Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Cơ chế chính sách của Vietinbank thay đổi liên tục, các thủ tục cấp và quản lý tín dụng yêu cầu chặt chẽ, thời gian xét duyệt cho vay còn kéo dài làm

ảnh hưởng đến kế hoạch, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên nhân của hạn chế này là đối với một số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trong thời gian ngắn để bắt kịp cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, thủ

tục vay vốn lại phải tuân thủ đầy đủ các bước theo quy trình. Chỉ cần một khâu bị chậm so với kế hoạch đề ra có thể dẫn đến việc chậm trễ trong việc cấp hồ sơ cho khách hàng, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, đặc biệt đối với khách hàng mới, lần đầu quan hệ với ngân hàng, việc thẩm định tư cách khách hàng, thẩm định phương án kinh doanh tốn nhiều thời gian và yêu cầu tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ các bước quy trình. Thời gian xét duyệt cho vay thường bị kéo dài nếu có vướng mắc trong quá trình thẩm định, cần sự phản hồi từ phía khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Một số công ty con thuộc các Tập đoàn nhà nước như: Than, Điện…hiện đang tràn hạn mức tại các ngân hàng thương mại lớn. Việc tiếp cận các khách hàng là công ty con thuộc các tập đoàn này để mời quan hệ tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn, do cần trình xin ngân hàng nhà nước mở rộng room hạn mức đối với tập đoàn này. Việc trình mở này sẽ kéo dài do cần sự đồng ý thống nhất của thống đốc và các phó thống đốc trước khi được vụ tín dụng thông qua, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và cả cơ hội tiếp cận khách hàng mới, mở rộng quy mô của ngân hàng.

Cơ chế chính sách của Vietinbank thay đổi liên tục, việc cấp và quản lý tín dụng yêu cầu chặt chẽ, đòi hỏi nhiều thủ tục và cao hơn các ngân hàng khác trên địa bàn nên việc mở rộng tăng trưởng tín dụng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thủ tục xử lý nội bộ qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, rườm rà, đòi hỏi mất nhiều thời gian xử lý trong khi việc cho vay hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp có tài sản bảo đảm đầy đủ 100% thì chất lượng dịch vụ rất quan trọng, đặc biệt là vấn đề thời gian thì Vietinbank chưa đáp ứng được.

- Việc xác định HMTD thường chưa sát với nhu cầu thực tế của khách hàng.

với khách hàng doanh nghiệp dựa vào số liệu vòng quay vốn lưu động trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, đối với các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ có báo cáo tài chính không được kiểm toán thì việc xác thực số liệu trên báo cáo tài chính rất khó, dẫn đến việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng không đúng với nhu cầu thực tế. Một số khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực thương mại như kinh doanh tạp hóa…có vòng quay vốn nhanh dưới 1 tháng, tuy nhiên, theo quy định của Vietinbank không cho phép cho vay theo hạn mức tín dụng đối với thời gian vay dưới 1 tháng nên thường xác định vòng quay vốn dài hơn thực tế. Hoặc cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp được cấp hạn mức nhiều hơn nhu cầu thực tế, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có quan hệ tín dụng cùng lúc tại nhiều tổ chức tín dụng.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phụ thuộc nhiều vào báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp, với số liệu chủ quan từ phía khách hàng

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp được Vietinbank xây dựng đánh giá định kỳ 6 tháng/lần dẫn đến kết quả của việc chấm điểm theo định kỳ đôi khi không đảm bảo tính chính xác, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, không lập BCTC quý mà chỉ lập BCTC năm. Vấn đề này làm cho việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính thường dựa trên báo cáo tài chính của năm trước sẽ làm kết quảđánh giá không sát với thực tế đang xảy ra tại doanh nghiệp.

Nguyên nhân của hạn chế này là do Vietinbank chưa thiết lập được hệ thống chỉ tiêu riêng để chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các doanh nghiệp không có báo cáo tài chính quý, nhằm phản ánh đúng thực trạng của khách hàng tại thời điểm chấm điểm và xếp hạng. Từ đó, dẫn đến hạng tín dụng của doanh nghiệp không chính xác tại thời điểm vay vốn.

Mặt khác, Vietinbank thực hiện xếp hạng tín dụng định kỳ 6 tháng/lần, điều này phản ánh việc giám sát tình hình biến động trong sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp chưa được liên tục, dẫn đến việc quản lý khoản tín dụng của khách hàng thiếu chặt chẽ. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế đất nước hiện nay thì việc quản lý khoản tín dụng của khách hàng đòi hỏi tính chặt chẽ cao.

