Biểu đồ phổ dạng sống của thực vật tại KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 57 - 72)

Để thấy rõ ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện tự nhiên với các dạng sống của thực vật, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích tính đa dạng của các loài trong từng nhóm dạng sống, thể hiện khả năng thích nghi của chúng trong từng trạng thái TTV tại KVNC.

4.1.2.1. Thảm cỏ

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 33,33% và có 18 loài gồm Quyển bá lá yếu (Selaginella monospora), Quyển bá (Selaginella tamariscina), Cỏ quản bút (Equisetum ramosimum), Bòng bong hóp (Lygodium conforme), Bòng bong dịu (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Cỏ cước đài (Cyathula prostrata), Rau má (Centella asiatica), Rau má lá to (Hydrocotyle nepalene), Sơn hoàng cúc (Anisopappus chinensis), Tàu bay (Gynura crepidioides), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Đuôi chồn (Uraria balansae), Nhân trần (Adenosma caeruleum), Cỏ mật (Erichloa vilosa), Cỏ chít (Thysanolaena maxima).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 20,37% và có 11 loài gồm Tế thường (Dicranopteris linearis). Cổ ly ngón (Colysis digitata), Cổ ly bầu dục (Colysis pothifolia), Ráng ngón chè (Schizaea dichotoma), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Riềng rừng (Alpinia galanga), Sẹ

(Alpinia globosa), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân (Amomum villosum), Gừng gió (Zingiber zerumbet).

Nhóm cây chồi mặt đất (Ch) chiếm 18,52% và có 10 loài gồm Dây bông báo (Thunbergia grandiflora), Xuân tiết giòn (Justicia fragilis), Xuân tiết bò (Justicia procumbens), Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Đuôi chồn quả đen (Uraria crinita), Cối xay (Abutilon indicum), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Ké hoa đào (Urena lobata).

Nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm 14,81% và có 8 loài gồm Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Thôi ba lông (Alangium kurzii), Sau sau (Liquidambar formosana), Muối (Rhus chinensis), Ké đầu ngựa (Xanthium

inaequilaterum), Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma sanguineum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa).

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 12,96% và có 7 loài gồm Rau dền cơm (Amaranthus lividus), Rau dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argentea), Cây cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Bụp vang (Abelmoschus moscatus),Cam thảo đất (Scoparia dulcis).

4.1.2.2. Thảm cây bụi

Nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm 41,33% và có 31 loài gồmThích Bắc bộ (Acer tonkinense), Nóng (Saurauia tristyla), Thôi ba Trung hoa (Alangium chinense), Thôi ba lông (Alangium kurzii), Sau sau (Liquidambar formosana), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Muối (Rhus chinensis), Sơn rừng (Rhus succedanea), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Lãnh công lông (Fissistigma bicolor), Lãnh công lông mượt (Fissistigma villosissium), Nhọc (Polyalthia cerasoides), Mộc hoa trắng (Holarrhena pubescens), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Đu đủ rừng (Trevesia palmata), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Móng bò tím (Bauhinia purpurea), Sổ bà (Dillenia indica), Cọ khẹt (Dalbergia assamica), Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma sanguineum), Xoan ta (Melia azedarach), Xoan mộc ((Toona sureni), Sim (Rhodomyrtus tomentos), Găng gai (Canthium horridum), Ba kích (Morinda officinalis), Bướm bạc (Mussaenda pubescens), Mương khao (Hainania trichosperma), Vầu (Bambusa nutans), Nứa (Neohouzeaua dullooa).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 20% và có 15 loài gồm Quyển bá lá yếu (Selaginella monospora), Quyển bá (Selaginella tamariscina), Bòng bong hóp (Lygodium conforme), Bòng bong dịu (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Cỏ cước đài (Cyathula prostrata), Sơn hoàng cúc (Anisopappus chinensis), Tàu bay (Gynura crepidioides), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Đuôi chồn (Uraria balansae), Nhân trần (Adenosma caeruleum), Cỏ mật (Erichloa vilosa), Cỏ chít (Thysanolaena maxima).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 14,67% và có 11 loài gồm Tế thường (Dicranopteris linearis), Cổ ly ngón (Colysis digitata), Cổ ly bầu dục (Colysis pothifolia), Ráng ngón chè (Schizaea dichotoma), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Riềng rừng (Alpinia galanga), Sẹ

(Alpinia globosa), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân (Amomum villosum), Gừng gió (Zingiber zerumbet).

Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) chiếm 13,33% và có 10 loài gồm Dây bông báo (Thunbergia grandiflora), Xuân tiết giòn (Justicia fragilis), Xuân tiết bò (Justicia procumbens), Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Đuôi chồn quả đen (Uraria crinita), Cối xay (Abutilon indicum), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Ké hoa đào (Urena lobata).

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 10,67% và có 8 loài gồm Rau dền cơm (Amaranthus lividus), Rau dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argentea), Cây cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Bụp vang (Abelmoschus moscatus), Đại bi (Blumea balsamifera), Chạc chìu (Tetracera scandens).

4.1.2.3. Rừng thứ sinh

Nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm 80,25% và có 65 loài gồm Đuôi phụng boni (Drymaria bonii), Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Thông nhựa (Pinus merkusii), Thích Bắc bộ (Acer tonkinense), Thôi ba Trung hoa (Alangium chinense), Thôi ba lông (Alangium kurzii), Sau sau (Liquidambar formosana), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Sơn rừng (Rhus succedanea), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Lãnh công lông (Fissistigma bicolor), Lãnh công lông mượt (Fissistigma villosissium), Nhọc (Polyalthia cerasoides), Giền đỏ (Xylopia vielana), Mộc hoa trắng (Holarrhena pubescens), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Thừng mực lông (Wrightia pubescens), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Đu đủ rừng (Trevesia palmata), Đinh gióc (Markhamia caudafelina), Núc nác (Oroxylon indicum),

Ké núi (Stereospermum neuranthum), Cây gạo (Bombax ceiba), Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium tramdendum), Lim xanh (Erythrophleum forddi), Bồ kết (Gleditsia australis), Lim vang (Peltophorum dasyrrhachis), Me (Tamarindus indica), Tai chua (Garcinia cowa), Dọc (Garcinia multiflora), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Sổ bà (Dillenia indica), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Cọ khẹt (Dalbergia assamica), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Ràng ràng (Ormosia balansae), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata), Chắp xanh (Beilschmeidia), Gù hương (Cinnamomum balansae ), Kháo (Cinnamomum glaucescen), Re gừng (Cinnamomum illicioides), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon), Mò lông (Litsea amara), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Mỡ (Manglietia conifera), Giổi (Manglietia), Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma sanguineum), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Xoan ta (Melia azedarach), Xoan mộc (Toona sureni), Sim (Rhodomyrtus tomentosa, Gáo (Adina cordifolia), Găng gai (Canthium horridum), Ba kích (Morinda officinalis), Sến mật (Madhuca pasqueri), Nghiến (Exentrodendron tonkinense), Tre gai (Bambusa bambos), Vầu (Bambusa nutans), Nứa (Neohouzeaua dullooa).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 12,35% và có 10 loài gồm Tế thường

(Dicranopteris linearis), Ráng ngón chè (Schizaea dichotoma), Ráy (Alocasia macrorrhiza), Dong rừng (Phrynium dispermum), Chuối rừng (Musa coccinea), Riềng rừng (Alpinia galanga), Sẹ (Alpinia globosa), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân (Amomum villosum), Gừng gió (Zingiber zerumbet).

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 3,7% và có 3 loài gồm Đại bi (Blumea balsamifera), Bồ công anh hoa tím (Cichorium intybus)Chạc chìu (Tetracera scandens).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 2,47% và có 2 loài gồm Bòng bong leo (Lygodium scandens), Đuôi chồn (Uraria balansae).

Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) chiếm 1,23% và có 1 loài là Đuôi chồn quả đen (Uraria crinita).

