Cấu trúc hình thái thực vật trong các kiểu thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 62 - 64)

4. Những đóng góp mới của luận văn

4.2. Cấu trúc hình thái thực vật trong các kiểu thảm thực vật

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc hình của các kiểu TTV là quá trình nghiên cứu về cấu trúc phân tầng của các QXTV. Cấu trúc phân tầng chính là sự phân bố theo không gian của các tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng. Sự phân tầng của các loài cây phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Trong mỗi kiểu TTV lại có cấu trúc phân tầng riêng với tổ hợp các loài thực vật, còn dây leo và thực vật bì sinh thuộc thực vật ngoại tầng. Nghiên cứu cấu trúc phân tầng của các QXTV là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển của TTV.

Chúng tôi sẽ tập trung đi sâu phân tích sự phân bố của các loài, các dạng sống trong cấu trúc của từng TTV trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5. Cấu trúc hình thái của các kiểu TTV tại KVNC

Các kiểu TTV Số tầng Cấu trúc tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Độ che phủ (%) Thành phần thực vật Thảm cỏ 2

1 0,5-1,5 15 Cỏ lào, Cỏ quản bút, Nóng, Sau sau, Muối, Đơn buốt, Sim, Mua thường, Mua bà,… 2 <0,5 80 Quyển bá lá yếu, Sắn dây rừng, Bòng

bong hóp, Sau sau, Rau rền cơm,…

Thảm cây bụi

3

1 4-5 40 Nóng, Sau sau, Xoan nhừ, Muối, Sơn rừng, Núc nác, Trám trắng, Trám đen,…

2 1-2 30

Mua thường, Mua bà, Sim, Đơn buốt, Ké đầu ngựa, Cối xay, Ké hoa vàng, Ké hoa đào,…

3 <1 20

Quyển bá lá yếu, Cổ ly ngón, Cổ ly bầu dục, Cỏ xước, Rau rền cơm, Rau rền gai, Bòng bong hóp, Cây cứt lợn, Tàu bay,…

Rừng thứ sinh

4

1 9-12 40 Thích Bắc bộ, Thôi ba Trung hoa, Trám trắng, Chò xanh, Chò nâu,… 2 5-7 50

Giâu gia xoan, Xoan nhừ, Sấu, Trám trắng, Trám đen, Tai chua, Dọc, Gạo, Gù hương, Xoan ta,…

3 1,5-4 35 Đinh gióc, Chò chỉ, Găng gai, Gáo, Lát hoa, Sồ bà, Chò nâu,…

4 <1 10 Riềng rừng, Sa nhân tím, Sa nhân, Gừng gió,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)