4. Những đóng góp mới của luận văn
4.4.2. xuất một số biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình
4.4.2. Đề xuất một số biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi rừng hồi rừng
Từ các kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của một số kiểu TTV tại KVNC có thể đề xuất một số biện pháp phục hồi như sau:
Đối với thảm cỏ: Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, địa hình, thổ nhưỡng,… có thể trồng rừng bằng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế như Trám trắng, Trám đen, Kháo, Hoàng đàn, Sưa,… hoặc khoanh nuôi phục hồi tự nhiên (khoanh nuôi không tác động).
Đối với thảm cây bụi: Thời gian phục hồi từ 4-8 năm, dộ che phủ cao, mật độ cây tái sinh là 3.503 cây/ha với 60,83% cây tái sinh có chất lượng tốt. Nếu là rừng phòng hộ thì áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ, kết hượp phát dây leo, giảm bớt cây bụi cạnh tranh, chèn ép cây gỗ tái sinh, tạo điều kiện cho cây gỗ sinh trưởng và phát triển. Nếu là rừng sản xuất thì có thể áp dụng các giải pháp như trồng bổ sung các loài cây gỗ bản địa có giá trị kinh tế cao
(Hoàng đàn, Sưa, Trám, Kháo,…), ngăn chặn sự phá hoại của con người,gia súc và phòng ngừa cháy rừng nhằm bảo vệ thực vật tái sinh tự nhiên.
Đối với rừng thứ sinh: Thời gian phục hồi lâu từ 9-17 năm, mật độ cây tái sinh cao là 4.960 cây/ha, thành phần chủ yếu là các cây gỗ, chất lượng cây tái sinh tốt chiếm 63,79%, tổ thành cây tái sinh xuất hiện nhiều loài cây có giá trị kinh tế, cây phân bố ngẫu nhiên. Vì vậy, cần phải tiến hành điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng gỗ có giá trị kinh tế, tiến hành tỉa thưa và khai thác tập trung những loài không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ cho xây dựng và nguyên liệu làm giấy, sợi và chất đốt phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Song song đó là quá trình khai thác phải đảm bảo đúng quy trình và phải đảm bảo tái sinh rừng.
Ngoài ra, để rừng luôn được duy trì và phát triển hơn nữa cần phân cấp trách nhiệm quản lý rừng để tăng cường trách nhiệm cá nhân, tập thể trong bảo vệ rừng. Tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các lực lượng có liên quan để tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động và xâm hại tài nguyên rừng. Đồng thời, dựa vào nhân dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