6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH ẢNH
2.1.1 Đặc điểm về công tác tổ chức của Cục thuế tỉnh Quảng Bình
a. Quá trình hình thành và phát triển của Cục thuế Quảng Bình
Cục thuế tỉnh Quảng Bình được thành lập theo quyết định số 341 TC/QĐ-TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nghị định số
281/HĐBT ngày 07/08/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về
việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1990.
Địa chỉ trụ sở làm việc của Cục thuế tỉnh Quảng Bình đặt tại: đường Thống Nhất, Thành phốĐồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.
b. Chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế Quảng Bình
Thực hiện Quyết định số 108/2009/QĐ-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục thuế. Vị trí và chức năng
Cục Thuế Quảng Bình là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình theo quy định của pháp luật.
Cục Thuế tỉnh Quảng Bình có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Cục Thuế Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý Thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn;
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế
4. Quản lý thông tin về NNT; xây dựng hệ thống dữ liệu về NNT.
5. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho NNT.
6. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
theo đúng quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; trực tiếp thực hiện quản lý thuếđối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
8. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.
9. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế.
10. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố
các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
12. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ
thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của UBND đồng cấp và các cơ
quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.
13. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ;
14. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định.
15. Được yêu cầu NNT, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho quản lý thu thuế;
16. Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với NNT vi phạm pháp luật thuế.
17. Bồi thường thiệt hại cho NNT; giữ bí mật thông tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
18. Giám định để xác định số thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
19. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế.
20. Quản lý bộ máy, biên chế, CBCC, lao động và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.
21. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
giao.
c. Cơ cấu bộ máy quản lý của Cục thuế tỉnh Quảng Bình
Tại Văn phòng Cục Thuế Quảng Bình có 11 phòng chức năng tham mưu giúp việc Cục trưởng; Theo địa bàn hoạt động có 08 Chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phố (Cơ cấu tổ chức Cục thuế Quảng Bình đính kèm Phụ lục 1)
Có 11 phòng chức năng bao gồm:
1. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉđạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.
2. Phòng Tổ chức Cán bộ:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉđạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.
3. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán:
Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉđạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
4. Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về
chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế.
5. Phòng Kiểm tra Nội bộ:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
6. Phòng Thanh tra thuế:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
7. Phòng Kê khai và Kế toán thuế:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử
lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
8. Phòng Kiểm tra thuế:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.
9. Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế,
đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
10. Phòng Thuế thu nhập Cá nhân:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế
thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế.
11. Phòng Tin học:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ
công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử
dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.
2.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của Cục thuế tỉnh Quảng Bình
Trong những năm qua, số lượng cán bộ công chức biến đổi không lớn, phù hợp với đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức do Văn phòng Chính phủ ban hành. Số luợng cán bộ có biên chế đến 31/12/2013 trong toàn ngành Thuế Quảng Bình là 438 người, số nhân viên hợp đồng theo Nghịđịnh 68/2000/NĐ-CP là 55 người.
Biên chế của Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng biên chế được giao. Số lượng cán bộ công chức biến động không
đáng kể qua các năm.
a. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Cục thuế Quảng Bình những năm qua
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Cục thuế Quảng Bình:
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiêu thức SL TL % SL TL % SL TL % 1. Độ tuổi 449 448 438 <30 55 12.25 56 12.50 57 13.01 30 - 40 109 24.28 108 24.11 107 24.43 >40 285 63.47 284 63.39 274 62.56 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ
Cục thuế Quảng Bình có đội ngũ cán bộ công chức trên 40 tuổi chiếm tỉ
lệ lớn là 62,56%, số cán bộ công chức dưới 30 tuổi chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ là 13,01%. Điều này phản ánh đúng thực tế hiện nay, ngành thuế trong khoảng thời gian trở lại đây chỉ tiến hành tuyển dụng rải rác 2 năm/lần hoặc có khi 5- 10 năm/lần và tuyển dụng với số lượng không nhiều. Với đội ngũ lao động lớn tuổi chiếm đa số tạo được sự tin cậy về mặt kinh nghiệm làm việc tuy nhiên thiếu sự linh hoạt, sáng tạo, học hỏi và trong một vài năm tới số lao
động về hưu nhiều đòi hỏi Cục thuế Quảng Bình cần đưa ra nhiều chỉ tiêu tuyển dụng hơn để bổ sung nguồn nhân lực cho tương lai.
