Bản đồ hành chính xã Minh Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 38 - 40)

Chương 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Một số kiểu thảm thực vật tái sinh tự nhiên phục hồi sau nương rẫy: - Thảm cỏ (thời gian phục hồi 1-3 năm)

- Thảm cây bụi (thời gian phục hồi 4-8 năm) - Rừng thứ sinh (thời gian phục hồi 9-17 năm)

3.1.2. Nội dung nghiên cứu

Đặc điểm của một số kiểu thảm thực vật tại KVNC. - Đặc điểm thành phần loài

- Đặc điểm thành phần dạng sống

Cấu trúc hình thái thực vật trong các kiểu TTV Cấu trúc cây tái sinh trong các kiểu TTV

- Đặc điểm cấu trúc tổ thành, số lượng, mật độ cây tái sinh - Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

- Phân bố cây tái sinh theo chiều ngang - Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Đánh giá khả năng tái sinh và đề xuất các biện pháp phục hồi rừng - Đánh giá khả năng tái sinh của TTV sau nương rẫy

- Đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi rừng

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp điều tra

3.2.1.1. Phương pháp điều tra theo tuyến

Trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các tuyến điều tra (TĐT). TĐT đầu tiên có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 - 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn (OTC) và các ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu. Trên TĐT thống kê tất cả thành phần loài, thành phần dạng sống, giá trị sử dụng của các loài. Những loài chưa biết tên lấy mẫu về phòng thí nghiệm để định loại.

3.2.1.2. Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn

Để thu thập số liệu thảm thực vật được chính xác hơn, chúng tôi áp dụng OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m) đối với rừng tái sinh, diện tích 100m2 (10m x 10m) đối với thảm cây bụi và 10m2 đối với thảm cỏ. Trong OTC lập các ODB có diện tích 25m2 (5m x 5m) đối với rừng tái sinh, 4m2 (2m x 2m) đối với thảm cây bụi và thảm cỏ là 1m2 để thu thập số liệu về thành phần của thực vật. Các ODB được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung.

20m 10m

20m 10m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)