Đánh giá khả năng tái sinh của thảm thực vật sau nương rẫy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 78 - 79)

4. Những đóng góp mới của luận văn

4.4.1. Đánh giá khả năng tái sinh của thảm thực vật sau nương rẫy

Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các kiểu TTV tại KVNC cho thấy: Khả năng tái sinh của các cây tái sinh trong các kiểu TTV phục hồi sau nương rẫy còn khá chậm.

Khả năng phục hồi rừng tự nhiên của từng kiểu TTV được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng quan trọng nhất phải đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn sau: mật độ cây tái sinh, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh, sự phân bố của cây tái sinh theo cấp chiều ngang và cấp chiều cao.

Cây tái sinh có số lượng và mật độ cây tái sinh chưa cao. Ở thảm cỏ, mật độ cây tái sinh rất thấp (398 cây/ha), trong đó các cây gỗ tái sinh mục đích không có. Đây là các bãi chăn thả gia súc, có độ dốc cao. Ở thảm cây bụi và rừng thứ sinh có số lượng và mật độ tăng lên lần lượt là 3.503 cây/ ha và 4.960 cây/ha, trong đó đã xuất hiện các loài cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế cao.

Cây tái sinh có nguồn gốc chủ yếu từ hạt có tỷ lệ cao hơn cây có nguồn gốc từ chồi dao động từ 69,60% đến 73,97%. Các cây có nguồn gốc từ hạt sẽ có khả năng thích nghi và chống chịu được với điều kiện bất lợi của môi trường hơn là các loài có nguồn gốc từ chồi. Các cây tái sinh trong các TTV có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ cao dao động từ 60,83% đến 64,57%. Các cây có chất lượng tốt ngày càng tăng lên theo thời gian phục hồi, các cây có chất lượng trung bình và xấu có xu hướng giảm dần.

Về phân bố theo cấp chiều cao và chiều ngang của cây tái sinh: cây tái sinh ở tầng thấp chủ yếu là các cây bụi nhỏ với tỷ lệ tái sinh thấp, cây không có mục đích và phân bố chủ yếu theo kiểu cụm. Nguyên nhân là do tính chất canh tác nương rẫy, do địa hình nên các loài thực vật sinh trưởng và phát triển ở khu vực đó cũng khác nhau, hình thành nên kiểu phân bố cụm. Các cây tái sinh phân bố ở tầng cao chủ yếu là các cây gỗ và một số cây bụi với tỷ lệ cao, cây có mục đích và phân bố theo kiểu ngẫu nhiên. Nguyên nhân là do có sự bổ sung và do quá trình tự tỉa thưa làm cho cây tái sinh phân bố theo kiểu ngẫu nhiên.

Như vậy, từ những nhận xét đánh giá về khả năng tái sinh tự nhiên của các kiểu TTV tại KVNC, đó là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)