Đối với thảm cây bụi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 40 - 55)

3.2.2. Phương pháp phân tích mẫu

Xác định thành phần loài cây: Xác định tên khoa học theo các khóa phân loại của Nguyễn Tiến Bân (1997) [4], Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) [18], Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000) [7] và theo cuốn Danh mục các loài thực vật Việt Nam (2001-2005) [43]…

Xác định thành phần dạng sống theo Raunkiaer (1934) và Hoàng Chung (2008) [11]. Theo cách phân loại này dạng sống thực vật gồm các kiểu sau:

1. Phanerophytes (Ph): cây chồi trên mặt đất 2. Chamaectophytes (Ch): cây chồi mặt đất 3. Hemicryptophytes (He): cây chồi nửa ẩn 4. Criptophytes (Cr): cây chồi ẩn

5. Therophytes (Th): cây một năm

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu của Hoàng Chung (2008) [12]: Các số liệu nghiên cứu được xử lý trên phần mềm excel của máy tính điện tử và sử dụng các phương pháp thống kê sinh học.

* Xác định mật độ cây (cây/ha) được tính theo công thức

N = n

S x 10.000

Trong đó:

n là số lượng cây theo loại hay mật độ chung. S là diện tích ô điều tra (OTC, tính theo m2).

* Xác định hệ số tổ thành loài cây được tính theo công thức:

n P% x100 N  Trong đó: P là hệ số tổ thành loài (%). n là số cá thể của loài. N là số cá thể của tất cả các loài.

Nếu P ≥ 5% mới thực sự ý nghĩa sinh thái trong lâm phần (được tham gia vào công thức tổ thành). Nếu P < 5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành.

* Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

Để nghiên cứu cây tái sinh trên bề mặt đất rừng có thể sử dụng phương pháp đo khoảng cách từ một điểm ngẫu nhiên đến 6 cây tái sinh gần nhất. Khi đó phân bố Poisson được sử dụng tiêu chuẩn U của Clark và Evan để đánh giá, khi lượng mẫu đủ lớn (n=36) qua đó dự đoán được giai đoạn phát triển của quần xã thực vật trong vùng và U được tính theo công thức:

U= 26136 , 0 ). 5 . 0 (r   n Trong đó:

r là giá trị trung bình khoảng cách gần nhất n lần quan sát. α là mật độ cây tái sinh trên đơn vị diện tích (cây/ha). n là số lần quan sát.

Nếu: U ≤ -1,96% thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm. U ≥ 1,96% thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều.

-1,96< U <1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên. * Nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao đối với rừng

Tiến hành thống kê số lượng cây tái sinh theo 7 cấp chiều cao: - Cấp I: Chiều cao < 50cm

- Cấp II: Chiều cao từ 51-100cm - Cấp III: Chiều cao từ 101-150cm - Cấp IV: Chiều cao từ 151-200cm - Cấp V: Chiều cao từ 201-250cm - Cấp VI: Chiều cao từ 251-300cm - Cấp VII: Chiều cao > 300cm

* Xác định chất lượng, nguồn gốc cây tái sinh

Xác định tên loài, đếm số lượng cây tái sinh, xác đinh nguồn gốc cây tái sinh (từ hạt, chồi) và phân loại chất lượng cây tái sinh theo 3 tiêu chuẩn: Tốt, trung bình, xấu.

- Cây tốt là cây có tán lá phát triển đều, tròn, xanh; thân tròn, thẳng, không bị sâu bệnh.

- Cây trung bình là cây có tán lá bình thường, ít khuyết tật.

- Cây xấu là cây có tán lá bị bệnh, sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.

3.2.4. Phương pháp điều tra trong dân

Trực tiếp phỏng vấn người chủ rừng hoặc các cơ quan chuyên môn (chi cục kiểm lâm, UBND xã…) để nắm được các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu, các trạng thái của rừng, tên các loài thực vật (tên địa phương), những tác động của con người và động vật…

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm của một số kiểu thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu

Toàn bộ diện tích rừng phía Bắc của huyện địa hình chủ yếu là núi đá, tài nguyên rừng chủ yếu là rừng tự nhiên; phía Nam là các dãy núi đất với diện tích rừng trồng gồm nhiều loài như bạch đàn, keo, mỡ, lim, lát hoa, muồng cánh gián… Hiện nay, các loài cây gỗ lớn, có giá trị cao đều bị khai thác cạn kiệt, dân số ngày càng tăng nhu cầu lấy đất xây nhà, làm nương rẫy cũng tăng theo và vô tình làm việc khai thác các cánh rừng ngày càng lớn. Trong quá tình nghiên cứu chúng tôi thấy được sự tái sinh tự nhiên của một số kiểu TTV phục hồi sau nương rẫy tại xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng. Các kiểu TTV phục hồi sau nương rẫy là thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh. Vì vậy, chúng tôi đã chọn 3 kiểu TTV này làm đối tượng nghiên cứu của luận văn.

