6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚ
2.2.5. Kết quả thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách
Đội ngũ nhân sự được trẻ hóa nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế, công tác đào tạo đối với cán bộ mới tuyển dụng thường được thực hiện sau một thời gian được tiếp cận thực tế. Công tác đào tạo hướng dẫn nhân viên mới vẫn theo kiểu “người đi trước hướng dẫn lại cho người đi sau”, dẫn đến việc cán bộ mới ít có thời gian tìm đọc công văn hướng dẫn và thực hiện theo đúng quy trình cho vay.
Việc thu thập thông tin doanh nghiệp có chất lượng đầu vào đôi khi chưa chính xác do cán bộ mới tuyển dụng thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập và xác minh tính đúng đắn của thông tin.
2.2.5. Kết quả thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Đà Nẵng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Đà Nẵng
Số lượng khách hàng doanh nghiệp cho vay hạn mức tín dụng qua các năm cũng thể hiện được việc Chi nhánh đang muốn tăng thêm hay thu hẹp quy mô trong hoạt động tín dụng. Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay theo hạn mức tín dụng và cơ cấu dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng phân theo thành phần kinh tế tại Vietinbank Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở các Công ty TNHH và Công ty Cổ phần (chiếm trên 90% số lượng khách hàng cho vay theo hạn mức tín dụng tại Chi nhánh). Các doanh nghiệp này thường có nhu cầu vay vốn thường xuyên và quy mô lớn nên được Vietinbank Đà Nẵng xem
xét cho vay theo hạn mức tín dụng. Tính đến cuối năm 2013 với số lượng 987 khách hàng doanh nghiệp vay theo hình thức cấp hạn mức tín dụng tại Chi nhánh giảm hơn năm 2012 nhưng không đáng kể, số lượng Công ty TNHH chiếm hơn 60% số lượng khách hàng doanh nghiệp vay theo hạn mức tín dụng của Chi nhánh. Số lượng khách hàng doanh nghiệp được cấp hạn mức tín dụng nhiều nhất là năm 2012 với 1.014 khách hàng, tăng 23,5% so với năm 2011.
Bảng 2.8: Số lượng KHDN vay theo hạn mức tín dụng
ĐVT: Khách hàng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) 2012/2011 2013/2012 Công ty CP 281 309 301 9.96 -2.59 Công ty TNHH 465 607 598 30.54 -1.48 DNTN 75 98 88 30.67 -10.2 Tổng Cộng 821 1.014 987 (Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Đà Nẵng)
So với các Chi nhánh khác trên địa bàn thì số lượng khách hàng của Chi nhánh hiện nay là rất lớn, trong đó khách hàng doanh nghiệp vay theo hạn mức tín dụng chiếm trên 85% tổng số khách hàng. Do đặc thù chi nhánh nằm ngay tại trục đường trung tâm thành phố, với mạng lưới Phòng giao dịch rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch vay vốn.
Về cơ cấu số lượng khách hàng cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng hiện nay tại Chi nhánh chủ yếu là loại hình Công ty Cổ phần, Công ty TNHH và DNTN. Trong đó Công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 50% với số lượng bình quân trên 100 khách hàng, DNTN chiếm tỷ trọng thấp nhất.
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay theo HMTD đối với KHDN theo thành phần kinh tế ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ theo HMTD 1.183 100 1.464 100 1.159 100 1. Dư nợ của công ty cổ phần 650 55 924 63 806 70 2. Dư nợ của công ty TNHH 293 25 269 18 215 19 3.Dư nợ của doanh nghiệp tư nhân 240 20 271 19 138 11
(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Đà Nẵng)
Từ năm 2011 đến năm 2013 Chi nhánh thực hiện cho vay hạn mức tín dụng chủ yếu với nhóm công ty cổ phần và Công ty TNHH, đồng thời giảm dần đối với doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể:
Công ty cổ phần, năm 2011 dư nợ hạn mức tín dụng đối với Công ty cổ phần là 55%, năm 2012 là 63%, đến năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 70%.
DNTN, năm 2011 dư nợ hạn mức tín dụng đối với DNTN là 20%, qua năm 2012 giảm còn 19%, năm 2013 dư nợ đối với DNTN giảm mạnh còn 11%. Nguyên nhân chính Chi nhánh đã giảm dần dư nợđối với các DNTN do các DN này gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản.
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay theo HMTD đối với KHDN phân theo ngành nghề
ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng dư nợ theo HMTD 1.183 100 1.464 100 1.159 100 1. Thương mại – Dịch vụ 887 75 1.127 77 790 68 2. Công Nghiệp chế biến 177 15 205 14 198 17 3. Cho vay xây lắp 82 7 70 5 65 6 4. Công Nghiệp khai khoáng 37 3 62 4 106 9
Dư nợ cho vay tại Vietinbank Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Số liệu này tăng trưởng qua các năm và chiếm hơn 70%/tổng dư nợ tại Vietinbank Đà Nẵng. Từ năm 2011 đến năm 2013, Chi nhánh thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp phân theo ngành nghề chủ yếu tập trung ở 4 lĩnh vực là Thương mại – Dịch vụ, Công nghiệp chế biến, Cho vay xây lắp và Công nghiệp khai khoáng Trong đó dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ, chiếm tỷ trọng trên 68%. Từ năm 2013 trởđi Chi nhánh đã cơ cấu lại dư nợ theo ngành nghề, đẩy mạnh phát triển cho vay hạn mức tín dụng đối với lĩnh vực thương mại – dịch vụ và đến cuối năm 2012 cho vay đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng 240 tỷ đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, mặc dù dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này có giảm so với những năm trước đó do tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành nghề.
Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm trên 15% trong năm 2013. Cuối cùng là cho vay xây lắp và khai khoáng có tỷ trọng thấp dưới 10%. Như vậy trong khi các ngành xây lắp, công nghiệp khai khoáng đang gặp khó khăn, Chi nhánh đã dần cơ cấu lại ngành nghề, đặc biệt phát triển quan hệ tín dụng đối với lĩnh vực thương mại dịch vụđể gia tăng lợi nhuận.
Hiện nay chi nhánh đã duy trì khách hàng lớn tiềm năng với hạn mức được cấp thường xuyên đạt trên 100 tỷ như: Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ, Công ty cổ phần Đầu tư Điện lực 3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ, Công ty Cổ phần Hóa Chất Nhựa Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng, Công ty cổ phần Dược – TBYT Đà Nẵng, Công ty cổ phần dược Danapha, Tổng Công ty Cổ
phần Y tế Danameco...Đây là những khách hàng truyền thống, có uy tín và là nhân tố quan trọng giúp cho chi nhánh có được những thành công trong việc phát triển hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng.
Bảng 2.11: Nợ xấu cho vay và nợ xấu cho vay theo HMTD đối với KHDN
ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ xấu Tỷ lệ (%) Nợ xấu Tỷ lệ (%) Nợ xấu Tỷ lệ (%) Nợ xấu cho vay tại Chi nhánh 3.06 0,05 5.45 0,10 30.09 1,15 Nợ xấu cho vay theo HMTD đối
với KHDN tại Chi nhánh 2.07 0,17 3.92 0,27 12.40 1,04
(Nguồn: Phòng tổng hợp VietinbankĐà Nẵng)
Với thực tế công tác cho vay hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thì nợ xấu của chi nhánh đang tăng dần qua các năm, đặc biệt năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tăng so với các năm mặc dù Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác kiểm soát cho vay để giảm tỷ lệ này xuống. Nguyên nhân chính do môi trường kinh doanh trong điều kiện khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, áp lực cạnh tranh ngày càng nhiều, thông tin dự báo thiếu kịp thời, cơ chế chính sách luôn thay đổi, lãi suất thường xuyên bến động, các doanh nghiệp chịu sự tác động của giá cả, lạm phát, khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản nên khả năng thanh toán nợ vay còn chậm làm phát sinh nợ xấu. Nợ xấu chủ yếu thuộc công tác cho vay hạn mức tín dụng, với tỷ lệ nợ xấu năm 2013 đối với cho vay hạn mức tín dụng là 1,04% trong khi đó nợ xấu trên tổng dư nợ cả Chi nhánh là 1,15%. Như vậy nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn mà cụ thể là cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
Tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ cho vay tại Vietinbank Đà Nẵng qua các năm chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, tỷ lệ nợ xấu đối với hoạt động cho vay theo HMTD/tổng dư nợ cũng chiếm tỷ lệ thấp. Qua các năm, tỷ lệ này chỉ chiếm dưới 2%/tổng dư nợ. Bảng 2.12: Tỷ lệ trích dự phòng xử lý rủi ro cụ thể/Dư nợ cho vay HMTD ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền trích lập dự phòng rủi ro cụ thể 0.7 1.57 9.2 Dư nợ tín dụng ngắn hạn hạn mức 1.183 1.464 1.159 Tỷ lệ (%) 0,06 0,14 0,78 (Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Đà Nẵng) Tỷ lệ trích lập dự phòng xử lý rủi ro cụ thể trên dư nợ ngắn hạn hạn mức qua 3 năm có sự biến động theo chiều hướng tăng dần. Bắt đầu từ năm 2011 nợ xấu có chiều hướng gia tăng, cụ thể năm 2011 cứ 100 đồng cho vay có 0,06 đồng là nợ xấu phải trích dự phòng rủi ro, năm 2012 cứ 100 đồng cho vay có 0,14 đồng là nợ xấy phải trích lập dự phòng rủi ro, đến năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 0,78 đồng. Nguyên nhân chính sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 – 2009, các doanh nghiệp đã cố gắng chống đỡ tuy nhiên một số doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản, không có khả năng hồi phục. Cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh ngày càng tiêu cực, khả năng thu hồi nợ thấp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Trên cơ sở đó, để hạn chế các rủi ro tín dụng, ban lãnh đạo chi nhánh đã ra chỉ đạo chung trong năm 2014 là tuyệt đối không để xảy ra phát sinh nợ nhóm 2, các phòng ban phải liên tục theo dõi sát các món nợ đến kỳ hạn trả lãi, gốc để chủđộng thông báo cho khách hàng biết trước từ 10 – 15 ngày để khách hàng chuẩn bị nguồn trả lãi, gốc đúng hạn. Tiếp tục sàng lọc và phân loại khách hàng, đối với khách hàng tốt phải có biện pháp cụ thể để giữ được
khách hàng, đối với khách hàng có khó khăn tạm thời thì có biện pháp cùng tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho khách hàng để khôi phục lại nhưng phải đảm bảo hồ sơ đúng quy định, đối với khách hàng có khó khăn thật sự thì kiên quyết rút giảm dư nợ, đối với khách hàng được đánh giá là không thể phục hồi thì phải áp dụng biện pháp mạnh, có thái độ dứt khoát trong xử lý thu hồi nợ, xử lý ngay TSBĐ để thu nợ. Trong năm 2014, tập trung quyết liệt xử lý nợ xấu, nợ XLRR, tiến hành khởi kiện hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để xử lý dứt điểm, thu nợ sớm, đảm bảo an toàn nguồn vốn Vietinbank.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH