Các tiêu chí phản ánh kết quả cho vay theo hạn mức tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH

1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả cho vay theo hạn mức tín dụng

đối với khách hàng doanh nghiệp

a. Quy mô: Quy mô hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

- Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay hạn mức tín dụng

Đánh giá quy mô số lượng khách hàng theo hình thức doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng theo hình thức cho vay hạn mức qua các năm. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ cũng thể hiện được việc ngân hàng có thực hiện tăng cường việc tiếp xúc, phát triển khách hàng mới lên hay không.

Số lượng KHDN vay hạn mức tín dụng =

Số lượng KHDN theo thành phần kinh tế Tổng số lượng KHDN vay HMTD

- Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo hạn mức tín dụng

Dựa trên dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo hạn mức tín dụng dựa theo thành phần kinh tế hoặc phân theo ngành nghề, có thể thấy được việc ngân hàng đang mở rộng hay thu hẹp quy mô của công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp này.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay hạn mức tín dụng/Tổng dư nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng. Sự tăng trưởng của chỉ tiêu này cho thấy sự phát triển của công tác cho vay hạn mức tín dụng của Ngân hàng.

Tỷ trọng dư nợ HMTD = Dư nợ cho vay HMTD Tổng dư nợ ngắn hạn

Tỷ trọng của dư nợ hay khách hàng trong dư nợ cho vay chung hay số lượng khách hàng cho vay cũng thể hiện mức độ quan trọng của công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với công tác cho vay nói riêng và đối với hoạt động của ngân hàng nói chung. Khi chính sách không đổi, nếu hoạt động này chiếm tỷ trọng cao thì đó là hoạt động quan trọng của ngân hàng và ngân hàng cần phải giám sát hoạt động này chặt chẽ. Ngược lại, nếu tỷ trọng thấp nhưng sự tăng trưởng cao thì cho thấy ngân hàng đang muốn phát triển hoạt động này thành hoạt động chính của ngân hàng. Nhưng nếu tỷ trọng thấp và mức

tăng trưởng âm thì có thể ngân hàng thấy hoạt động này không còn quan trọng và đang giảm bớt.

b. Cơ cu dư n cho vay theo hn mc tín dng

Dựa trên tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo hạn mức tín dụng dựa theo thành phần kinh tế hoặc phân theo ngành nghề, có thể thấy được việc ngân hàng đang mở rộng hay thu hẹp quy mô của công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp này.

Tỷ lệ dư nợ cho vay KHDN theo thành phần kinh tế = Dư nợ KHDN theo thành phần kinh tế Tổng dư nợ vay HMTD của KHDN Tỷ lệ dư nợ cho vay KHDN phân theo ngành nghề = Dư nợ KHDN phân theo ngành nghề Tổng dư nợ vay HMTD của KHDN

c. Cht lượng dch v cho vay theo hn mc tín dng

Phản ánh mức độ hài lòng của việc cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Có thể đánh giá vào trình độ chuyên môn của cán bộ, quan hệ giao tiếp, thời gian xử lý công việc, thực hiện quy trình đúng tiêu chuẩn ISO…

d. Mc độ ri ro tín dng

Để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay theo hạn mức tín dụng, ngân hàng thường xem xét cơ cấu dư nợ hạn mức tín dụng theo mức độ rủi ro, tỷ lệ nợ xấu, v.v…

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng nhất để cấu thành hiệu quả tín dụng. Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như cam kết thì nó đã vi phạm nguyên tắc tín dụng với ngân hàng và khoản nợ sẽ được chuyển sang nợ quá

hạn với mức lãi suất cao hơn lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả công tác cho vay hạn mức tín dụng càng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay theo HMTD =

Nợ xấu cho vay theo HMTD Tổng dư nợ cho vay HMTD

Tỷ lệ này được tính theo đơn vị %, tỷ lệ càng cao qua các năm chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với khoản cho vay ngắn hạn hạn mức của ngân hàng đang có chiều hướng xấu và ngân hàng phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Nợ xấu của Ngân hàng thương mại hiện nay các đang áp dụng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được tính từ nhóm 3, 4, 5.

