Thị phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 72 - 76)

ở các trạng thái TTV

Từ kết quả ở bảng 4.7 và hình 4.6 ta thấy, mật độ cây tái sinh ở thảm cỏ là 398 cây/ha, ở thảm cây bụi là 3.503 cây/ha và ở rừng thứ sinh là 4.960 cây/ha. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở các trạng thái TTV là không đều.

Ở trạng thái thảm cỏ, cây tái sinh phân bố chủ yếu ở các cấp chiều cao I, II, III, còn ở các cấp chiều cao IV, V, VI, VII không xuất hiện các cây tái sinh do thời gian phục hồi ngắn. Trong đó, các cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao I (<50 cm) với mật độ cao nhất là 275 cây/ha (chiếm 69,10%), ở cấp chiều cao II (51-100 cm) cây tái sinh có mật độ là 98 cây/ha (chiếm 24,62%), ở cấp chiều cao III (101-150 cm) cây tái sinh tập trung ít nhất 25 cây/ha (chiếm 6,28%).

Ở trạng thái thảm cây bụi, cây tái sinh phân bố ở cả 7 cấp chiều cao với mật độ không đều, có sự chênh lệch rõ ràng ở các cấp chiều cao. Trong đó, các cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao II (51-100 cm) với mật độ là 1.025 cây/ha (chiếm 29,26%) và ít nhất ở cấp chiều cao VII (>300 cm) với mật độ là 78 cây/ha (chiếm 2,23%). Các cây tái sinh phân bố lần lượt ở cấp chiều

III (101-150 cm) với mật độ là 743 cây/ha (chiếm 21,21%), cấp chiều cao I (<50 cm) với mật độ là 659 cây/ha (chiếm 18,18%), cấp chiều cao IV (151-200 cm) với mật độ là 648 cây/ha (chiếm 18,50%), cấp chiều cao V (201-250 cm) với mật độ là 235 cây/ha (chiếm 6,71%), cấp chiều cao VI (251-300 cm) với mật độ là 115 cây/ha (chiếm 3,28%).

Ở trạng thái rừng thứ sinh, cây tái sinh phân bố ở cả 7 cấp chiều cao với mật độ tương đối đồng đều, nguyên nhân là do rừng thứ sinh có thời gian phục hồi lâu hơn. Trong đó, các cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao II (51-100 cm) với mật độ là 1.140 cây/ha (chiếm 22,98%) và tập trung ít nhất ở cấp chiều cao VII (>300 cm) là 322 cây/ha (chiếm 6,49%). Các cây tái sinh phân bố lần lượt ở cấp chiều III (101-150 cm) là 975 cây/ha (chiếm 19,66%), cấp chiều cao IV (151-200 cm) với mật độ là 853 cây/ha (chiếm 17,20%), cấp chiều cao I (<50 cm) là 671 cây/ha (chiếm 13,53%), cấp chiều cao V (201-250 cm) là 549 cây/ha (chiếm 11,07%), cấp chiều cao VI (251-300 cm) là 450 cây/ha (chiếm 9,07%).

Như vậy, ở trạng thái thảm cỏ mật độ cây tái sinh thấp nhất và chỉ phân bố ở các cấp chiều cao thấp từ 1-150 cm là do thời gian phục hồi của rừng ngắn, thành phần chủ yếu của thảm cỏ là các loài cây thân thảo và một số cây bụi. Còn ở trạng thái thảm cây bụi và rừng thứ sinh, mật độ cây tái sinh nhiều hơn, cây tái sinh phân bố ở cả 7 cấp chiều cao và ở rửng thứ sinh cây tái sinh có sự phân bố tương đối đồng đều giữa các cấp chiều cao với nhau. Nguyên nhân là do thời gian phục hồi của rừng dài hơn, thành phần chủ yếu là các loài cây gỗ và cây bụi. Điều này cho thấy, thời gian phục hồi càng dài thì mật độ cây tái sinh có chiều cao >300 cm sẽ càng tăng lên. Giữa các cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi, thảm tươi có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng và ánh sáng diễn ra khá mạnh mẽ. Những cá thể nào không thích nghi được sẽ bị đào thải, còn những cá thể thích nghi được sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát triển.

Khi thời gian phục hồi tăng, mật độ cây tái sinh có chiều cao từ 100- 200 cm lớn hơn ở các giai đoạn nhỏ tuổi. Bởi vì, khi giai đoạn tuổi tăng lên thì các loài cây luôn có xu hướng vươn cao để lấy ánh sáng. Yếu tố cản trở

tái sinh không phải chủ yếu là cây bụi, thảm tươi nữa nên thời gian này cần chú ý tỉa thưa, loại bỏ dây leo, cây cong queo, cây có giá trị kinh tế thấp để cải thiện điều kiện chiếu sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển.

