Đặc điểm cấu trúc tổ thành, số lượng, mật độ cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 67 - 71)

4. Những đóng góp mới của luận văn

4.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, số lượng, mật độ cây tái sinh

Cây tái sinh (cây gỗ, cây bụi) là cây có chiều cao ≥ 20cm, đường kính < 6cm. Sau khi thu thập số liệu từ các ODB phân bố đều ở các vị trí trong những OTC điển hình ở 3 kiểu TTV phục hồi sau nương rẫy ở KVNC, chúng tôi đã xác đinh được cấu trúc tổ thành loài cây tái sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh của các TTV tại KVNC

TT

Thảm cỏ Thảm cây bụi Rừng thứ sinh

Tên loài Mật độ

(cây/ha)

Tổ thành

(%) Tên loài

Mật độ

(cây/ha) Tổ thành (%) Tên loài

Mật độ

(cây/ha) Tổ thành (%)

1 Sau sau 104 26,13 Sau sau 512 14,62 Màng tang 575 11,59

2 Muối 98 24,62 Xoan nhừ 475 13,56 Xoan nhừ 558 11,25

3 Sim 72 18,09 Muối 381 10,88 Hoàng đàn 517 10,42

4 Mua

thường 56 14,07 Sấu 356 10,16 Sưa 483 9,74

5 Mua bà 43 10,80 Xoan ta 311 8,88 Giâu gia xoan 452 9,11

6 Mương khao 298 8,51 Thừng mực mỡ 407 8,21 7 Sổ bà 273 7,79 Trám trắng 359 7,24 8 Nhọc 198 5,65 Sổ bà 334 6,73 9 Kháo 298 6,01 10 Đinh gióc 272 5,48 11 Lim vang 249 5,02 12 2 loài khác 28 7,03 17 loài khác 699 19,95 18 loài khác 754 15,20

Từ kết quả thu được ở bảng 4.6 ta thấy, thảm cỏ có 7 loài cây tái sinh xuất hiện với mật độ là 398 cây/ha. Trong đó có 5 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành cây tái sinh, đó là các loài Sau sau (Liquidambar formosana), Muối (Rhus chinensis), Sim (Rhodomyrtus tomentos), Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma sanguineum). Cụ thể, Muối (Rhus chinensis) là loài có mật độ cây tái sinh cao nhất 104 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 26,13%. Tiếp theo là Sau sau (Liquidambar formosana) có mật độ cây tái sinh là 98 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 24,62%; Sim (Rhodomyrtus tomentos) có mật độ cây tái sinh là 72 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 18,09%; Mua thường (Melastoma normale) có mật độ cây tái sinh là 56 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 14,07% và Mua bà (Melastoma sanguineum) là loài có mật độ cây tái sinh thấp nhất 43 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 10,80%.

Thảm cây bụi có 25 loài cây tái sinh xuất hiện với mật độ là 3.503 cây/ha. Trong đó có 8 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành cây tái sinh, đó là các loài Sau sau (Liquidambar formosana), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Muối (Rhus chinensis), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Xoan ta (Melia azedarach), Mương khao (Hainania trichosperma), Sổ bà (Dillenia indica), Nhọc (Polyalthia cerasoides). Cụ thể, Sau sau (Liquidambar formosana) là loài có mật độ cây tái sinh cao nhất 512 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 14,62%. Tiếp theo là Xoan nhừ (Choerospondias axillaris) có mật độ cây tái sinh là 475 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 13,56%; Muối (Rhus chinensis) có mật độ cây tái sinh là 381 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 10,88%; Sấu (Dracontomelon duperreanum) có mật độ cây tái sinh là 356 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 10,16%; Xoan ta (Melia azedarach) có mật độ cây tái sinh là 311 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 8,88%; Mương khao (Hainania trichosperma) có mật độ cây tái sinh là 298 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 8,51%; Sổ bà (Dillenia indica) có mật độ cây tái sinh là 273 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 7,79% và Nhọc (Polyalthia cerasoides) là loài có mật độ cây tái sinh thấp nhất 198 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 5,65%.

Rừng thứ sinh có 29 loài cây tái sinh xuất hiện với mật độ là 4.960 cây/ha. Trong đó có 11 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành cây tái sinh, đó là các loài Màng tang (Litsea cubeba), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Trám trắng (Canarium album), Sổ bà (Dillenia indica), Kháo (Cinnamomum glaucescen), Đinh gióc (Markhamia caudafelina), Lim vang (Peltophorum dasyrrhachis). Cụ thể: Màng tang (Litsea cubeba) là loài có mật độ cây tái sinh cao nhất 575 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 11,59%. Tiếp theo là Xoan nhừ (Choerospondias axillaris) có mật độ cây tái sinh là 558 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 11,25%; Hoàng đàn (Cupressus torulosa) có mật độ cây tái sinh là 517 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 10,42%; Sưa (Dalbergia tonkinensis) có mật độ cây tái sinh là 483 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 9,74%; Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis) có mật độ cây tái sinh là 452 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 9,11%; Thừng mực mỡ (Wrightia balansae) có mật độ cây tái sinh là 407 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 8,21%; Trám trắng (Canarium album) có mật độ cây tái sinh là 359 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 7,24%; Sổ bà (Dillenia indica) có mật độ cây tái sinh là 334 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 6,73%; Kháo (Cinnamomum glaucescen) có mật độ cây tái sinh là 298 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 6,01%; Đinh gióc (Markhamia caudafelina) có mật độ cây tái sinh là 272 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 5,48% và Lim vang (Peltophorum dasyrrhachis) là loài có mật độ cây tái sinh thấp nhất 249 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 5,02%.

Như vậy, khi so sánh thành phần loài ở 3 trạng thái cho thấy phần lớn cây tầng cao có mặt ở lớp cây tái sinh. Tuy nhiên, lớp cây tái sinh không phải hoàn toàn do cây tầng cao gieo giống tại chỗ, mà một số loài được mang đến từ nhiều nguồn giống khác nhau bằng nhiều con đường khác nhau như: phát tán nhờ gió, nước, chim, thú hoặc côn trùng.

Qua nghiên cứu sự xuất hiện của các loài cây tái sinh trong cấu trúc tổ thành các cây tái sinh chúng ta thấy rằng: tổ thành loài cây tái sinh có xu hướng tăng về số lượng, mật độ cây tái sinh ngày càng có xu hướng tăng dần theo thời gian phục hồi rừng. Tuy nhiên, ở trạng thái rừng thứ sinh một số loài có tỷ lệ tổ thành giảm rõ rệt, một số loài lại có tỷ lệ tổ thành tăng lên. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian phục hồi rừng thì độ che phủ của rừng tăng lên đồng nghĩa với việc một số loài cây ưa bóng sẽ thay thế dần các loài cây ưa sáng. Những loài cây này sẽ tham gia vào cấu trúc tổ thành tầng cây cao của rừng thứ sinh như: Lim vang, Đinh gióc, Kháo, Hoàng đàn, Sưa…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)