Thực thi giải pháp thực hiện công tác cho vay theo hạn mức tín

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 64 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚ

2.2.4. Thực thi giải pháp thực hiện công tác cho vay theo hạn mức tín

tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường, các Ngân hàng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, phải tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tăng khả năng sinh lời, tăng sức cạnh tranh mà vẫn đảm bảo an toàn trong kinh doanh, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp thông qua nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu hàng năm của Vietinbank Đà Nẵng so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Vietinbank Đà Nẵng dựa trên những đặc điểm sản phẩm dành cho hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng để tiếp cận với đối tượng khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn:

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn khách hàng doanh nghiệp vay hạn mức tín dụng: Chi nhánh trên cơ sở mối quan hệ đối tác của các khách hàng hiện hữu để phát triển thêm các khách hàng mới. Tìm hiểu nhu cầu vay vốn, đánh giá phương án kinh doanh khả thi, đánh giá năng lực tài chính và uy tín của doanh nghiệp để lựa chọn cấp hạn mức tín dụng phù hợp đối với khách hàng. Chi nhánh xem xét cho vay đối với doanh nghiệp khi khách hàng đáp ứng các điều kiện: có dự án, phương án khả thi, có hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật; mục đích vay vốn, sử dụng vốn hợp pháp cụ thể; có nguồn trả nợ khả thi bằng chính nguồn thu của phương án sản xuất kinh doanh và/hoặc các nguồn trả nợ khác; hợp tác cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến việc

vay hạn mức tín dụng theo yêu cầu của chi nhánh; có vốn tự có/vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 20% đối với khách hàng doanh nghiệp mới thành lập và tối thiểu 10% đối với các khách hàng doanh nghiệp khác.

- Thực hiện quy trình cho vay: Quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng của chi nhánh hiện tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy định của Vietinbank ban hành. Tuy nhiên, quy trình cấp hạn mức tín dụng hiện nay của Vietinbank khá chặt chẽ và qua nhiều bộ phận thẩm định, kiểm tra, đánh giá trước và sau khi cấp hạn mức nên tốn nhiều thời gian và đòi hỏi khách hàng cung cấp nhiều hồ sơ giấy tờ.

- Lãi suất cho vay và phí dịch vụ: Dựa vào hệ thống chấm điểm xếp hạng nội bộ, khách hàng được xếp vào hạng tín dụng phù hợp, từđó Vietinbank Đà Nẵng sẽ đưa ra những gói lãi suất hấp dẫn với thời hạn vay vốn phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn. Lãi suất áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải đủ chi phí quản lý khoản vay, chi phí mua vốn từ TSC, dự phòng rủi ro và có lãi. Phải thỏa thuận rõ trong HĐTD điều khoản Vietinbank được chủ động điều chỉnh lãi suất kịp thời khi thị trường có sự biến động. trong trường hợp khách hàng chậm trả lãi, gốc thì Vietinbank Đà Nẵng sẽ áp dụng mức lãi suất phạt quá hạn bằng 50% lãi suất cho vay trong hạn.

- Dịch vụ tiện ích đi kèm: Các khách hàng doanh nghiệp khi được Vietinbank Đà Nẵng cấp hạn mức tín dụng đều được cung cấp các dịch vụ tiện ích đi kèm như: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, Internet banking, tài trợ thương mại...với các mức phí ưu đãi. Khi khách hàng có phát sinh các dịch vụ đều được nhân viên chi nhánh tư vấn nhiệt tình để khách hàng có thể chọn lựa giải pháp tài chính tốt nhất. Đặc biệt đối với dịch vụ tài trợ thương mại, cán bộ sẽ tư vấn cho khách hàng trọn gói từ khâu soạn thảo hợp đồng, mở L/C, phát hành bảo lãnh, thanh toán đảm bảo quyền lợi tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

- Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp vay:Vietinbank Đà Nẵng định kỳ thăm hỏi, chăm sóc khách hàng vào những dịp lễ, tết, tặng quà vào ngày sinh nhật của người đứng đầu doanh nghiệp, biểu hiện sự quan tâm đối với khách hàng. Đồng thời hiện nay, Vietinbank Đà Nẵng triển khai rất nhiều gói sản phẩm tín dụng ưu đãi lãi suất và chính sách tín dụng cho khách hàng là doanh nghiệp như chương trình: “Tiếp sức thành công”, “Vươn xa cùng DN XNK 2014” (dành riêng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu), “Kết nối khách hàng tiềm năng”, “Ưu đãi cho vay dưới 1 tháng”, “Tín dụng JBIC”, “Tín dụng JAICA” (dành riêng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc 1 trong 3 loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần, DNTN)…Tùy từng đối tượng khách hàng cụ thể, CB QHKH sẽ tư vấn các gói sản phẩm tín dụng phù hợp nhất đối với khách hàng, đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng của khách hàng.