Từ kết quả điều tra nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê hệ thực vật tại KVNC có 125 loài, 99 chi thuộc 44 họ của 5 ngành thực vật có mạch là ngành Thông đất (Lycopdiophyta), ngành Mộc tặc (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiopyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và ngành Hạt kín (Angiospermatophyta). Trong ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) có 2 lớp là lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida). Số lượng và sự phân bố của các taxon được trình bày trong bảng 4.1 và hình 4.1:

Từ kết quả trong bảng 4.1 và hình 4.1 cho ta thấy, ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) chiếm ưu thế về số lượng cả họ, chi và loài với 37 họ (chiếm 84,09%), 90 chi (chiếm 90,91%) và 112 loài (chiếm 89,60%). Ngành kém đa dạng nhất là ngành Mộc tặc (Equisetophyta) với 1 họ (chiếm 2,27%), 1 chi (chiếm 1,01%) và 1 loài (chiếm 0,8%). Sau ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) là ngành Dương xỉ (Polypodiopyta) có 3 họ (chiếm 6,82%), 5 chi (chiếm 5,05%) và 8 loài (chiếm 6,4%). Hai ngành còn lại là ngành Hạt trần (Gymnospermae) với 2 họ (chiếm 4,55%), 2 chi (chiếm 2,02%), 2 loài (chiếm 1,6%) và ngành Thông đất (Lycopdiophyta) với 1 họ (chiếm 2,27%), 1 chi (chiếm 1,01%) và 2 loài (chiếm 1,6%).

Bảng 4.1. Tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài trong các taxon ở KVNC TT Ngành Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thông đất (Lycopdiophyta) 1 2,27 1 1,01 2 1,60 2 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 2,27 1 1,01 1 0,80 3 Dương xỉ (Polypodiopyta) 3 6,82 5 5,05 8 6,40 4 Hạt trần (Gymnospermae) 2 4,55 2 2,02 2 1,60 5 Hạt kín (Angiospermatophyta) 37 84,09 90 90,91 112 89,60 Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 32 86,49 79 87,78 98 87,50 Lớp Hành (Liliopsida) 5 13,51 11 12,22 14 12,50 Tổng 44 100 99 100 125 100

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các taxon trong các ngành của hệ thực vật ở KVNC

Như vậy, có thể thấy rằng sự phân bố của các taxon trong các ngành của hệ thực vật ở KVNC là không đồng đều. Ngay trong cùng một ngành thì sự phân bố của các taxon cũng có sự khác nhau rõ rệt, trong ngành Hạt kín (Angiospermae), ở

lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) với 25/37 họ vẫn chiếm ưu thế so với lớp Hành (Liliopsida) chỉ có 12/37 họ. Điều này cho thấy ngành Hạt kín (Angiospermae) chiếm ưu thế và có sự phân bố rộng trong phạm vi diện tích KVNC. Số lượng họ, chi, loài và sự phân bố của các taxon trong KVNC nhiều hay ít phản ánh sự đa dạng, phong phú hay nghèo nàn của thực vật trong KVNC đó.

Từ kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng, rừng nguyên sinh trong KVNC hiện nay hầu như không còn, thay thế vào đó là một số thảm thực vật thứ sinh (thảm cỏ, thảm cây bụi và rừng thứ sinh) với số lượng, thành phần loài và sự phân bố khác nhau trong KVNC.