b. Cơ cấu lao động theo giới tính của Cục thuế Quảng Bình những năm qua
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính của Cục thuế Quảng Bình
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiêu thức SL TL % SL TL % SL TL % 2. Giới tính 449 448 438 Nam 325 72.38 325 72.54 318 72.60 Nữ 124 27.62 123 27.46 120 27.40 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ
CBCC là nam giới chiếm tỉ lệ cao ở Cục thuế Quảng Bình, chiếm 72,60% phù hợp với đặc thù công việc của ngành thuế là một bộ phận lớn CBCC thường xuyên đến trực tiếp nơi hoạt động kinh doanh của NNT để
kiểm tra, khảo sát, tuyên truyền, vận động NNT thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách, pháp luật về Thuế. Và đa số nữ giới làm việc tại văn phòng để
thực hiện công tác ghi chép, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu, quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.…
c. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, ngạch công chức và theo chức năng của Cục thuế Quảng Bình những năm qua
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, ngạch công chức và chức năng của Cục thuế Quảng Bình:
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tiêu thức SL TL % SL TL % SL TL % 3. Trình độ chuyên môn 449 448 438 Thạc sĩ 21 4.68 23 5.13 23 5.25 Đại học 310 69.04 311 69.42 307 70.09 Cao đẳng, trung cấp, khác. 118 26.28 114 25.45 108 24.66 4. Ngạch công chức
Chuyên viên chính và tương đương 26 5.79 27 6.03 28 6.39 Chuyên viên và tương đương 226 50.33 230 51.34 222 50.68 Cán sự và tương đương 197 43.88 191 42.63 188 42.92
5. Theo chức năng
Cán bộ, lãnh đạo quản lý 198 44.10 200 44.64 200 45.66 Công chức 251 55.90 248 55.36 238 54.34 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ
Hiện nay, số lao động trình từ từ đại học trở lên chiếm 75,34%, trong đó phần lớn là chuyên viên chính hoặc chuyên viên và tương đương. Còn lại 24,66% cán bộ công chức tại Cục thuế Quảng Bình có trình độ cao đẳng, trung cấp hoặc sơ cấp làm công tác cán sự, kiểm thu viên hay bộ phận văn thư
lưu trữ, phục vụ… Trong tương lai, khi một bộ phận cán bộ công chức về hưu, một số đang tiếp tục học nâng cao trình độ và kế hoạch tuyển dụng mới với yêu cầu trình độ đại học trở lên thì tỉ lệ cán bộ công chức trình độ cao sẽ tiếp tục tăng lên, phục vụ yêu cầu ngày càng tăng của công tác hiện đại hóa bộ
mục tiêu, tiêu chí đánh giá thành tích nhân viên cho phù hợp để giữ chân người tài.
2.2 THỰC TRẠNG VỀ TIẾN TRÌNH ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH
NHÂN VIÊN TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH 2.2.1 Thực trạng về xác định mục tiêu đánh giá
Hiện nay Cục thuế tỉnh Quảng Bình đã và đang xác định được một số
mục tiêu của công tác đánh giá thành tích tại đơn vị, tuy nhiên các mục tiêu
đánh giá thành tích chưa được xác định một cách rõ ràng và đầy đủ. Kết quả đánh giá chưa thực sự công bằng, chưa đáp ứng được yêu cầu và kết quảđánh giá không được coi trọng trong nhân viên. Công tác đánh giá thành tích tại
đơn vị chủ yếu phục vụ cho các mục tiêu chủ yếu sau:
a. Đánh giá thành tích làm cơ sở trả lương tăng thêm cho nhân viên
Tiền lương có vai trò là động lực thúc đẩy người lao động, động viên CBCC tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác cũng như chấp hành kỷ luật lao động và các qui định của ngành.
Để đảm bảo nguyên tắc tiền lương gắn liền với phạm vi trách nhiệm, vai trò, năng lực và thành tích của chính bản thân CBCC cũng như hiệu quả công việc của đơn vị nơi CBCC làm việc, tiền lương của người lao động tại Cục thuế Quảng Bình được chia làm hai phần:
- Phần thứ nhất là lương cơ bản trên cơ sở ngày công thực tế làm việc và hệ số lương cơ bản theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương được hưởng đối với công chức, viên chức. Mỗi nhân viên đều có mã ngạch, bậc lương, hệ số lương, phụ cấp chức vụ
trách nhiệm cụ thể và rõ ràng tùy theo vị trí công việc, chức danh chuyên môn tại Cục thuế.
Tiền lương cơ bản = (Hệ số lương cơ bản + các loại phụ cấp (nếu có)) * mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định
- Phần thứ hai là tiền lương tăng thêm gắn liền với hiệu quả công việc của nhân viên, dựa trên việc đánh giá thành tích công tác của nhân viên.
Tiền lương tăng thêm = Ki * Hệ số lương cơ bản * Lương tối thiểu Trong đó: Ki là Hệ số thành tích
Hàng tháng, cán bộ công chức được đánh giá thành tích để xác định hệ
số thành tích Ki làm cơ sở trả thu nhập tăng thêm tương ứng với các mức