Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 75 - 78)

4. Những đóng góp mới của luận văn

4.3.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Cây gốc tái sinh tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ chồi và hạt. Chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hai chỉ tiêu là hình thái và tuổi cây tái

sinh. Tuy nhiên, do tuổi cây tái sinh khó xác định nên trong nghiên cứu này chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hình thái cây như khả năng phát triển của tán lá, hình thái thân và khả năng sinh trưởng của cây.

Khi nghiên cứu tái sinh rừng, nguồn gốc và chất lượng tái sinh có ý nghĩa rất quan trọng để qua đó đề xuất được các biện pháp lâm sinh thích hợp tác động vào rừng làm thúc đẩy quá trình tái sinh rừng.

Kết quả nghiên cứu TTV trong quá trình điều tra chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được thể hiện ở bảng 4.9:

Bảng 4.9. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ở các trạng thái TTV Trạng thái

TTV

Mật độ (cây/ha)

Chất lượng (%) Nguồn gốc (%) Tốt Trung bình Xấu Hạt Chồi

Thảm cỏ 398 64,57 22,36 13,07 69,60 30,40 Thảm cây bụi 3503 60,83 27,86 11,30 73,97 26,03 Rừng thứ sinh 4960 63,79 26,17 10,04 72,98 27,02

Hình 4.8. Biểu đồ nguồn gốc cây tái sinh tại các trạng thái TTV

Từ bảng 4.9 và các hình 4.7, 4.8 cho ta thấy:

Về chất lượng cây tái sinh: Trong các trạng thái TTV, tỷ lệ cây tốt biến động từ 60,83% đến 64,57%; cây có chất lượng trung bình từ 22,36% đến 27,86% và cây có chất lượng xấu từ 10,04% đến 13,07%. Cây xấu chiếm tỷ lệ rất ít so với cây tốt và cây trung bình. Như vậy, ta thấy rằng phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy. Thời gian phục hồi rừng tăng thì số lượng cây có chất lượng tốt tăng lên, số lượng cây có chất lượng trung bình và xấu giảm đi. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dưỡng cây tái sinh với mục đích nâng cao chất lượng rừng phù hợp mục tiêu quản lý rừng.

Về nguồn gốc cây tái sinh: Cây tái sinh phát triển từ hai nguồn gốc chính là hạt và chồi. Trong các trạng thái TTV, cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt và chiếm tỷ lệ cao dao động từ 69,60% đến 73,97%; còn cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi chiếm tỷ lệ thấp dao động từ 26,03% đến 30,40%. Điều đó chứng tỏ các cây gỗ chủ yếu tái sinh từ hạt, chỉ một phần nhỏ tái sinh từ chồi.

Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài, cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây mọc từ chồi, khả năng thích nghi và chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)