Bảng 4.2. Số lượng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC TT Các trạng thái TTV Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thảm cỏ 21 25,0 44 26,2 54 25,7 2 Thảm cây bụi 29 34,5 61 36,3 75 35,7 3 Rừng thứ sinh 34 40,5 63 37,5 81 38,6 Tổng 84 100 168 100 210 100

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ các họ, chi, loài trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC

Từ số liệu bảng 4.2 và hình 4.2 chúng ta thấy, ở mỗi trạng thái TTV khác nhau lại có số lượng họ, chi, loài và sự phân bố khác nhau. Những trạng thái TTV có số lượng họ, chi, loài nhiều sẽ cho thấy sự đa dạng, phong phú và mức độ phân bố nhiều ở KVNC đó. Còn những trạng thái TTV có số lượng họ, chi, loài ít sẽ cho thấy sự nghèo nàn và mức độ phân bố rải rác hơn. Ở trạng thái rừng thứ sinh có số lượng họ, chi, loài cao hơn so với các trạng thái còn lại ở KVNC là thảm cỏ và thảm cây bụi. Ở trạng thái rừng thứ sinh có số lượng họ, chi, loài cao nhất với 34 họ (chiếm 40,5% tổng số họ), 63 chi (chiếm 37,5% tổng số chi) và 81 loài (chiếm 38,6% tổng số loài). Tiếp theo là trạng thái thảm cây bụi với số lượng họ, chi, loài là 29 họ (chiếm 34,5% tổng số họ), 61 chi (chiếm 36,3% tổng số chi) và 75 loài (chiếm 35,7% tổng số loài). Trạng thái thảm cỏ có số lượng họ, chi, loài thấp nhất với 21 họ (chiếm 25% tổng số họ), 44 chi (chiếm 26,2% tổng số chi) và 54 loài (chiếm 25,7% tổng số loài).

Như vậy, chúng ta thấy được trạng thái rừng thứ sinh có số lượng họ, chi, loài cao hơn so với trạng thái thảm cỏ và thảm cây bụi. Nguyên nhân là do rừng thứ sinh được phục hồi ở những nơi có vị trí và điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây như ánh sáng nhiều, đất đai bị thoái hóa ít, độ ẩm của đất cao, xung quanh có các khu rừng trưởng thành giúp cho cây tránh bị đổ do gió, bão, sạt lở, xói mòn đất đai. Ngoài ra, thời gian phục hồi cũng rất quan trọng. Rừng thứ sinh có thời gian phục hồi lâu hơn so với thảm cỏ và thảm cây bụi. Do đó, số lượng các họ, chi, loài ở trạng thái rừng thứ sinh cũng nhiều hơn so với trạng thái thảm cỏ và thảm cây bụi.

Khi nghiên cứu, phân tích các số liệu về số lượng, tỷ lệ phần trăm họ, chi, loài trong các taxon và một số trạng thái TTV ở KVNC chúng ta thấy được đặc điểm của một số kiểu TTV tại KVNC đó.

4.1.1. Đặc điểm thành phần loài

4.1.1.1. Thảm cỏ

Trong KVNC, thảm cỏ có diện tích không lớn và phân bố rải rác. Thảm cỏ ở đây thường phát triển trên đất sau nương rẫy bỏ hoang với thời gian ngắn từ 1-3 năm. Vì vậy, thành phần thực vật chủ yếu là các loài cây thân thảo, hạn sinh, ưa sáng. Theo kết quả điều tra được, thảm cỏ có số lượng họ, chi, loài là 21 họ (chiếm 25%), 44 chi (chiếm 26,2% ) và 54 loài (chiếm 25,7%). Họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) có 6 loài gồm: Cây cứt lợn (Ageratum conyzoides), Sơn hoàng cúc (Anisopappus chinensis), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Tàu bay (Gynura crepidioides), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum).

Có 2 họ có 5 loài là họ Rau dền (Amaranthaceae) gồm Cỏ xước

(Achyranthes aspera), Rau rền cơm (Amaranthus lividus), Rau dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argentea), Cỏ cước đài (Cyathula prostrata). Họ Gừng (Zingiberaceae) gồm Riềng rừng (Alpinia galanga), Sẹ (Alpinia globosa), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân (Amomum villosum),Gừng gió (Zingiber zerumbet).

Có 4 họ có 4 loài là họ Bòng bong (Schizeaceae) gồm Bòng bong hóp (Lygodium conforme), Bòng bong dịu (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Ráng ngón chè (Schizaea dichotoma). Họ Ô rô (Acanthaceae) gồm Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Dây bông báo (Thunbergia grandiflora), Xuân tiết giòn (Justicia fragilis), Xuân tiết bò (Justicia procumbens). Họ Đậu (Fabaceae) gồm Thóc lép (Desmodium gangeticum), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Đuôi chồn (Uraria balansae), Đuôi chồn quả đen (Uraria crinita). Họ Bông (Malvaceae) gồm Bụp vang (Abelmoschus moscatus), Cối xay (Abutilon indicum), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Ké hoa đào (Urena lobata).

