6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚ
2.2.2. Chính sách cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng
hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Đà Nẵng
a. Phạm vi áp dụng
nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Hợp tác xã) áp dụng trong toàn bộ hệ thống Vietinbank.
b. Đối tượng áp dụng
Vietinbank Đà Nẵng cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng, tiêu chuẩn chất lượng tín dụng cao và các quan điểm chiến lược khách hàng của Vietinbank.
- Chi nhánh tự tìm kiếm và lựa chọn khách hàng: ưu tiên lựa chọn những khách hàng mới, có sản xuất hàng hóa xuất khẩu như dệt may, thủy hải sản, hạt nhựa...Riêng các khách hàng có đăng ký kinh doanh không cùng địa bàn/hoặc không cùng địa bàn giáp ranh/hoặc công ty con của khách hàng đang quan hệ tín dụng thì khi muốn thiết lập quan hệ tín dụng, chi nhánh phải có văn bản trình TSC về lý do thiết lập quan hệ tín dụng ngoài địa bàn và cách quản lý sau khi cho vay. Không cấp hạn mức tín dụng cho những khách hàng không đáp ứng đủđiều kiện về tư cách pháp lý.
- Khách hàng đặt quan hệ tín dụng lần đầu: Khách hàng mới thành lập hoặc lần đầu quan hệ tín dụng với Vietinbank Đà Nẵng hoặc đã ngừng quan hệ tín dụng từ 24 tháng trở lên, có khả năng tài chính bảo đảm nghĩa vụ với Vietinbank Đà Nẵng trong thời hạn cam kết. Nếu khách hàng đã dư nợ tại các TCTC khác thì bảo đảm dư nợ của khách hàng tại các TCTD phải thuộc nhóm 1 – theo thông tin truy vấn từ CIC. Không cấp hạn mức tín dụng cho những khách hàng mới không đáp ứng đủ điều kiện về tín nhiệm trong quan hệ tín dụng hoặc có hạng từ A trở xuống (trừ trường hợp có bảo đảm bằng tài sản có tính thanh khoản cao), doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài.
- Khách hàng đang có dư nợ tại Chi nhánh: Chi nhánh tiếp tục đánh giá, xem xét hạn mức của khách hàng trong kỳ tiếp theo hoặc xem xét cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng nếu xét thấy khách hàng chưa đáp ứng được
điều kiện tái cấp hạn mức tín dụng nhưng cần duy trì quan hệ tín dụng để giảm dần dư nợ.
Theo chính sách khách hàng của Vietinbank, chi nhánh chỉ cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng xếp hạng trên hệ thống nội bộđạt hạng AAA, AA, A. Đây là khách hàng có các chỉ số tài chính và phi tài chính được đánh giá là tốt, và xếp nhóm 1 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
c. Hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn theo hạn mức tín dụng cơ bản giống với hồ sơ vay vốn theo các phương thức khác. Tuy nhiên, hồ sơ cũng phải kèm theo một số tài liệu cụ thể sau đây:
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng
++ Quyết định thành lập (nếu pháp luật quy định phải có); giấy đăng ký kinh doanh; giấy phép hành nghề (nếu pháp luật quy định phải có); giấy phép hoặc hạn ngạch xuất nhập khẩu (nếu pháp luật quy định phải có); điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng; quy chế tài chính (đối với tổng công ty và các đơn vị thành viên); nghị quyết của hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên giao quyền cho giám đốc ký kết các tài liệu, thủ tục liên quan đến vay vốn, thế chấp, cầm cố cho Ngân hàng (nếu điều lệ không quy định)
++ Khách hàng vay vốn từ lần thứ hai trở đi không phải gửi các tài liệu quy định tại điểm này, trừ trường hợp có các sự thay đổi
- Những tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay và kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng. Các tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có) gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ít nhất hai năm gần nhất (trừ trường hợp pháp nhân hoạt động dưới hai năm thì các báo cáo tài chính từ khi hoạt động đến thời điểm gần nhất). Các tài liệu liên quan khác như: biên bản góp vốn điều lệ (đối với Công ty TNHH, cổ phần), quyết định giao vốn (đối với DNNN được Nhà nước giao vốn).
- Những tài liệu liên quan đến bảo đảm tín dụng hoặc điều kiện vay vốn đặc thù
- Giấy đề nghị vay, giấy đề nghị cấp HMTD (theo mẫu)
- Hồ sơ TSBĐ (nếu có): Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản bảo đảm nợ vay: Giấy chứng nhận QSD đất, giấy chứng nhận QSH tài sản…
Hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn là bước quan trọng, nó phục vụ cho CB QHKH trong quá trình thẩm định hồ sơ của khách hàng. Nếu cán bộ giỏi, có kinh nghiệm thì khách hàng sẽ không phải cung cấp nhiều lần về hồ sơ của mình.
d. Điều kiện vay vốn
- Tổ chức có năng lực pháp luật dân sự, người đại diện của tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy đinh của Pháp luật;
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với chính sách tín dụng định hướng của Vietinbank trong từng thời kỳ;
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợđúng thời hạn cam kết:
++ Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
++ Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, nếu lỗ thì phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ.
++ Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp luật Việt Nam quy định phải mua bảo hiểm
- Có kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả;
- Cam kết nộp, chuyển tiền bán hàng về tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại Chi nhánh tối thiểu bằng tỷ lệ cấp tín dụng của Vietinbank/tổng dư nợ cho vay các TCTD.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Vietinbank.
e. Thời hạn cho vay: Vietinbank Đà Nẵng và doanh nghiệp thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất - kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và nguồn vốn cho vay của Vietinbank Đà Nẵng, tối đa 12 tháng.
f. Lãi suất cho vay: Theo quy định của Vietinbank Đà Nẵng công bố theo từng thời kỳ. Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khách hàng vay vốn cụ thể và tùy thuộc vào phương án/dự án vay vốn.
g. Cách xác định hạn mức tín dụng:
HMTD = Vốn lưu động tối đa – Vốn lưu chuyển – Vốn huy động khác
Trong đó :
Vốn lưu chuyển = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn phải trả
- Nhu cầu VLĐ được tính toán theo phương pháp giản đơn như sau: Tổng chi phí sản xuất cần thiết kỳ kế hoạch Nhu cầu VLĐ = ---
Vòng quay VLĐ dự kiến kỳ kế hoạch
-Vòng quay vốn lưu động được tính toán dựa vào báo cáo quyết toán của năm trước và tính theo công thức:
Doanh thu thuần Vòng quay VLĐ = ---
Tài sản lưu động dự trữ bình quân
·Doanh thu thuần: Bằng Tổng doanh thu loại trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản thuế phải nộp.
·Tài sản lưu động dự trữ bình quân: Được tính trên cơ sở nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá đang tiêu thụ, thành phẩm hàng hoá tồn kho... Có thể tính bằng bình quân tài sản lưu động các quý.
Vòng quay vốn lưu động trong công thức xác định hạn mức chưa hướng dẫn cụ thể là dựa trên số liệu của báo cáo tài chính năm liền kề hay lấy số liệu của kỳ kế hoạch. Đối với chỉ tiêu này cán bộ quan hệ khách hàng thường lấy theo kỳ kế hoạch, và thường là điều chỉnh để xác định số tiền cấp hạn mức tín dụng theo ý kiến chủ quan.
-Vốn lưu động tối đa có thểđược CB QHKH điều chỉnh trên cơ sở đặc điểm thời vụ của hoạt động kinh doanh và biến động tăng nhu cầu vốn của phương án.
VLĐ tối đa năm trước VLĐ tối đa = VLĐ bình quân x ---
VLĐ bình quân năm trước
- Vốn huy động khác: vốn chiếm dụng từ ngân sách, vay/ nợ khác.
h. Tài sản bảo đảm: khách hàng doanh nghiệp vay theo hạn mức tín dụng có thể vay dưới hình thức có hoặc không có TSBĐ hoặc bảo lãnh bằng uy tín hoặc tài sản của bên thứ ba. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ xem xét đến việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi khoản nợ vay.
i. Thủ tục giải ngân: Bao gồm các bước sau:
- Sau khi duyệt hạn mức tín dụng, hai bên sẽ ký kết hợp đồng tín dụng làm cơ sở vay vốn và thu nợ.
- Mỗi lần nhu cầu vay vốn phát sinh, doanh nghiệp cần gửi các chứng từ hóa đơn phải trả cho người bán hoặc chứng từ thanh toán cho người bán và ký vào khế ước nhận nợ, khách hàng sẽ được Ngân hàng xem xét giải ngân. Căn cứ vào HĐTD đã ký kết, CB QHKH kiểm tra các hồ sơ, chứng từ do khách hàng cung cấp để tiến hành giải ngân.
·Nếu chứng từ giải ngân đủđiều kiện, CB QHKH đóng dấu “ĐÃ CHO VAY”, ghi rõ số tiền giải ngân lần này và ký tắt vào chứng từ giải ngân; ký vào GNN và trình lãnh đạo phòng KHDN.
·Nếu chứng từ giải ngân chưa đủ điều kịên, CB QHKH yêu cầu khách hàng bổ sung.
+ Lãnh đạo phòng KHDN: Kiểm tra lại GNN, điều kiện giải ngân và nội dung trình cùa CB QHKH phù hợp với hợp đồng tín dụng và các quy định hiện hành của NHCT, nếu đúng ký, trình người có thẩm quyền quyết định/nếu chưa đúng, yêu cầu CB QHKH hoàn thiện.
