Thực trạng về hệ thống đánh giá thành tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế quảng bình (Trang 62 - 65)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2.3 Thực trạng về hệ thống đánh giá thành tích

a. Thc trng v thi đim đánh giá thành tích

- Đối với công tác đánh giá thành tích nhân viên nhằm mục đích trả

lương tăng thêm, Cục thuế Quảng Bình thực hiện hàng tháng. Dựa vào thành tích mà nhân viên đạt được, Cục thuế tiến hành tổng hợp và trả lương tăng thêm vào cuối mỗi quý. Tuy nhiên, có nhiều công việc đặc thù không thể

hoàn thành trong thời gian một tháng, vì vậy nếu trong tháng nhân viên chưa thể hoàn thành công việc của mình mà phải đến tháng sau mới hoàn thành thì việc đánh giá thành tích nhân viên đó trong tháng sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, và xếp loại như vậy là không chính xác.

- Đối với công tác đánh giá thành tích để xếp loại nhân viên được tiến hành theo định kỳ mỗi năm 01 lần vào cuối năm.

- Đối với việc đánh giá để xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt chỉđánh giá khi có yêu cầu xem xét, bổ nhiệm. Với mục tiêu này thì khoảng thời gian giữa 2 lần đánh giá là khá dài nên hiệu quả không cao do nhân viên tự đánh giá có thể không nhớ hết tất cả các ưu, nhược điểm của mình trong năm, và

đồng nghiệp cũng như lãnh đạo cũng không thể thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện công việc của nhân viên đểđánh giá xếp loại.

b. Thc trng v phương pháp đánh giá

Những phương pháp đánh giá được sử dụng tại Cục thuế Quảng Bình cũng giống như các phương pháp được sử dụng tại các cơ quan nhà nước khác. Những phương pháp này được sử dụng vì nó đã được thể chế hoá vào các văn bản có tính pháp lý cao về công tác đánh giá nhân viên (CBCC). Những phương pháp thường được sử dụng là:

của cá nhân vào Bảng chấm điểm thi đua theo quy định, trong đó mỗi CBCC phải tự chấm điểm đầy đủ đối với từng tiêu chí đánh giá để từ đó tự đánh giá xếp loại. Sau đó trưởng phòng phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ xét duyệt lại và đưa ra điểm số đánh giá theo từng tiêu chí, tổng hợp sốđiểm và thông qua xếp loại thành tích với 03 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, những nguyên nhân sau đây dẫn tới việc Cục thuế Quảng Bình đã không sử dụng và phát huy được ưu điểm của phương pháp đánh giá này:

+ Do chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá đối với từng vị trí công việc, mức độ của mỗi cấp độ thành tích trên thang chưa được định nghĩa rõ ràng nên không thực hiện chấm điểm trên thang để qui định tương ứng với mức

điểm nào là đạt thành tích xuất sắc, hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ. + Cục thuế Quảng Bình chưa thiết kế biểu mẫu đánh giá để hỗ trợ người

đánh giá khi sử dụng phương pháp xếp hạng, cũng như phục vụ việc thiết lập và lưu giữ hồ sơ đánh giá.

- Phương pháp xếp hng và phân phi trng s: Sau khi tự đánh giá bằng bảng chấm điểm thi đua, CBCC thông qua xếp loại thành tích với 03 mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ và qui định tỷ lệ thành tích đạt xuất sắc không quá 30% CBCC mỗi phòng. Việc áp dụng giới hạn CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ 30% dẫn đến việc đưa ra kết quả xếp loại không chính xác, vì có những bộ phận trong tháng có nhiều cá nhân đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao nhưng không được xếp loại A, dẫn đến sự không công bằng trong đánh giá CBCC.

- K thut s kin đin hình: Với phương pháp này, người đánh giá tiến hành ghi chép và lưu trữ những sự kiện về thành tích của nhân viên là hiệu quả hay không hiệu quả vào văn bản lưu trữ các sự kiện. Đến kỳ đánh giá,

nhân viên đánh giá dựa vào những sự kiện được lưu trữ để nêu lên ưu, nhược

điểm của mỗi nhân viên nhằm tính thêm điểm thưởng hoặc xác định điểm trừ

vào điểm đánh giá. Điểm tối đa tự chấm của các tiêu chí là 950/1000 điểm. Dựa trên các sự kiện điển hình, CBCC đạt từ 910 điểm trở lên được đề xuất và xét cho điểm thưởng.

+ Mức 1: CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua; hoàn thành tốt nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn: thưởng 20

điểm.

+ Mức 2: CBCC nhân có nhiều sáng kiến, cải tiến phương pháp, giải pháp hữu ích, đề tài .... được công nhận và áp dụng trong tập thể, đơn vị đem lại hiệu quả công tác: thưởng 15 điểm.

+ Mức 3: CBCC hưởng ứng, tham gia tích cực và đầy đủ các phong trào thi đua, hoạt động từ thiện, thể dục thể thao, cuộc thi: thưởng 15 điểm.

CBCC đạt được thành tích ở mức nào thì tương ứng với điểm thưởng mức đó; thành tích đạt được ở bao nhiêu mức thì được thưởng tổng điểm của bấy nhiêu mức. Trường hợp CBCC đạt được cả 3 mức trên thì được thưởng tối đa 50 điểm.

c. Thc trng về đối tượng thc hin đánh giá

Hiện nay, đối tượng thực hiện đánh giá thành tích tại Cục thuế Quảng Bình bao gồm:

- Tự đánh giá của cá nhân nhân viên: Hàng tháng, nhân viên tự chấm

điểm đánh giá bản thân vào Bảng chấm điểm thi đua đối với cá nhân theo mẫu quy định của Tổng cục thuế sau đó nộp cho trưởng phòng. Vào cuối năm, bản thân nhân viên tự đánh giá mình bằng cách viết tự nhận xét vào bảng xếp loại nhân viên, nêu lên các ưu nhược điểm trong quá trình thực hiện công việc năm vừa qua và tự xếp loại về bản thân mình. Ý kiến tự đánh giá của nhân viên là nguồn thông tin tham khảo cho quá trình đánh giá. Tuy nhiên bản tự

đánh giá của nhân viên thường nhấn mạnh nhiều ưu điểm và chỉ nêu qua loa, sơ sài một vài nhược điểm lấy lệ, do đó nó không mang tính khách quan và là một nguồn thông tin mang tính hình thức cho quá trình đánh giá.

- Đánh giá của tập thể (đồng nghiệp): tập thể tổ chức họp góp ý kiến, nhận xét về hoạt động, cống hiến, những hành vi của cá nhân nhân viên cho tập thể; Ngoài ra còn có thể thông qua hình thức bình bầu, bỏ phiếu kín…

Đây là nguồn thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình đánh giá. Tuy nhiên, tuỳ theo những trường hợp cụ thể mà độ tin cậy của thông tin lấy từ tập thể là rất khác nhau.

- Đánh giá của người quản lý trực tiếp: Sau khi có kết quả tự chấm điểm của tập thể, cá nhân, lãnh đạo Phòng bỏ phiếu chấm lại điểm cho cá nhân thuộc Phòng, thông qua điểm và đề xuất điểm thưởng (nếu thấy xứng đáng) của tập thể Phòng. Thông thường đây là ý kiến đánh giá quan trọng nhất, trên cơ sở kết hợp ý kiến đánh giá của cá nhân và tập thể.

Các đối tượng đánh giá khác như cấp dưới, người nộp thuế chưa được áp dụng tại Cục thuế Quảng Bình trong khi đối tượng này là nguồn thông tin hữu ích cho việc đánh giá thành tích ở nhiều công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế quảng bình (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)