Họ Hòa thảo (Poaceae) có 3 loài gồmCỏ mật (Erichloa vilosa), Cỏ tranh (Imperata cylindrica),Cỏ chít (Thysanolaena maxima).

Có 5 họ có 2 loài là họ Quyển bá (Selaginellaceae) gồm Quyển bá lá yếu (Selaginella monospora), Quyển bá (Selaginella tamariscina). Họ Dương xỉ (Polypodiaceae) gồm Cổ ly ngón (Colysis digitata), Cổ ly bầu dục (Colysis pothifolia). Họ Hoa tán (Apiaceae) gồm Rau má (Centella asiatica), Rau má lá to (Hydrocotyle nepalene). Họ Mua (Melastomataceae) gồm Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma sanguineum). Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) gồm Nhân trần (Adenosma caeruleum), Cam thảo đất (Scoparia dulcis).

Có 9 họ có 1 loài gồm họ Mộc tặc (Equisetaceae) là loài Cỏ quản bút

(Equisetum ramosimum). Họ Guột (Gleicheniaceae) là loài Tế thường

(Dicranopteris linearis). Họ Thôi ba (Alangiaceae) là loài Thôi ba lông

(Alangium kurzii). Họ Dương đào (Actinidiaceae) gồm Nóng lá to (Saurauia dillenioides). Họ Sau sau (Altingiaceae) là loài Sau sau (Liquidambar formosana). Họ Xoài (Anacardiaceae) là loài Muối (Rhus chinensis ), Họ Trúc đào (Apocynaceae) là loài Lài trâu (Tabernaemontana bovina). Họ Thiên lý (Asclepiadaceae) là loài Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas). Họ Sim (Myrtaceae) là loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa).

4.1.1.2. Thảm cây bụi

Thảm cây bụi ở KVNC có thời gian phục hồi khá dài từ 4-8 năm, Trước kia, đây là rừng tự nhiên nhưng do một số tác động từ thiên nhiên như bão, lũ, xói mòn, sạt lở… và một số tác động của con người như khai thác rừng không hợp lý, đốt rừng làm nương rẫy. Sau một thời gian bị bỏ hoang thì hình thành nên thảm cây bụi có độ tuổi từ 4-8 năm, thành phần chủ yếu là các loài cây gỗ nhỏ và cây bụi. Theo kết quả điều tra được, thảm cây bụi có số lượng họ, chi, loài là 29 họ (chiếm 34,5% tổng số họ), 61 chi (chiếm 36,3% tổng số chi) và 75 loài (chiếm 35,7% tổng số loài). Họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc

(Asteraceae) có 7 loài gồm Cây cứt lợn (Ageratum conyzoides), Sơn hoàng cúc (Anisopappus chinensis), Đơn buốt (Bidens pilosa), Đại bi (Blumea balsamifera), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Tàu bay (Gynura crepidioides), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum).

Có 4 họ có 5 loài là họ Rau dền (Amaranthaceae) gồm Cỏ xước

(Achyranthes aspera), Rau rền cơm (Amaranthus lividus), Rau dền gai

(Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argentea), Cỏ cước đài

(Cyathula prostrata). Họ Đậu (Fabaceae) gồm Cọ khẹt (Dalbergia assamica), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Đuôi chồn (Uraria balansae), Đuôi chồn quả đen (Uraria crinita). Họ Hòa thảo (Poaceae) gồm Vầu (Bambusa nutans), Cỏ mật (Erichloa vilosa), Cỏ tranh

(Imperata cylindrica), Nứa (Neohouzeaua dullooa), Cỏ chít (Thysanolaena maxima). Họ Gừng (Zingiberaceae) gồm Riềng rừng (Alpinia galanga), Sẹ

(Alpinia globosa), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân (Amomum villosum), Gừng gió (Zingiber zerumbet).

Có 5 họ có 4 loài là họ Bòng bong (Schizeaceae) gồm Bòng bong hóp (Lygodium conforme), Bòng bong dịu (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Ráng ngón chè (Schizaea dichotoma). Họ Ô rô (Acanthaceae) gồm Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Dây bông báo (Thunbergia grandiflora), Xuân tiết giòn (Justicia fragilis), Xuân tiết bò (Justicia procumbens). Họ Xoài (Anacardiaceae) gồm Xoan nhừ (Choerospondias axillaris ), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Muối (Rhus chinensis), Sơn rừng (Rhus succedanea). Họ Na (Annonaceae) gồm Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Lãnh công lông (Fissistigma bicolor), Lãnh công lông mượt (Fissistigma villosissium), Nhọc (Polyalthia cerasoides). Họ Bông (Malvaceae) gồm Bụp vang (Abelmoschus moscatus), Cối xay (Abutilon indicum),Ké hoa vàng (Sida rhombifolia),Ké hoa đào (Urena lobata).