- Thông tin doanh nghiệp: Để kịp thời nắm bắt thông tin tình hình doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, Vietinbank Đà Nẵng đã chủ động tìm kiếm thông tin của khách hàng thông qua việc tra cứu mã số thuế, số đăng ký kinh doanh qua hệ thống thông tin CIC của ngân hàng nhà nước, qua tìm hiểu thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp để có những ứng xử phù hợp. CB QHKH trực tiếp tiếp xúc khách hàng là chủ doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan đến doanh nghiệp để thẩm định, đánh giá tư cách của chủ doanh nghiệp, thông qua báo cáo tài chính để thẩm định sơ bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp…

- Nhân sự:Đội ngũ nhân sự Vietinbank Đà Nẵng đang dần được trẻ hóa, hướng đến sự chuyên nghiệp trong công tác tư vấn, phục vụ khách hàng. Hiện nay, với tổng số hơn 137 lao động tại tất cả các phòng ban, với độ tuổi bình quân là 35 tuổi, chi nhánh đang hướng đến việc chuyên nghiệp trong công tác

phục vụ khách hàng thông qua đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực trình độ cao, lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo chất lượng dịch vụ. Các CB QHKH trẻ tuổi, chưa qua kinh nghiệm thực tế nhiều, lấy việc không ngừng học hỏi các quy trình, nghiệp vụ của Vietinbank ban hành, đồng thời học hỏi từ các đồng nghiệp trước để hoàn thiện khả năng, kiến thức của bản thân.

- Công nghệ: Vietinbank Đà Nẵng đang được triển khai tất cả các phần mềm ứng dụng tiện ích của hệ thống Vietinbank. Vietinbank Đà Nẵng là chi nhánh đi đầu trong việc thí điểm chuyển đổi dự án thay thế ngân hàng lõi (core banking), dự án Treasury (của hệ thống tài trợ thương mại), dự án kho dữ liệu doanh nghiệp (data warehouse) – giúp CB QHKH dễ dàng khai thác các thông tin doanh nghiệp phục vụ trong công tác thẩm định tín dụng; hệ thống Internet Banking E-best giúp cho khách hàng có thể chuyển tiền trực tiếp trên hệ thống Internet ngay tại trụ sở khách hàng mà không cần phải mang chứng từ đến ngân hàng thông qua việc sử dụng mã số được cấp phát riêng; khách hàng không cần đến ngân hàng để nộp ngân sách nhà nước, chi trả lương, nộp tiền điện, nước, thuế thu nhập doanh nghiệp… tất cả các giao dịch trên sẽ được chi nhánh phục vụ thông qua hệ thống thanh toán qua mạng Internet, qua thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế... Hệ thống Vietinbank hiện đang và dự kiến đầu tư thêm phát triển công nghệ ngân hàng với giá trị vô cùng to lớn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để hướng đến sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, Vietinbank còn có một Trung tâm công nghệ thông tin tại khu vực Miền Trung – Tây nguyên đặt tại thành phố Đà Nẵng để sẵn sàng hỗ trợ xử lý lỗi hệ thống phát sinh tại các chi nhánh trong khu vực, điều này giúp Vietinbank Đà Nẵng nhanh chóng được hỗ trợ xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

- Kiểm soát rủi ro trong cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp: Nội dung kiểm tra, giám sát về quy trình cấp tín dụng

hạn mức, từ lúc tiếp nhận hồ sơđến khi thu nợ tất toán, cụ thể:

+ Xếp hạng tín dụng khách hàng: Làm căn cứ để ra quyết định cấp giới hạn tín dụng/cấp tín dụng đối với khách hàng; Làm căn cứ phân loại nợ của Vietinbank theo quy định của NHNN; Hỗ trợ xây dựng chính sách khách hàng và ứng xử tín dụng với khách hàng.

+ Giải ngân: giai đoạn này kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các yếu tố chứng từ như hóa đơn, hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận nghiệm thu, bảng đối chiếu công nợ…sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn. Đối chiếu với điều kiện giải ngân, mục đích và đối tượng giải ngân đã quy định tại HĐTD, phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền.