+ Người có thẩm quyền quyết định: Kiểm tra lại GNN, hồ sơ giải ngân. Nếu các chứng từ giải ngân phù hợp với hợp đồng tín dụng và quy định hiện hành của Vietinbank thì ký duyệt giải ngân/nếu chưa phù hợp, yêu cầu phòng khách hàng doanh nghiệp hoàn thiện.
- Tiền vay sẽ được ghi nợ vào tài khoản cho vay và thanh toán cho người hưởng thụ bằng cách thanh toán trực tiếp vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc giải ngân bằng tiền mặt nếu người thụ hưởng không có tài khoản tại Ngân hàng.
j. Thu nợ, lãi: Lãi được ghi trên hợp đồng tín dụng hoặc GNN được tính và trả vào mỗi tháng một lần vào ngày cuối tháng hoặc một ngày nào đó được ấn định trong tháng.
Lãi được tính theo phương pháp tích số và được dựa trên thời gian dư nợ thực tế của từng khoản vay.
k. Kỳ hạn nợ: Ngân hàng ấn định trước ngày trả nợ của mỗi lần vay. Khi khách hàng có thu nhập, Ngân hàng sẽ thu nợ, điều này cũng giúp việc kiểm soát tính hiệu quả sử dụng vốn từng lần vay của khách hàng.
* Điều chỉnh hạn mức tín dụng:
Trên cơ sở đánh giá những diễn biến tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, Vietinbank thực hiện điều chỉnh hạn mức tín dụng đối với khách hàng. Tại chi nhánh chỉ được quyền điều chỉnh giảm hạn mức tín dụng, tại TSC sẽ quyết định điều chỉnh tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng. · Điều chỉnh giảm hạn mức tín dụng + Bước 1: Lập tờ trình đề xuất điều chỉnh giảm hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp + Bước 2: Kiểm soát tờ trình đề xuất điều chỉnh giảm hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
+ Bước 3: Quyết định, phê duyệt điều chỉnh giảm hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
- Trường hợp khách hàng doanh nghiệp đối với khách hàng doanh nghiệp do phó giám đốc quyết định phê duyệt: Lãnh đạo Phó giám đốc kiểm tra, ký duyệt trên tờ trình đề xuất điều chỉnh hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và thực hiện điều chỉnh giảm hạn mức tín dụng trên hệ thống.
- Trường hợp vượt thẩm quyền của Phó giám đốc và thuộc thẩm quyền của chi nhánh: Lãnh đạo chi nhánh kiểm tra, ký duyệt trên tờ trình đề xuất điều chỉnh hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và thực hiện điều chỉnh giảm hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trên hệ thống.
- Trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh:
+ Lãnh đạo chi nhánh kiểm tra, ký duyệt trên tờ trình đề xuất điều chỉnh hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và ghi rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý điều chỉnh hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp đề xuất trên tờ trình
+ Chỉ đạo phòng thực hiện chuyển tiếp hồ sơ điều chỉnh hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cho phòng đánh giá xếp hạng và phê duyệt giới hạn tín dụng giải quyết.
Bước 4: Lưu trữ hồ sơ và thông báo cho bộ phận có liên quan
·Điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng
+ Bước 1: Lập tờ trình đề xuất điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
+ Bước 2: Rà soát, chỉnh sửa Tờ trình đề xuất điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
+ Bước 3: Phê duyệt hạn mức tín dụng điều chỉnh
+ Bước 4: Lưu trữ hồ sơ và thông báo cho bộ phận có liên quan
·Điều chỉnh thời hạn duy trì hạn mức tín dụng
+ Bước 1: Lập tờ trình đề xuất điều chỉnh thời hạn duy trì hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
Vietinbank Đà Nẵng xem xét điều chỉnh thời hạn duy trì hạn mức tín dụng đối với khách hàng tín dụng trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu và đề nghịđiều chỉnh thời hạn duy trì hạn mức tín dụng. Việc điều chỉnh thời hạn duy trì hạn mức tín dụng phải được căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn luân chuyển vốn của khách hàng và việc điều chỉnh tăng được thực hiện theo nguyên tắc: tối đa không vượt quá ½ thời hạn duy trì hạn mức tín dụng ban đầu.
trì hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
+ Bước 3: Phê duyệt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng điều chỉnh
+ Bước 4: Lưu trữ hồ sơ và thông báo cho bộ phận có liên quan
Có thể nhận thấy trong chính sách cho vay, việc lựa chọn đối tượng khách hàng áp dụng vay hạn mức tín dụng của Vietinbank Đà Nẵng là khá chặt chẽ, điều này giúp chi nhánh chọn lọc khách hàng tốt để phát triển thị phần, đặc biệt các khách hàng đang hoạt động trong các lĩnh vực khuyến khích tăng trưởng tín dụng và giúp hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tuy