Họ Cafe (Rubiaceae) có 3 loài gồm Găng gai (Canthium horridum), ba kích (Morinda officinalis), Bướm bạc (Mussaenda pubescens).

Có 8 họ có 2 loài là họ Quyển bá (Selaginellaceae) gồm Quyển bá lá yếu (Selaginella monospora), Quyển bá (Selaginella tamariscina). Họ Dương xỉ (Polypodiaceae) gồm Cổ ly ngón (Colysis digitata), Cổ ly bầu dục (Colysis pothifolia). Họ Thôi ba (Alangiaceae) là Thôi ba Trung hoa (Alangium chinense), Thôi ba lông (Alangium kurzii). Họ Trúc đào (Apocynaceae) gồm Mộc hoa trắng (Holarrhena pubescens), Lài trâu (Tabernaemontana bovina). Họ Ngũ gia bì (Araliaceae) gồm Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Đu đủ rừng (Trevesia palmata). Họ Sổ (Dilleniaceae) gồm Sổ bà (Dillenia indica), Chạc chìu (Tetracera scandens). Họ Mua (Melastomataceae) gồm Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma sanguineum). Họ Xoan (Meliaceae) gồm Xoan ta (Melia azedarach), Xoan mộc ((Toona sureni).

Có 9 họ có 1 loài gồm họ Guột (Gleicheniaceae) là loài Tế thường (Dicranopteris linearis). Họ Thích (Aceraceae) là loài Thích Bắc bộ (Acer tonkinense). Họ Dương đào (Actinidiaceae) là loài Nóng (Saurauia tristyla).

Họ Sau sau (Altingiaceae) là loài Sau sau (Liquidambar formosana). Họ Thiên lý (Asclepiadaceae) là loài Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas). Họ Vang (Caesalpiniaceae) là loài Móng bò tím (Bauhinia purpurea). Họ Sim (Myrtaceae) là loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa). Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) là loài Nhân trần (Adenosma caeruleum). Họ Đay (Tiliaceae)là loài Mương khao (Hainania trichosperma).

4.1.1.3. Rừng thứ sinh

Rừng thứ sinh ở KVNC này có thời gian phục hồi lâu nhất 9-17 năm. Do vậy, số lượng họ, chi, loài ở KVNC này cũng nhiều hơn so với thảm cỏ và thảm cây bụi. Thành phần chủ yếu là các loài cây gỗ nhỏ và lớn. Theo kết quả điều tra thu được, rừng thứ sinh có 34 họ (chiếm 40,5%), 63 chi (chiếm 37,5%) và 81 loài (chiếm 38,6%). Họ có số loài nhiều nhất là họ Long não (Lauraceae) gồm8 loài làChắp xanh (Beilschmeidia), Gù hương (Cinnamomum balansae), Kháo (Cinnamomum glaucescen), Re gừng (Cinnamomum illicioides), Re

hương (Cinnamomum parthenoxylon), Mò lông (Litsea amara), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa).

Họ Đậu (Fabaceae) có 6 loài gồm Cọ khẹt (Dalbergia assamica), Sưa

(Dalbergia tonkinensis), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Đuôi chồn (Uraria balansae), Đuôi chồn quả đen (Uraria crinita).

Có 2 họ có 5 loài là họ Na (Annonaceae) gồm Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Lãnh công lông (Fissistigma bicolor), Lãnh công lông mượt (Fissistigma villosissium), Nhọc (Polyalthia cerasoides), Giền đỏ (Xylopia vielana). Họ Gừng (Zingiberaceae) gồm Riềng rừng (Alpinia galanga), Sẹ

(Alpinia globosa), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân (Amomum villosum), Gừng gió (Zingiber zerumbet).

Có 2 họ có 4 loài là họ Xoài (Anacardiaceae) gồm Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Sơn rừng (Rhus succedanea). Họ Vang (Caesalpiniaceae) gồm Lim xanh (Erythrophleum forddi), Bồ kết (Gleditsia australis ), Lim vang (Peltophorum dasyrrhachis), Me (Tamarindus indica).