+ Kiểm soát tuân thủ công tác cho vay theo hạn mức tín dụng và giám sát sau cho vay: giám sát mức độ tuân thủ cam kết trong hợp đồng tín dụng, tình hình sử dụng vốn vay định kỳ 1 tháng/lần, thanh toán nợ gốc và lãi, kiểm tra tiến độ thực hiện theo kế hoạch, kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo theo định kỳ 3 tháng/lần, trong trường hợp có biến động về giá trị tài sản lớn hơn 20% thì phải tiến hành định giá lại tài sản.

+ Xử lý nợ: Trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc vi phạm các quy định trong HĐTD, ngân hàng sẽ xem xét đến việc khởi kiện và xử lý tài sản thế chấp để thu hồi khoản nợ vay. Việc xử lý tài sản được Vietinbank Đà Nẵng tuân thủ nguyên tắc công khai, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên.

+ Trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ: Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN, các tổ chức tín dụng cần tiến hành phân loại nợ thành 05 nhóm để quản lý chất lượng tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp. Điểm khác biệt so với các qui định phân loại nợ trước kia là các khoản nợ được phân loại dựa vào thông tin định tính thay vì

tuổi nợ. Những thông tin định tính này ngân hàng có thể có được thông qua việc tổ chức tốt công tác xếp hạng tín dụng nội bộ.

++ Phân loại nợ: Vietinbank không thực hiện chia nhóm nợ theo hạng khách hàng như điều 7 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng mà thực hiện chia nhóm nợ theo điều 6 của quyết định này. Toàn bộ dư nợ của một khách hàng trong hệ thống Vietinbank phải được phân loại vào cùng 1 nhóm nợ. Đối với một khách hàng có từ 2 khoản nợ trở lên trong hệ thống Vietinbank, mà có bất kỳ khoản nợ nào bị phân loại ở nhóm nợ có rủi ro cao hơn thì chi nhánh phải phân loại các nhóm nợ còn lại của khách hàng doanh nghiệp đó vào nhóm nợ rủi ro cao nhất của khách hàng đó. Vietinbank chủ động phân loại nợ vào nhóm nợ có rui ro cao hơn khi có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, các chỉ tiêu tài chính trong hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm…

Vietinbank thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm sau:

Bng 2.6: Bng phân loi n

STT Nhóm Đặc điểm

1 Nợ đủ tiêu chuẩn Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn 2 Nợ cần chú ý Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có

dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. 3 Nợ dưới tiêu

chuẩn

Không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi

4 Nợ nghi ngờ Khả năng tổn thất cao 5 Nợ có khả năng

mất vốn

++ Trích lập dự phòng: Trên cơ sở kết quả phân loại nợ, tính toán số tiền phải trích lập dự phòng cụ thể, tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau: Bng 2.7: Bng t l trích lp d phòng STT Nhóm Tỷ lệ 1 Nợđủ tiêu chuẩn 0% 2 Nợ cần chú ý 5% 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20% 4 Nợ nghi ngờ 50% 5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Công tác kiểm tra quá trình giải ngân được thực hiện liên tục, giúp hạn chế rủi ro có thể phát sinh khi cho vay. Công tác giám sát sau cho vay được thực hiện định kỳ hàng tháng. Tuy nhiên, trên thực tế để có thể kiểm tra chặt chẽ và đúng quy trình đối với tất cả các khách hàng doanh nghiệp thì chiếm khá nhiều thời gian, đặc biệt đối với một CB QHKH quản lý với số lượng quá nhiều khách hàng doanh nghiệp, việc phân bổ thời gian kiểm tra khách hàng là rất khó khăn.

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp được Vietinbank xây dựng đánh giá định kỳ 6 tháng/lần dẫn đến kết quả của việc chấm điểm theo định kỳ đôi khi không đảm bảo tính chính xác, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, không lập BCTC quý mà chỉ lập BCTC năm.

Đối với việc thực thi giải pháp trong công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, Vietinbank Đà Nẵng đã chủđộng đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng đảm bảo tính cạnh tranh. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chỉ xem xét giảm/áp

dụng lãi suất ưu đãi đối với một số khách hàng doanh nghiệp nếu thị phần của chi nhánh so với các TCTD hoặc dư nợ khách hàng giảm.

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc khách hàng chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu chính sách cụ thể, thiếu tính chủ động, còn hạn chế chỉ tập trung vào một số KHDN lớn, khách hàng tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho chi nhánh. Kỹ năng bán hàng, giao tế, quan hệ xã hội của một số cán bộ chưa sâu, chưa linh hoạt nên cũng ảnh hưởng đến khả năng tư vấn, lôi kéo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 64 - 71)