Hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay theo hạn mức tín

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 94 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN

3.2.3. Hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay theo hạn mức tín

tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Vì thẩm định là một bước quan trọng trong quy trình cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng nên việc nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng là rất cần thiết. Để giảm thiểu rủi ro trong công tác cho vay theo hạn mức tín dụng thì CB QHKH cần phải tìm hiểu kỹ hoạt động của doanh nghiệp. CB

QHKH cần phải xuống gặp trực tiếp doanh nghiệp để xác minh thông tin và tìm hiểu thêm thông tin từ các tổ chức tín dụng khác, thông tin từ trung tâm CIC, thông tin từ các công ty kiểm toán độc lập, từ các nguồn truyền thông…

Thực hiện chuyển đổi mô hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung Basel II, siết chặt kỹ cương tín dụng, nâng cao phân tích dự báo, có định hướng tín dụng rõ ràng đối với từng nhóm khách hàng.

Khi thẩm định, đánh giá phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng cần chú ý một sốđiểm sau:

+ Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng: nhằm đảm bảo khách hàng có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật. Cần quan tâm đến hồ sơ pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp.

+ Đánh giá uy tín của khách hàng: đánh giá thiện chí trả nợ của khách hàng và ý muốn kiên quyết thực hiện các giao ước trong hoạt động vay vốn. Người đi vay phải xác định là người có đức tính thật thà, có thể tin tưởng được thông qua việc đánh giá lịch sử vay vốn của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác, đối với đối tác, thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn trực tiếp…

+ Đánh giá năng lực của người lãnh đạo: năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp, do vậy để đảm bảo chất lượng cho các khoản vay thì nhất thiết phải xem xét đến khả năng quản trị, điều hành của bộ máy lãnh đạo. Năng lực của nhà lãnh đạo được đánh giá thông qua một số khía cạnh sau: sự phù hợp giữa công việc mà người lãnh đạo đó đảm nhận với chuyên môn? Người lãnh đạo có đủ kinh nghiệm để dẫn dắt hoạt động kinh doanh được hay không? Việc bố trí sắp xếp lao động, cách thức hạch toán, việc tuân thủ kỷ cương kỷ luật và các mối quan hệ trong nội bộ được xử lý ra sao? Đánh giá khả năng hoạch định chính sách

của nhà lãnh đạo thông qua các chiến lược về thị trường, thị phần của doanh nghiệp…

+ Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng: đây là nội dung quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện trước khi đưa ra quyết định cho vay. Dựa vào hệ thống các báo cáo tài chính của khách hàng như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…khi đánh giá năng lực tài chính của khách hàng cần tính đến yếu tố hợp lệ, hợp pháp của các số liệu trên báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp để có được thông tin chính xác và trung thực về tình hình tài chính của khách hàng.

+ Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng: cần xác định rõ rằng nguồn lợi nhuận, dòng tiền được tạo ra từ phương án vay vốn có đủ khả năng trả đủ gốc lãi hay không vì nguồn tiền tạo ra từ phương án vay vốn chính là nguồn trả nợ thứ nhất đảm bảo cho khả năng thanh toán gốc lãi cho khoản vay của khách hàng.

+ Đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay: xem xét trên cả phương diện giá trị và sự phù hợp với các quy định của pháp luật về giao dịch tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ thứ hai song nó cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng và hoàn trả vốn vay.

CB QHKH nên thường xuyên xuống cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp để nắm bắt thông tin thực tế. Bên cạnh đó, CB QHKH phải tăng cường việc khai thác thông tin từ nhiều nguồn như: internet, báo chí, CIC, tập san chuyên ngành, cơ quan thuế… CB QHKH cũng cần tiến hành nhiều biện pháp để thu thập thông tin như: Phỏng vấn khách hàng vay, chủ doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên làm việc trong doanh nghiệp, bạn hàng. Tuy nhiên, kết quả của việc thu thập thông tin đầu vào này tốt hay không phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, năng lực tư duy, khả năng quan sát nhạy bén của mỗi CB QHKH.

CB QHKH phải khai thác triệt để nguồn thông tin do trung tâm CIC cung cấp, vì đây là nơi lưu giữ những thông tin cơ bản, cần thiết về doanh nghiệp. Mở rộng trao đổi thông tin với các cơ quan nhà nước, các công ty bảo hiểm. Hợp tác với các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác trên cơ sở cạnh tranh nhưng hợp tác để trao đổi thông tin hai chiều, tránh hiện tượng cho vay chồng chéo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)