Có 5 họ có 3 loài là họ Trúc đào (Apocynaceae) gồm Mộc hoa trắng (Holarrhena pubescens), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Thừng mực lông (Wrightia pubescens). Họ Núc nác (Bignoniaceae) gồm Đinh gióc (Markhamia caudafelina),Núc nác (Oroxylon indicum), Ké núi (Stereospermum neuranthum). Họ Xoan (Meliaceae) gồm Lát hoa (Chukrasia tabularis), Xoan ta (Melia azedarach), Xoan mộc (Toona sureni). Họ Cafe (Rubiaceae) gồm Gáo (Adina cordifolia), Găng gai (Canthium horridum), Ba kích (Morinda officinalis). Họ Hòa thảo (Poaceae) gồm Tre gai (Bambusa bambos), Vầu (Bambusa nutans), Nứa (Neohouzeaua dullooa).

Có 10 họ có 2 loài là họ Bòng bong (Schizeaceae) gồm Bòng bong leo (Lygodium scandens), Ráng ngón chè (Schizaea dichotoma). Họ Thôi ba

(Alangiaceae) là Thôi ba Trung hoa (Alangium chinense), Thôi ba lông (Alangium kurzii). Họ Ngũ gia bì (Araliaceae) Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Đu đủ rừng (Trevesia palmata). Họ Trám (Burceraceae) gồm Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium tramdendum). Họ Cúc (Asteraceae) gồm Đại bi (Blumea balsamifera), Bồ công anh hoa tím (Cichorium intybus). Họ Bứa (Clusiaceae) gồm Tai chua (Garcinia cowa), Dọc (Garcinia multiflora). Họ Sổ (Dilleniaceae) gồm Sổ bà (Dillenia indica), Chạc chìu (Tetracera scandens). Họ Dầu (Dipterocaceae) gồm Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Chò chỉ (Parashorea chinensis). Họ Ngọc lan (Magnoliaceae) có Mỡ (Manglietia conifera), Giổi (Manglietia). Họ Mua (Melastomataceae) có Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma sanguineum).

Mỗi họ chỉ có một loài gồm có 14 họ là họ Guột (Gleicheniaceae)có loài Tế thường (Dicranopteris linearis). Họ Dương xỉ (Polypodiaceae) là loài Đuôi phụng boni (Drymaria bonii). Họ Hoàng đàn (Cupressaceae)có loài Hoàng đàn (Cupressus torulosa). Họ Thông (Pinaceae) với loài Thông nhựa (Pinus merkusii). Họ Thích (Aceraceae) là loài Thích Bắc bộ (Acer tonkinense). Họ Sau sau (Altingiaceae) với loài Sau sau (Liquidambar formosana). Họ Gạo (Bombacaceae) có Gạo (Bombax ceiba). Họ Bàng (Combretaceae)với loài Chò xanh (Terminalia myriocarpa). Họ Sim (Myrtaceae) là loài Trâm mốc (Syzygium cinereum). Họ Hồng xiêm (Sapotaceae) là loài Sến mật (Madhuca pasqueri). Họ Đay (Tiliaceae) là loài Nghiến (Exentrodendron tonkinense). Họ Ráy (Araceae) là loài Ráy (Alocasia macrorrhiza). Họ Hoàng tinh (Maranthaceae) là loài Dong rừng (Phrynium dispermum). Họ Chuối (Musaceae) là loài Chuối rừng (Musa coccinea).

Ở cả 3 trạng thái TTV đều có cùng điều kiện lập địa. Nguồn gốc trước kia là rừng tự nhiên, sau khi các cây gỗ lớn bị khai thác, con người đốt nương làm rẫy thì những khu rừng tự nhiên đã trở thành những bãi đất bỏ hoang. Thành phần loài đã tăng lên theo thời gian, cụ thể ở thảm cỏ có số loài thấp nhất là 54 loài, thảm cây bụi là 75 loài, rừng thứ sinh có số loài cao nhất là 81 loài. Số loài cây gỗ tăng theo thời gian phục hồi, đặc biệt là các cây gỗ có thời gian sinh trưởng dài, có giá trị kinh tế cao dần được thay thế bằng các loài cây ưa sáng, thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng gỗ kém hơn, giá trị kinh tế không cao.

Sự tác động của tự nhiên và sự tác động của con người là 2 nhân tố chính làm ảnh hưởng và thay đổi thành phần loài thực vật tại quần xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)