e. Kết qu tài chính

Để đánh giá kết quả tài chính thu được từ cho vay theo hạn mức tín dụng, ngân hàng thường căn cứ vào thu nhập và lợi nhuận của hoạt động này. Tuy nhiên hiện nay, một số ngân hàng áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung nên việc ước tính lợi nhuận từ hoạt động này thường khó khăn và không chuẩn xác.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Có nhiều nhân tố tác động tới chất lượng công tác cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng thương mại. Việc nhận biết được các nhân tố này sẽ giúp ngân hàng nâng cao hơn nữa chất lượng công tác cho vay theo hạn mức tín dụng nhờ việc phát huy các ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực.

a. Các nhân t bên trong ngân hàng thương mi: Ngân hàng với tư cách là chủ thể cung ứng tiền trên thị trường cho vay, ngân hàng thương mại luôn là người chủ động trong thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng nhưng để đạt được chất lượng cao trong công tác cho vay thì phải có sự kết hợp của các

nhân tố khác trong nền kinh tế. Bao gồm các nhân tố cụ thể như chiến lược tín dụng và chính sách cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, nguồn tài chính của ngân hàng, tổ chức quản lý công tác cho vay của ngân hàng; nhân sự của ngân hàng, thông tin khách hàng doanh nghiệp, công nghệ ngân hàng đang áp dụng.

+ Chiến lược tín dụng: là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới công tác cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng. Chiến lược tín dụng sẽ ảnh hưởng tới doanh số cấp hạn mức tín dụng, lãi suất, các dịch vụ đi kèm, các chính sách ưu đãi đối với các nhóm đối tượng;

+ Chính sách cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp: được xem như một kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, nó phản ánh cương lĩnh tài trợ của mỗi ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên trong ngân hàng, tạo ra sự thống nhất chung nhằm hạn chế rủi ro và đạt hiệu quả cao hơn trong mọi hoạt động của ngân hàng. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà ngân hàng áp dụng chính sách tín dụng phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng…Có được một chiến lược chính sách khách hàng đúng đắn sẽ giúp cho ngân hàng tận dụng được tối đa lợi thế và đạt mục tiêu đề ra một cách tốt nhất. Ngược lại khi chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất nó sẽ tạo ra hướng lệch lạc trong công tác cho vay, dẫn đến việc cho vay không hiệu quả;

+ Nguồn lực tài chính của ngân hàng: Các ngân hàng có nguồn lực tài chính lớn thì khả năng thu hút nhu cầu khách hàng cao hơn, khả năng thu xếp vốn của các ngân hàng cũng ổn định hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng khi cần thiết;

+ Tổ chức quản lý công tác cho vay của ngân hàng: Các ngân hàng có tổ chức quản lý công tác cho vay được phân công phân nhiệm cụ thể, rõ ràng thì công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

sẽ chặt chẽ, chi tiết hơn, giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra;

+ Nhân sự của ngân hàng: Trình độ của cán bộ công nhân viên của ngân hàng ảnh hưởng mang tính quyết định tới công tác cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng. Vì con người ở đây mang tính trung tâm, thực hiện mọi quá trình của hoạt động. Để kết quả hoạt động đạt được hiệu quả thì ngân hàng cần một đội ngũ nhân viên có chuyên môn am hiểu về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, pháp luật, chính trị;

+ Thông tin khách hàng doanh nghiệp: là một nhân tố quan trọng. Để hạn chế về thông tin không cân xứng thì ngân hàng cần tìm các thông tin để tìm về khách hàng, xác thực tính chính xác của các thông tin mà khách hàng cung cấp. Các thông tin thu thập được chính là cơ sở cho việc xem xét cho vay. Hiện nay sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại và CIC không đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao. Thậm chí một số ngân hàng thương mại vì sự cạnh trạnh nên đã không thông báo cho CIC biết hết thông tin của mình. Vì thế, trên thực tế số liệu CIC không cập nhật kịp thời, lạc hậu, không hệ thống và thiếu chính xác. Kết quả tất yếu là các ngân hàng thương mại thiếu thông tin tín dụng hoặc có nhưng không chính xác. Quy trình tín dụng không đảm bảo khoa học và chặt chẽ sẽ là nguyên nhân lớn dẫn đến rủi ro cho hoạt động tín dụng;

