Biểu đồ nguồn gốc cây tái sinh tại các trạng thái TTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 77 - 103)

Từ bảng 4.9 và các hình 4.7, 4.8 cho ta thấy:

Về chất lượng cây tái sinh: Trong các trạng thái TTV, tỷ lệ cây tốt biến động từ 60,83% đến 64,57%; cây có chất lượng trung bình từ 22,36% đến 27,86% và cây có chất lượng xấu từ 10,04% đến 13,07%. Cây xấu chiếm tỷ lệ rất ít so với cây tốt và cây trung bình. Như vậy, ta thấy rằng phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy. Thời gian phục hồi rừng tăng thì số lượng cây có chất lượng tốt tăng lên, số lượng cây có chất lượng trung bình và xấu giảm đi. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dưỡng cây tái sinh với mục đích nâng cao chất lượng rừng phù hợp mục tiêu quản lý rừng.

Về nguồn gốc cây tái sinh: Cây tái sinh phát triển từ hai nguồn gốc chính là hạt và chồi. Trong các trạng thái TTV, cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt và chiếm tỷ lệ cao dao động từ 69,60% đến 73,97%; còn cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi chiếm tỷ lệ thấp dao động từ 26,03% đến 30,40%. Điều đó chứng tỏ các cây gỗ chủ yếu tái sinh từ hạt, chỉ một phần nhỏ tái sinh từ chồi.

Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài, cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây mọc từ chồi, khả năng thích nghi và chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi.

4.4. Đánh giá khả năng tái sinh và đề xuất các biện pháp phục hồi rừng

4.4.1. Đánh giá khả năng tái sinh của thảm thực vật sau nương rẫy

Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các kiểu TTV tại KVNC cho thấy: Khả năng tái sinh của các cây tái sinh trong các kiểu TTV phục hồi sau nương rẫy còn khá chậm.

Khả năng phục hồi rừng tự nhiên của từng kiểu TTV được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng quan trọng nhất phải đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn sau: mật độ cây tái sinh, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh, sự phân bố của cây tái sinh theo cấp chiều ngang và cấp chiều cao.

Cây tái sinh có số lượng và mật độ cây tái sinh chưa cao. Ở thảm cỏ, mật độ cây tái sinh rất thấp (398 cây/ha), trong đó các cây gỗ tái sinh mục đích không có. Đây là các bãi chăn thả gia súc, có độ dốc cao. Ở thảm cây bụi và rừng thứ sinh có số lượng và mật độ tăng lên lần lượt là 3.503 cây/ ha và 4.960 cây/ha, trong đó đã xuất hiện các loài cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế cao.

Cây tái sinh có nguồn gốc chủ yếu từ hạt có tỷ lệ cao hơn cây có nguồn gốc từ chồi dao động từ 69,60% đến 73,97%. Các cây có nguồn gốc từ hạt sẽ có khả năng thích nghi và chống chịu được với điều kiện bất lợi của môi trường hơn là các loài có nguồn gốc từ chồi. Các cây tái sinh trong các TTV có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ cao dao động từ 60,83% đến 64,57%. Các cây có chất lượng tốt ngày càng tăng lên theo thời gian phục hồi, các cây có chất lượng trung bình và xấu có xu hướng giảm dần.

Về phân bố theo cấp chiều cao và chiều ngang của cây tái sinh: cây tái sinh ở tầng thấp chủ yếu là các cây bụi nhỏ với tỷ lệ tái sinh thấp, cây không có mục đích và phân bố chủ yếu theo kiểu cụm. Nguyên nhân là do tính chất canh tác nương rẫy, do địa hình nên các loài thực vật sinh trưởng và phát triển ở khu vực đó cũng khác nhau, hình thành nên kiểu phân bố cụm. Các cây tái sinh phân bố ở tầng cao chủ yếu là các cây gỗ và một số cây bụi với tỷ lệ cao, cây có mục đích và phân bố theo kiểu ngẫu nhiên. Nguyên nhân là do có sự bổ sung và do quá trình tự tỉa thưa làm cho cây tái sinh phân bố theo kiểu ngẫu nhiên.

Như vậy, từ những nhận xét đánh giá về khả năng tái sinh tự nhiên của các kiểu TTV tại KVNC, đó là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số biện pháp thúc đẩy quá trình phục hồi rừng tại KVNC.

4.4.2. Đề xuất một số biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi rừng hồi rừng

Từ các kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của một số kiểu TTV tại KVNC có thể đề xuất một số biện pháp phục hồi như sau:

Đối với thảm cỏ: Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, địa hình, thổ nhưỡng,… có thể trồng rừng bằng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế như Trám trắng, Trám đen, Kháo, Hoàng đàn, Sưa,… hoặc khoanh nuôi phục hồi tự nhiên (khoanh nuôi không tác động).