- Chất lượng thông tin doanh nghiệp đầu vào thu thập đôi khi chưa

đảm bảo tính chính xác.

Nguyên nhân của hạn chế này là do CB QHKH chưa có kinh nghiệp thực tế trong việc thu thập thông tin đầu vào do hầu hết đều là cán bộ trẻ. Các khoản cho vay đều được CB QHKH tìm hiểu, đánh giá, phân tích, kiểm tra, thẩm định về mục đích vay, nhu cầu thực sự của doanh nghiệp, về các phương án sản xuất, nguồn đầu vào, các sản phẩm đầu ra, các đối tác, tình hình tài chính…Nhưng để thực hiện được các phân tích về doanh nghiệp như trên thì khó khăn, tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy chất lượng thông tin đầu vào chưa chính xác. Mặc dù CB QHKH cũng đã tích cực trong việc thu thập thông tin đầu vào, tuy nhiên chất lượng thông tin đầu vào vẫn còn không tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này:

+ Các doanh nghiệp muốn đạt được mục đích vay vốn của mình đã cung cấp những thông tin hồ sơ pháp lý và tài chính không chính xác.

+ CB QHKH chưa có kinh nghiệp cọ sát thực tế, Vietinbank cũng chưa có nhiều lớp tập huấn kỹ năng và phương pháp thu thập thông tin sao cho chính xác.

+ Thông tin của doanh nghiệp từ trung tâm CIC chỉ là những thông tin khái quát chưa cụ thể, chi tiết…

+ Trong trường vượt thẩm quyền cấp hạn mức tín dụng tại Chi nhánh và phải trình TSC phê duyệt, bộ phận tái thẩm định chỉ kiểm tra hồ sơ giấy và hệ thống. Việc kiểm tra, kiểm soát này sẽ thiếu chặt chẽ do không đi thẩm định thực tế khách hàng doanh nghiệp, khó có thể xác định được thông tin đầu vào có phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp không. Dẫn đến việc đồng

ý/hoặc không đồng ý phê duyệt cấp hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp không chính xác.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân của hạn chế này là do bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chỉ kiểm tra hồ sơ giấy. Việc kiểm tra, kiểm soát này sẽ thiếu chặt chẽ do không đi thẩm định thực tế khách hàng, khó có thể xác định được thông tin đầu vào có phản ánh đúng thực trạng khách hàng không. Mặt khác, đối với việc kiểm tra giám sát các khoản cho vay sau giải ngân tốn khá nhiều thời gian của cán bộ, thường mất khoảng 1 ngày để kiểm tra thực tế hoạt động doanh nghiệp, sổ sách kế toán...Dẫn đến việc kiểm tra, kiểm soát công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp chưa chính xác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với những lý luận chung cơ bản ở chương 1 về cho vay hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, chương 2 đi vào tìm hiểu thực trạng công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Đà Nẵng.

Vietinbank Đà Nẵng bằng các hình thức cho vay đã mang lại những kết quả đáng kể, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn để phục hồi sản xuất kinh doanh, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ. Cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Tuy nhiên qua kết quả đã cho thấy nhiều hạn chế trong công tác kiểm tra, kiểm soát để chất lượng tín dụng còn thấp, mà cụ thể là nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phòng tăng cao qua các năm liền.

Với những kết quả công tác cho vay hạn mức tín dụng tại Vietinbank Đà Nẵng cho thấy công tác cho vay hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp còn những hạn chế như xác định hạn mức tín dụng chưa đúng

với nhu cầu thực tế của khách hàng, thủ tục cho vay còn cứng nhắc, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác thẩm định còn nhiều bất cập, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ còn phụ thuộc nhiều vào số liệu trên BCTC chủ quan của khách hàng…dẫn đến chưa cung cấp một sản phẩm tín dụng hoàn hảo cho các khách hàng là doanh nghiệp.