+ Công nghệ Ngân hàng đang áp dụng: được xem như xu hướng phát triển trong hoạt động hệ thống ngân hàng trong thời gian qua. Các giải pháp công nghệ sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tựđộng, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tăng vòng quay tiền tệ, qua đó mà góp phần nâng cao hiệu quả đồng vốn xã hội, nâng cao năng lực quản lý điều hành của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, với sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và công nghệ ngành ngân

hàng nói riêng còn chưa theo kịp so với nhu cầu phát triển và yêu cầu hội nhập của nền kinh tế thế giới.

b. Các nhân t bên ngoài ngân hàng thương mi: Ngoài những nhân tố bên trong của Ngân hàng đã nêu ở trên thì các nhân tố bên ngoài cũng làm ảnh hưởng không nhỏđến sự phát triển của công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Sau đây là những nhân tố bên ngoài làm ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng thương mại.

+ Môi trường pháp lý là các chính sách quy định về hoạt động của ngân hàng nói chung và quy định về công tác cho vay nói riêng. Các chính sách này bao gồm hệ thống văn bản pháp luật về các quyết định, thông tư, hướng dẫn… Nếu các chính sách ổn định, thực hiện một cách đồng bộ sẽ tạo ra sự định hướng của thị trường, công tác cho vay theo hạn mức tín dụng sẽ được thông suốt;

+ Môi trường kinh tế là nơi diễn ra các hoạt động của ngân hàng, là nơi ngân hàng thực hiện các chức năng của mình, là nơi ảnh hưởng trực tiếp tới ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế ổn định thì sẽ tác động tích cực tới các hoạt động của ngân hàng nói chung và công tác cho vay theo hạn mức tín dụng nói riêng. Vì nếu môi trường ổn định, các kế hoạch, dự đoán, đánh giá của ngân hàng sẽ chính xác hơn. Khi đó sai lệch ít, rủi ro sẽ giảm. Nền kinh tế đang trong thời kỳ phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng lớn tới các chính sách, các hoạt động của ngân hàng. Vì khi đó sản xuất, đầu tư tăng. Lúc này lượng vốn cần trong lưu thông tăng, nhu cầu vốn tăng lên;

+ Môi trường xã hội: có ảnh hưởng không nhỏ đến tư cách của khách hàng và quyết định cho vay của ngân hàng. Khách hàng là người có nhu cầu vay vốn, các hồ sơ tín dụng được khách hàng cung cấp cho Ngân hàng nó mang tính chủ quan. Nếu cán bộ ngân hàng không đánh giá và lường trước

được những rủi ro thì khả năng bị khách hàng lừa là rất lớn. Đặc biệt là cho vay theo hạn mức tín dụng có nhiều rủi ro, hoạt động luân chuyển vốn thường xuyên;

+ Chính sách của Nhà nước có liên quan đến cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Các quy định và hướng dẫn này vừa là đòi hỏi bắt buộc của nhà nước đối với việc cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của các hạn mức tín dụng, vừa mang nội dung hỗ trợ về kỹ thuật đối với cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại;

+ Sự cạnh tranh: Các ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của ngân hàng nào có lợi cho họ. Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiếm ưu thế hơn so với ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn ngân hàng thậm chí khách hàng của ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó để mở rộng công tác cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng;

+ Khách hàng doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có nhu cầu vay theo hạn mức tín dụng, có khả năng đáp ứng các điều kiện vay hạn mức tín dụng, có năng lực tài chính lành mạnh, có uy tín trên thương trường và với ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở Chương 1 của luận văn đã hệ thống lại cơ sở lý luận chung: Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp; khái niệm, đặc điểm cho vay đối với KHDN của NHTM nói chung và các hình thức cho vay; Công tác cho vay theo HMTD đối với KHDN; Các tiêu chí phản ánh kết quả cho vay theo HMTD đối với KHDN; Các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến công tác cho vay theo HMTD đối với KHDN. Cho vay theo hạn mức tín dụng ngày càng phổ biến và thể hiện tầm quan trọng vì những ưu điểm của nó đã mang lại cho Ngân hàng và cho khách hàng..

Căn cứ cơ sở lý luận, phương thức cho vay theo HMTD đối với KHDN để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Đà Nẵng.

CHƯƠNG 2

THC TRNG CÔNG TÁC CHO VAY THEO HN MC TÍN DNG ĐỐI VI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIÊP TI

VIETINBANK ĐÀ NNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 36)