Đối với thảm cây bụi: Thời gian phục hồi từ 4-8 năm, dộ che phủ cao, mật độ cây tái sinh là 3.503 cây/ha với 60,83% cây tái sinh có chất lượng tốt. Nếu là rừng phòng hộ thì áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ, kết hượp phát dây leo, giảm bớt cây bụi cạnh tranh, chèn ép cây gỗ tái sinh, tạo điều kiện cho cây gỗ sinh trưởng và phát triển. Nếu là rừng sản xuất thì có thể áp dụng các giải pháp như trồng bổ sung các loài cây gỗ bản địa có giá trị kinh tế cao

(Hoàng đàn, Sưa, Trám, Kháo,…), ngăn chặn sự phá hoại của con người,gia súc và phòng ngừa cháy rừng nhằm bảo vệ thực vật tái sinh tự nhiên.

Đối với rừng thứ sinh: Thời gian phục hồi lâu từ 9-17 năm, mật độ cây tái sinh cao là 4.960 cây/ha, thành phần chủ yếu là các cây gỗ, chất lượng cây tái sinh tốt chiếm 63,79%, tổ thành cây tái sinh xuất hiện nhiều loài cây có giá trị kinh tế, cây phân bố ngẫu nhiên. Vì vậy, cần phải tiến hành điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng gỗ có giá trị kinh tế, tiến hành tỉa thưa và khai thác tập trung những loài không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ cho xây dựng và nguyên liệu làm giấy, sợi và chất đốt phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Song song đó là quá trình khai thác phải đảm bảo đúng quy trình và phải đảm bảo tái sinh rừng.

Ngoài ra, để rừng luôn được duy trì và phát triển hơn nữa cần phân cấp trách nhiệm quản lý rừng để tăng cường trách nhiệm cá nhân, tập thể trong bảo vệ rừng. Tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các lực lượng có liên quan để tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động và xâm hại tài nguyên rừng. Đồng thời, dựa vào nhân dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Trong các trạng thái thảm thực vật đã thống kê được 125 loài, 99 chi thuộc 44 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đất (Lycopdiophyta), Mộc tặc (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiopyta), Hạt trần (Gymnospermae), Hạt kín (Angiospermatophyta). Chúng được phân bố ở 3 kiểu TTV chính tại xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là thảm cỏ gồm các loài cây thân thảo; Thảm cây bụi gồm các loài cây gỗ nhỏ và cây bụi; Rừng thứ sinh gồm các loài cây gỗ lớn và vừa.

2. Thành phần loài và thành phần dạng sống của các kiểu TTV tại KVNC khá đa dạng và phong phú. Số lượng loài trong các kiểu thảm khác nhau, cao nhất là ở rừng thứ sinh (81 loài, 63 chi, 34 họ), sau đó là thảm cây bụi (75 loài, 61 chi, 29 họ), thấp nhất là thảm cỏ (54 loài, 44 chi, 21 họ). Thực vật ở khu vực nghiên cứu gồm có 5 nhóm dạng sống cơ bản. Trong đó, nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) có số loài lớn nhất (104 loài), nhóm cây một năm (Th) có số loài ít nhất (18 loài). Các nhóm dạng sống còn lại có sự chênh lệch không lớn, lần lượt là: Chồi sát mặt đất (21 loài), chồi nửa ẩn (35 loài) và nhóm chồi ẩn (32 loài). Phổ dạng sống chung của thực vật ở khu vực nghiên cứu là:

SB = 49,52Ph+ 10Ch + 16,67He + 15,24Cr + 8,57Th

3. Cấu trúc hình thái của thực vật trong các trạng thái TTV có sự khác nhau.. Trạng thái thảm cỏ có cấu trúc đơn giản gồm 2 tầng, thảm cây bụi 3 tầng, rừng thứ sinh có cấu trúc phức tạp hơn, gồm 4 tầng.

4. Trong các trạng thái TTV ở KVNC, số lượng và mật độ cây tái sinh có xu hướng tăng, số lượng các loài tham gia vào cấu trúc tổ thành cây tái sinh cũng có xu hướng tăng lên. Ở thảm cỏ, có 7 loài cây tái sinh với mật độ là 398 cây/ha. Ở thảm cây bụi, có 25 loài cây tái sinh với mật độ là 3.503 cây/ha. Rừng thứ sinh có 29 loài cây tái sinh với mật độ là 4.960 cây/ha.

