Rừng thứ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 65 - 67)

4. Những đóng góp mới của luận văn

4.2.3. Rừng thứ sinh

Ở trạng thái rừng thứ sinh, QXTV có thời gian phục hồi lâu hơn nên cấu trúc phân tầng của quần xã cũng phức tạp hơn và được chia làm 4 tầng:

Tầng 1: Gồm các loài gỗ lớn có chiều cao từ 9-12m với độ che phủ là 40% như: Thích Bắc bộ (Acer tonkinense), Thôi ba Trung hoa (Alangium chinense), Trám trắng (Canarium album), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Chò nâu (Dipterocarpus retusus),…

Tầng 2: Gồm các cây gỗ vừa và nhỏ có chiều cao từ 5-7m với độ che phủ là 50% như Sau sau (Liquidambar formosana), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium tramdendum), Sến mật (Madhuca pasqueri), Tai chua (Garcinia cowa), Dọc (Garcinia multiflora), Cây gạo (Bombax ceiba), Gù hương (Cinnamomum balansae), Xoan ta (Melia azedarach),…

Tầng 3: Gồm các cây gỗ nhỏ và một số cây bụi có chiều cao từ 1,5-4m với độ che phủ là 35% như Đinh gióc (Markhamia caudafelina), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Gáo (Adina cordifolia), Găng gai (Canthium horridum), Sổ bà (Dillenia indica), Chò nâu (Dipterocarpus retusus),...

Tầng 4: Gồm các loài có chiều cao dưới 1m với độ che phủ là 10% như Riềng rừng (Alpinia galanga), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân (Amomum villosum),Gừng gió (Zingiber zerumbet),...

Qua quá trình nghiên cứu cấu trúc hình thái của các TTV tại KVNC, chúng tôi có những nhận xét như sau:

Cấu trúc hình thái của các QXTV đã có sự thay đổi rất lớn về thành phần loài theo thời gian. Thời gian phục hồi càng dài thì thành phần loài càng nhiều, đặc biệt là số lượng các cây gỗ sẽ càng tăng lên, cấu trúc hình thái cũng phức tạp hơn so với các kiểu thảm có thời gian phục hồi ngắn.

Trạng thái thảm cỏ có cấu trúc phân tầng đơn giản nhất, cấu trúc chỉ gồm 2 tầng: Tầng 1 gồm các loài cây bụi và một số cây thân thảo có chiều cao từ 0,5-1,5m với độ che phủ thấp (15%); Tầng 2 gồm các loài cây thân thảo có chiều cao dưới 0,5m với độ che phủ cao (80%).

Trạng thái thảm cây bụi có cấu trúc phân tầng gồm 3 tầng, được phân chia rõ ràng: Tầng 1 gồm các cây gỗ nhỏ và cây bụi có chiều cao từ 4-5m với độ che phủ khá lớn (40%); Tầng 2 gồm các cây gỗ nhỏ và cây bụi có chiều cao từ 1-2m với độ che phủ (30%) thấp hơn tầng 1; Tầng 3 gồm các loài có chiều cao dưới 1m với độ che phủ thấp nhất (20%).

Trạng thái rừng thứ sinh có cấu trúc phân tầng phức tạp nhất, gồm 4 tầng: Tầng 1 gồm các loài gỗ lớn có chiều cao từ 9-12m với độ che phủ (40%) thấp hơn tầng 2; Tầng 2 gồm các cây gỗ vừa và nhỏ có chiều cao từ 5-7m với độ che phủ khá cao (50%); Tầng 3: Gồm các cây gỗ nhỏ và một số cây bụi có chiều cao từ 1,5-4m với độ che phủ (35%) thấp hơn tầng 1 và tầng 2; Tầng 4 gồm các loài có chiều cao dưới 1m với độ che phủ thấp (10%).

Ngoài ra, ở các kiểu TTV đều có thực vật ngoại tầng (dây leo và bì sinh). Các kiểu thảm cây bụi và rừng thứ sinh đã có sự phân hóa theo các cấp chiều cao khác nhau, chủ yếu là các cây gỗ và cây bụi nhỏ.

Theo thời gian, quá trình phục hồi rừng ở đây diễn ra khá mạnh, luôn có sự thay thế các loài thực vật. Cùng chịu ảnh hưởng của điệu kiện sinh thái, những cá thể thích nghi được sẽ tồn tại và phát triển, những cá thể không thích nghi được sẽ bị đào thải khi độ khép tán của rừng tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)