Như vậy ở chương 2 đã đưa ra những nguyên nhân, hạn chế trong công tác cho vay theo phương thức cho vay hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp để chương 3 có những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác cho vay theo hạn mức tín dụng tại Chi nhánh.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP HOÀN THIN CÔNG TÁC CHO VAY THEO HN MC TÍN DNG ĐỐI VI KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIP TI VIETINBANK ĐÀ NNG 3.1. CĂN CỨĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Nhu cầu vay theo hạn mức của khách hàng doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương của lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng về việc tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phốđược vay vốn nhằm hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực tập trung vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính Phủ.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã tích cực triển khai các giải pháp mở rộng cho vay, đặc biệt cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng an toàn, hiệu quả; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn theo hạn mức tín dụng duy trì và mở rộng sản xuất, thị trường.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng tích cực triển khải các giải pháp kiềm chế nợ xấu, thu hồi nợ đến hạn và chủđộng xử lý nợ xấu liên quan đến cho vay theo hạn mức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

Với hơn 12.759 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được sàng lọc sau biến động thị trường trong những năm vừa qua có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường sẽ là cơ hội cho các ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp thực sự khát vốn, đưa ra hạn mức tín dụng cho vay phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.

3.1.2. Định hướng kinh doanh của Vietinbank Đà Nẵng

phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng đem lại lợi nhuận cho chi nhánh và để thực hiện được chỉ tiêu do Vietinbank đề ra, chi nhánh có định hướng công tác cho vay như sau:

- Đẩy mạnh công tác tăng trưởng dư nợ và nguồn vốn trên nguyên tắc an toàn và bền vững: Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và NHNN (NQ 01/NQ- CP và NQ 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2013), Vietinbank Đà Nẵng đã chủđộng tiết giảm chi phí, liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ và hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, Chi nhánh đã dành khối lượng vốn lớn của Vietinbank để cho vay với lãi suất ưu đãi khu vực được Chính phủ khuyến khích như: Nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Tích cực thu xếp vốn cho vay với lãi suất thấp, giải ngân các dự án trọng điểm quốc gia thuộc ngành kinh tế mũi nhọn như: Điện, dầu khí, than & khoáng sản, xi măng, xăng dầu, cao su, thép, phân bón, tăng trưởng quy mô bền vững, duy trì chiếm lĩnh thị trường, giữ vững vai trò là ngân hàng thương mại trụ cột trong việc thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủở mức tổng tài sản tăng 10-15%; nguồn vốn huy động tăng 10-15%; dư nợ tín dụng và đầu tư tăng 10- 15%; tỷ lệ nợ xấu <3%; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: CAR ≥ 10%; tỷ lệ chi trả cổ tức: 8-10% trong năm 2014.

- Phát triển đa dạng và toàn diện các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp đểđáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính ngày càng lớn và yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng cũng ngày càng cao và đặc biệt là do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ hiện đại ngày càng nâng cao tính tiện ích cũng như chất lượng phục vụ khách hàng.

- Củng cố và phát triển bễn vững thương hiệu Vietinbank trở thành “Tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam” và theo chuẩn mực quốc tế: Mục tiêu của Vietinbank từ nay đến 2015 là phát triển hệ thống ngân hàng đa năng, đa tiện ích trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ, cải tiến thủ tục giao dịch trong đó đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiếp cận toàn diện hoạt động ngân hàng hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nền kinh tế. Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn mực quốc tế. Với phương châm “Hiệu quả, tin cậy, hiện đại”, Vietinbank đang tiến tới trở thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng hiện đại, đa năng hàng đầu của Việt Nam và đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Slogan “Nâng giá trị cuộc sống”, Vietinbank muốn nhấn mạnh vào tính hiệu quả, thể hiện sự tận tâm của Vietinbank trong việc hỗ trợ và bảo đảm thành công cho các khách hàng cũng như nỗ lực góp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp, giàu ý nghĩa. Vietinbank đã trở thành thương hiệu quen thuộc trên thị trường, tạo được ấn tượng trong khách hàng và đối tác.

- Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra kiểm soát, quản lý các khoản vay theo đúng chỉ đạo của Vietinbank: Nâng cao chất lượng thẩm định phương án mới của khách hàng, kiên quyết thực hiện đúng các quy định hiện hành trong lĩnh vực tín dụng. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và lãi suất thị trường biến động phức tạp như hiện nay, việc tăng trưởng dư nợ nhưng phải đảm bảo được an toàn đồng vốn là hết sức khó khăn. Chính vì vậy, Vietinbank Đà Nẵng cần tập trung tìm kiếm mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích với thời hạn và lãi suất hợp lý. Đồng thời chú trọng việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hiện nay việc kiểm soát tập trung đã tạo ra kênh thông tin gắn kết giữa TSC và chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến của chi nhánh, của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 79)