5. Sự phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao và chiều ngang trong các trạng thái TTV có sự phân bố khác nhau, chúng phụ thuộc vào thời gian phục hồi. Thời gian phục hồi dài thì số lượng thành phần loài và mật độ cây tái sinh nhiều. Ngược lại, thời gian phục hồi ngắn thì số lượng thành phần loài và mật độ cây tái sinh ít. Trong KVNC, cây tái sinh phân bố theo 2 kiểu là kiểu cụm (ở thảm cỏ và thảm cây bụi) và kiểu ngẫu nhiên (ở rừng thứ sinh).

6. Chất lượng cây tái sinh có sự khác nhau, cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ cao, còn cây tái sinh có chất lượng trung bình và chất lượng xấu chiếm tỷ lệ thấp. Thời gian phục hồi càng dài thì số lượng cây có chất lượng tốt sẽ tăng lên. Trong các trạng thái TTV, cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt và chiếm tỷ lệ cao (>65%). Điều đó chứng tỏ các cây gỗ chủ yếu tái sinh từ hạt, chỉ một phần nhỏ tái sinh từ chồi. Các cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn, khả năng thích nghi và chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi.

7. Từ các kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của một số kiểu TTV tại KVNC có thể đề xuất một số giải pháp lân sinh để đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng như: tiếp tục bảo vệ và khai thác hợp lý thảm cỏ phục vụ cho chăn thả gia súc, nếu không có nhu cầu chăn thả gia súc, có thể trồng rừng bằng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế; có thể sử dụng một trong hai phương pháp khoanh nuôi tự nhiên hoặc khoanh nuôi tự nhiên có tác động của con người; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý rừng và phối hợp với nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

2. Kiến nghị

Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nếu diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp thì sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả xấu như biến đổi khí hậu, môi trường suy thoái. Vì vậy, chúng ta cần phải tăng cường bảo vệ rừng, tiến hành xúc tiến tái sinh rừng và tái sinh nhân tạo nhằm phục hồi rừng sau nương rẫy, khai thác rừng một cách hợp lý và có hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu thu được mới chỉ là bước đầu. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật khác ở xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn để xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Baur G.N (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa (Vương Tấn Nhị dịch), NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội (trang 83-127; 495-553). 2. Phạm Hồng Ban ( 2000), Nghiên cứu đa dạng sinh học của hệ sinh thái

sau nương rẫy ở vùng Tây Nam, Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Sinh học, trường Đại học Sư phạm Vinh.

3. Nguyễn Tiến Bân và Cộng sự (1984), Danh lục thực vật Tây Nguyên, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân (1997) Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (1993), Quy phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QP 14 - 92), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (1998), Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QP 21 - 98), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Catinot, R. (1965), Lâm sinh học rừng rậm Châu Phi (Vương Tấn Nhị dịch), tài liệu khoa học Lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội. 9. Lê Mộng Chân (1994), Điều tra tổ thành thực vật vùng núi cao Ba Vì,

Thông tin khoa học Lâm nghiệp, số 4.

10. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

11. Hoàng Chung (2005), Quần xã học thực vật, NXB Giáo dục.

12. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Duy Chuyên (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53-56.

14. Lâm Phúc Cố (1994), “Vấn đề phục hồi rừng đầu nguồn Sông Đà tại Mù Cang Chải”, Tạp chí Lâm nghiệp (5), tr 14-15.

15. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứu tác dụng bảo vệ môi trường của một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi trung du một số tỉnh miền núi, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

16. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

17. Đinh Quang Diệp (1993), Góp phần nghiên cứu tiến trình tái sinh tự nhiên ở rừng khộp Easup - Đắc Lắc, Luận án PTS, Hà Nội.

18. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) Cây cỏ Việt Nam quyển I-III, Montreal, Canada.

19. Phan Nguyên Hồng (1970), Đặc điểm phân bố sinh thái của hệ thực vật và thảm thực vật miền Bắc Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Vũ Đình Huề (1969), “Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên” Tập san Lâm nghiệp (7), tr. 28-30.

21. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình savan vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo khoa học Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 3.

22. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và tái nguyên Sinh vật, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Kiên (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học rừng phục hồi bằng ô tiêu chuẩn định vị tại Hòa Bình, Lạng Sơn và Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

24. Phùng Ngọc Lan (1984), “Bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp (9).

25. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Nguyễn Xuân Lâm (2000), bài giảng Lâm sinh, trường Đại học Sư phạm

Hà Nội.

27. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.

28. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 77 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)