệ An, ĐH Công Nghiệp Vinh, ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐH Vạn Xuân); 8 trường cao đẳng (CĐ Giao thông vận tải, CĐ Hoan Châu, CĐ nghề Việt Hàn, CĐ Sư phạm Nghệ An, CĐ Văn hóa nghệ thuật, CĐ nghề Việt Đức, CĐ nghề số 4 của Bộ quốc phòng). Theo dự kiến, mạng lưới sẽ gồm 8 trường đại học, 10 trường cao đẳng và các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, gắn đào tạo với nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ.
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An cùng với hệ thống giáo dục ở Nghệ An đã và đang vươn lên để trở thành nhân tố chính đáp ứng được các yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực của địa phương nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đã nhấn mạnh “Phát triển mạnh nguồn lực con người, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục”, đồng thời vươn lên để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao theo nhu cầu của vùng và cả nước với nhiệm vụ của một trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân và thuộc mạng lưới các trường đại học của đất nước.
Sự phát triển của nhà trường và khả năng hội nhập vào hệ thống giáo dục trong nước, khu vực và quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào việc xác định được mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, lựa chọn bước đi thích hợp và đặc biệt là các giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong thời gian qua, nhà trường luôn xác định công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình phát triển đi lên. Hiện nay, đứng trước yêu cầu hội nhập quốc tế, ngoài hai nhiệm vụ trên nhà trường xác định công tác hợp tác quốc tế là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nó là điều kiện để nhà trường vươn lên đạt được mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Cụ thể trong chiến lược phát triển cần phải đạt đến:
- Mục tiêu đào tạo, các ngành nghề của trường trước mắt và lâu dài là tạo nguồn nhân lực có đủ trình chuyên môn kỹ thuật và trình độ ngoại ngữ phục vụ các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, dịch vụ và hội nhập quốc tế, phục vụ trực tiếp các chương trình kinh tế xã hội của tỉnh, khu vực và cả nước.
- Nội dung, chương trình đào tạo các bậc học vừa đảm bảo tính khoa học vừa đảm bảo tính nghề nghiệp ứng dụng cao.
- Hình thức đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị được thường xuyên đổi mới theo hướng hiện đại hóa, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện giáo dục thường xuyên cập nhật kiến thức, kết hợp hài hòa các hình thức đào tạo chính quy, vừa học vừa làm, liên thông các trình độ.
Trong mạng lưới các trường làm nhiệm vụ giáo dục đại học, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An giữ vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực phục
vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nghệ An, góp phần đáp ứng nhu cầu của cả nước. Do đó, nhà trường đã và đang tìm các giải pháp để kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô, để tất cả các ngành, chuyên ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, tăng hiệu quả giáo dục, nhạy bén và thích ứng nhanh với những biến động của nhu cầu nhân lực. Ngoài nhiệm vụ tự đào tạo, với vai trò là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nhà trường cần vươn lên đảm nhận trách nhiệm liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước để đào tạo các ngành, chuyên ngành và các trình độ mà nhà trường chưa tự đào tạo được. Đồng thời, phấn đấu vươn lên giữ vai trò chính trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận. Nhà trường xác đặt mục tiêu vươn lên đứng trong tốp đầu của mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề ở Nghệ An về: đào tạo, nghiên cứu khoa học, tham mưu hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là địa chỉ tin cậy trong hệ thống giáo dục của tỉnh.
3.1.3. Định hướng hoàn thiện giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An trong thời gian tới.
Nhà trường tăng cường thực hiện việc hoàn thiện các chế độ lương, thưởng, phúc lợi cho giảng viên đặc biệt chú trọng đến việc thay đổi cơ chế trả lương cho giảng viên. Thay đổi phương thức quản lý để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực, tạo điều kiện nâng cao mức thu nhập cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên có hệ số tăng thêm từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên.Giữ vững và tăng mức thu nhập ngoài lương lên trên 2.000.000 đ/tháng.
Đồng thời, Nhà trường tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, thực hiện hạch toán nội bộ đến từng đơn vị trực thuộc, có biện pháp sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài chính, đảm bảo từng bước nâng mức thu nhập cho người lao động đến 02 lần.
Tiếp tục tiến hành rà soát, bổ sung và hoàn thiện các văn bản liên quan đến chế độ, chính sách của giảng viên nhằm phù hợp với thực tế.
công đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực của từng người; phân cấp công tác quản lý rõ ràng, cụ thể tới từng đơn vị trực thuộc.
Nhà trường tiếp tục phát huy sức mạnh, tăng cường đoàn kết nội bộ. Đồng thời tiếp tục duy trì, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho giảng viên. Ngoài ra, Trường cần có biện pháp quan tâm và tạo điều kiện đặc biệt cho các giảng viên trẻ.