4.3.3. Phân bố cây tái sinh theo chiều ngang

Cây tái sinh phân bố không đều trên mặt đất, nó tạo ra các khoảng trống thiếu tái sinh, đặc điểm này được thể hiện qua kết quả nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang. Nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng.

Sự phân bố cây trên bề mặt đất phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của loài cây và không gian dinh dưỡng, nguồn gieo giống tự nhiên.

Thực tế cho thấy, có những lâm phần có mật độ cây tái sinh cao, chất lượng và tổ thành cây tái sinh đảm bảo cho quá trình cây tái sinh, nhưng vẫn phải tiến hành xúc tiến tái sinh do phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng chưa hợp lý. Do đó, nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm thúc đẩy tái sinh theo hướng có lợi cho quá trình phục hồi rừng.

Để nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn U của tác giả Clark và Evans. Kết quả về phân bố cây tái sinh được trình bày ở bảng 4.8:

Bảng 4.8. Phân bố cây tái sinh theo chiều ngangở các trạng thái TTV

Các trạng thái TTV

Mật độ (cây/ha)

Số lần

đo (n) α r U Kiểu phân bố

Thảm cỏ 398 36 0,0398 0,9692 -7,04 Cụm

Thảm cây bụi 3503 36 0,3503 0,5631 -3,85 Cụm

Từ kết quả ở bảng 4.8, ta thấy cây tái sinh theo chiều ngang ở các trạng thái TTV được phân bố theo hai kiểu là phân bố cụm và phân bố ngẫu nhiên. Ở trạng thái thảm cỏ (U = -7,04) và thảm cây bụi (U = -3,58) có kiểu phân bố cụm. Còn ở trạng thái rừng thứ sinh lại có kiểu phân bố ngẫu nhiên (U = 0,72).

Do tính chất canh tác nương rẫy là tiến hành trên từng mảng nhỏ, đồng thời do địa hình dốc và chia cắt mạnh nên môi trường đất trên toàn bộ diện tích không đồng đều, có thành phần, cấu trúc và độ phì khác nhau. Trên các mảnh đất đó, khả năng nảy mầm, sinh trưởng và phát triển của thực vật là khác nhau. Đây là nguyên nhân làm cho TTV phục hồi trên đất sau nương rẫy thường có kiểu phân bố cụm. Tuy nhiên, theo thời gian do có sự bổ sung và quá trình tự tỉa thưa của các loài dẫn đến có sự điều chỉnh lại phân bố cây theo hướng ngẫu nhiên. Điều đó chứng tỏ hoàn cảnh rừng đang tiến tới sự ổn định.

Hiện tượng tái sinh lỗ trống rất phổ biến ở rừng tự nhiên (xảy ra ở những lỗ trống trong rừng), các loài cây tái sinh thường có kiểu phân bố cụm. Tuy nhiên, kiểu phân bố cây tái sinh không chỉ phụ thuộc vào những lỗ trống trong rừng mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như dinh dưỡng, địa hình,… mà dẫn đến những kiểu phân bố khác ở dưới tán rừng. Như vậy, phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất phục hồi sau nương rẫy ở KVNC có hai dạng phân bố là phân bố cụm và phân bố ngẫu nhiên.

Kiểu phân bố cây tái sinh cho thấy, khi sử dụng các biện pháp tác động cần phải điều tiết phân bố cây tái sinh tiệm cận dần với phân bố đều bằng cách: chặt tỉa cây ở những nơi có mật độ dày và trồng bổ sung vào những chỗ trống. Nhằm tạo không gian dinh dưỡng hợp lý cho các cá thể trong quần thể, rút ngắn thời gian phục hồi rừng, cải thiện chất lượng rừng phục hồi.

4.3.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Cây gốc tái sinh tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ chồi và hạt. Chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hai chỉ tiêu là hình thái và tuổi cây tái

sinh. Tuy nhiên, do tuổi cây tái sinh khó xác định nên trong nghiên cứu này chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hình thái cây như khả năng phát triển của tán lá, hình thái thân và khả năng sinh trưởng của cây.

Khi nghiên cứu tái sinh rừng, nguồn gốc và chất lượng tái sinh có ý nghĩa rất quan trọng để qua đó đề xuất được các biện pháp lâm sinh thích hợp tác động vào rừng làm thúc đẩy quá trình tái sinh rừng.

Kết quả nghiên cứu TTV trong quá trình điều tra chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được thể hiện ở bảng 4.9:

Bảng 4.9. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ở các trạng thái TTV Trạng thái

TTV

Mật độ (cây/ha)

Chất lượng (%) Nguồn gốc (%) Tốt Trung bình Xấu Hạt Chồi

Thảm cỏ 398 64,57 22,36 13,07 69,60 30,40 Thảm cây bụi 3503 60,83 27,86 11,30 73,97 26,03 Rừng thứ sinh 4960 63,79 26,17 10,04 72,98 27,02

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)