Những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo động lực làm việc cho giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 53 - 54)

cho giảng viên trường đại học Kinh tế Nghệ An

2.2.1. Thuận lợi

Có thể nói việc tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường đại học Kinh tế Nghệ An đã được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và xem đó là vấn đề cơ bản để nâng cao năng suất lao động, tạo ra uy tín và danh tiếng cho nhà trường trong thời kỳ mới. Trong công tác tạo động lực cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An có những thuận lợi cơ bản sau đây:

Đảng ủy, Ban giám hiệu xác định rõ tầm quan trọng của công tác tạo động lực nên đã ban hành những chính sách, chủ trương và sử dụng nhiều công cụ tích cực để tạo động lực làm việc cho các giảng viên như: chính sách tiền lương, chính sách tiền thưởng, phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội hợp lý, công bằng.

Đối tượng tạo động lực ở đây là giảng viên đại học nên về cơ bản họ có niềm đam mê, nhiệt huyết và gắn bó với nghề nghiệp. Nhà trường có đội ngũ giảng viên tố nghiệp từ các trường đại học có uy tín của Việt Nam, với sức trẻ và sự nhiệt huyết họ xác định được cơ bản vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình với nhiệm vụ chung của nhà trường trong giai đoạn khó khăn về tuyển sinh như hiện nay.

Là một ngôi trường có truyền thống 55 năm bề dày với nhiều thành tích, cán bộ và giảng viên nhà trường luôn ý thức đươc vấn đề phát huy truyền thống hiếu học của “mảnh đất học” nên xác định về cơ bản sự gắn bó và niềm tin vào ngôi

trường này. Truyền thống hiếu học, yêu nghề cũng la một trong những thuận lợi để các giảng viên luôn có động lực trong làm việc, nghiên cứu khoa học và giảng dạy của mình.

2.2.2. Khó khăn

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa, ngành giáo dục đang có nhiều cơ hội mới, đồng thời đứng trước những khó khăn thách thức, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và cả nước.

Yêu cầu của nghề nghiệp giảng viên đại học là phải luôn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng với mức lương như hiện nay, để đảm bảo được cuộc sống và cả học tập nâng cao trình độ là hết sức khó khăn cho bản thân mỗi giảng viên nên họ phải làm thêm để có thêm thu nhập, điều này sẽ ảnh hưởng tới động lực làm việc của giảng viên.

Trong quá trình thực hiện một số chính sách tạo động lực cho giảng viên trường Đại học kinh tế Nghệ An, đội ngũ cán bộ quản lý đang gặp một số vướng mắc và khó khăn như: Chế độ trả các khoản thu nhập ngoài lương bị ảnh hưởng bởi công tác tuyển sinh giảm, số lượng sinh viên giảm; ....

2.3. Thực trạng tạo động lực và các chính sách tạo động lực làm việc của trường đại học Kinh tế Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế nghệ an (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)