ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế quảng bình (Trang 67 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN

TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH

2.3.1 Thành công và hạn chế

a. Thành công

Công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Cục thuế Quảng Bình đã đạt

được một số thành công nhất định như:

- Xác định được một số mục tiêu hợp lý: làm cơ sở trả lương tăng thêm, xếp loại CBCC cuối năm, đề bạt, quy hoạch, bổ nhiệm…

- Xây dựng một số tiêu chí đánh giá phù hợp với mục tiêu đánh giá về đặc điểm cá nhân, hành vi về lối sống, đạo đức kỷ luật lao động nói chung...

Mặc dù chưa đạt được kết quả đánh giá như mong muốn nhưng cũng đã hình thành định hướng và xây dựng một hệ thống đánh giá mới khoa học, hợp lý hơn.

b. Hn chế

Đánh giá thành tích nhân viên là một công việc rất khó khăn và phức tạp. Do vậy, tuy đã được một số thành tựu, nhưng Cục thuế Quảng Bình cần giải quyết một số vấn đề còn hạn chế như sau:

- Mục tiêu đánh giá: mục tiêu còn mang tính thủ tục hành chính, chưa đặt ra các mục tiêu như tuyển chọn, đào tạo, phát triển nhân viên…

- Tiêu chí đánh giá: chưa phản ánh đầy đủ các yêu cầu của mỗi công việc, chưa sử dụng những tiêu chí về các tố chất, năng lực, tiềm năng và các hành vi cụ thể liên quan tới công việc, các tiêu chuẩn đo lường thực tế thực hiện công việc còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng, tiêu chuẩn đánh giá chưa

được lượng hóa…

Thang điểm đánh giá còn khá chung giữa các bộ phận với những đặc thù khác nhau, cách đánh giá chủ yếu dựa trên quan điểm của người quản lý trực tiếp và nội quy quy định về chấp hành giờ giấc, thời gian làm việc của nhân viên, dẫn đến kết quảđánh giá thiếu chính xác.

- Phương pháp đánh giá: các phương pháp sử dụng có thể dẫn đến việc

đặt nặng tình cảm cá nhân, chú trọng thâm niên công tác và khó đánh giá

được trình độ chuyên môn, năng lực của người được đánh giá. Phương pháp thang quan sát hành vi không được áp dụng nên có thể dẫn đến sự không đồng tình của nhiều nhân viên.

- Đối tượng đánh giá: những đối tượng đánh giá khác như khách hàng, người nộp thuế, đồng nghiệp chưa được áp dụng trong khi những đối tượng này là nguồn thông tin hữu ích cho đánh giá thành tích nhân viên.

vòng một tháng nên việc đánh giá hàng tháng là quá ngắn để đánh giá chính xác và bài bản. Đối với việc đánh giá cho mục tiêu bổ nhiệm đề bạt, khoảng cách giữa lần đánh giá định kỳ cuối năm và lần đánh giá cho mục tiêu bổ

nhiệm đề bạt là quá xa nên hiệu quả không cao do nhân viên cũng như cấp trên không thể rà soát kỹ các ưu điểm, nhược điểm trong năm của nhân viên.

- Tiến trình đánh giá: còn thiếu nhiều bước quan trọng như thống nhất mục tiêu công việc giữa cấp trên và nhân viên, thu thập thông tin từ các nguồn nội bộ và bên ngoài, phản hồi kết quả đánh giá và theo dõi sau khi đánh giá thành tích nhân viên…

2.3.2 Nguyên nhân của các hạn chế a. Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác đánh giá thành tích chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện và chưa rõ ràng.

- Đánh giá thành tích nhân viên là một việc nhạy cảm và phức tạp.

- Các ý tưởng và biện pháp đổi mới đánh giá và sử dụng cán bộ công chức không đủ những điều kiện tiền đề để thực hiện. Nhìn một cách khách quan, các biện pháp này được đặt trên ba điều kiện có tính tiền đề: Cán bộ

lãnh đạo và tham mưu trong sạch, sáng suốt; chế tài rõ ràng; thông tin đầy đủ, công khai. Tuy nhiên để đạt được những tiền đề này thì còn một khoảng cách khá xa vời với tình hình hiện tại.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Việc đánh giá thành tích nhân viên tại Cục thuế Quảng Bình còn chưa

được chú trọng, chưa xác định mục tiêu rõ ràng, đầy đủ.

- Hệ thống đánh giá với các tiêu chí chung chung, định tính, không thay

đổi và theo khuôn mẫu từ trước.

- Chưa thu hút được các đối tượng bên ngoài tổ chức tham gia vào công tác đánh giá nhân viên.

- Các bước đánh giá chưa được thực hiện một cách có hệ thống.

- Công tác lưu trữ thông tin đánh giá còn thực hiện sơ sài. Kết quả đánh giá kỳ trước chưa làm cơ sở tiền đề cho đánh giá kỳ tiếp theo.

- Công tác đánh giá thành tích còn mang tính hình thức, chưa khuyến khích nhân viên cải thiện thành tích.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này tập trung vào phân tích thực trạng công tác đánh giá thành tích tại Cục thuế Quảng Bình: Quá trình hình thành và phát triển, Chức năng nhiệm vụ và Cơ cấu nhân sự qua các năm. Xác định các mục tiêu cơ bản trong

đánh giá thành tích nhân viên, tìm hiểu thực trạng Cục thuế Quảng Bình về

tiến trình đánh giá thành tích của cán bộ công chức, việc sử dụng các phương pháp đánh giá thành tích, thời gian và đối tượng thực hiện đánh giá, ưu và nhược điểm tồn tại trong việc xác định các tiêu chuẩn trong đánh giá. Từ đó nêu lên các thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Cục thuế Quảng Bình.

CHƯƠNG 3

MT S GII PHÁP HOÀN THIN CÔNG TÁC

ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TI CC THU TNH QUNG BÌNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế quảng bình (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)