Như vậy, khi nghiên cứu về thành phần dạng sống của thực vật chúng tôi có những nhận xét sau:

Trong KVNC, có đủ cả 5 dạng sống: Chồi trên mặt đất (Ph), chồi mặt đất (Ch), chồi nửa ẩn (He), chồi ẩn (Cr) và cây một năm (Th). Tuy nhiên, các dạng sống lại phân bố không đều. Ở 2 trạng thái thảm cây bụi và rừng thứ sinh có nhóm dạng sống cây có chồi trên mặt đất (Ph) là chiếm ưu thế so với các dạng sống còn lại. Bởi vì, ở 2 trạng thái này phần lớn là các loài cây gỗ và cây bụi. Còn ở trạng thái thảm cỏ thì nhóm dạng sống cây có chồi nửa ẩn (He) là chiếm ưu thế so với các dạng sống còn lại.

Khi nghiên cứu thành phần dạng sống của thực vật tại KVNC sẽ thành lập được phổ dạng sống của nó. Từ phổ dạng sống của thực vật, chúng ta thấy cây có chồi trên mặt đất (Ph) chiếm phần lớn diện tích (49,52% tổng số loài), còn các cây chồi mặt đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr) và cây 1 năm (Th) ở các trạng thái có tỷ lệ thành phần dạng sống chênh lệch không nhiều. Cây có chồi trên mặt đất là nhóm cây đại diện cho vùng nhiệt đới. Các nhóm dạng sống còn lại là những nhóm dạng sống đại diện cho hệ thực vật ở các vùng ôn đới, ôn đới bán hoang mạc. Do vậy, khi cây có chồi trên mặt đất chiếm ưu thế hoàn toàn so với các nhóm dạng sống còn lại thì nhóm dạng sống đó đã thể hiện được tính chất nhiệt đới điển hình của KVNC.

4.2. Cấu trúc hình thái thực vật trong các kiểu thảm thực vật

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc hình của các kiểu TTV là quá trình nghiên cứu về cấu trúc phân tầng của các QXTV. Cấu trúc phân tầng chính là sự phân bố theo không gian của các tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng. Sự phân tầng của các loài cây phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Trong mỗi kiểu TTV lại có cấu trúc phân tầng riêng với tổ hợp các loài thực vật, còn dây leo và thực vật bì sinh thuộc thực vật ngoại tầng. Nghiên cứu cấu trúc phân tầng của các QXTV là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển của TTV.

Chúng tôi sẽ tập trung đi sâu phân tích sự phân bố của các loài, các dạng sống trong cấu trúc của từng TTV trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5. Cấu trúc hình thái của các kiểu TTV tại KVNC

Các kiểu TTV Số tầng Cấu trúc tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Độ che phủ (%) Thành phần thực vật Thảm cỏ 2

1 0,5-1,5 15 Cỏ lào, Cỏ quản bút, Nóng, Sau sau, Muối, Đơn buốt, Sim, Mua thường, Mua bà,… 2 <0,5 80 Quyển bá lá yếu, Sắn dây rừng, Bòng

bong hóp, Sau sau, Rau rền cơm,…

Thảm cây bụi

3

1 4-5 40 Nóng, Sau sau, Xoan nhừ, Muối, Sơn rừng, Núc nác, Trám trắng, Trám đen,…

2 1-2 30

Mua thường, Mua bà, Sim, Đơn buốt, Ké đầu ngựa, Cối xay, Ké hoa vàng, Ké hoa đào,…

3 <1 20

Quyển bá lá yếu, Cổ ly ngón, Cổ ly bầu dục, Cỏ xước, Rau rền cơm, Rau rền gai, Bòng bong hóp, Cây cứt lợn, Tàu bay,…

Rừng thứ sinh

4

1 9-12 40 Thích Bắc bộ, Thôi ba Trung hoa, Trám trắng, Chò xanh, Chò nâu,… 2 5-7 50

Giâu gia xoan, Xoan nhừ, Sấu, Trám trắng, Trám đen, Tai chua, Dọc, Gạo, Gù hương, Xoan ta,…

3 1,5-4 35 Đinh gióc, Chò chỉ, Găng gai, Gáo, Lát hoa, Sồ bà, Chò nâu,…

4 <1 10 Riềng rừng, Sa nhân tím, Sa nhân, Gừng gió,…

4.2.1. Thảm cỏ

Ở kiểu thảm này, quần xã có cấu trúc hình thái rất đơn giản, có sự phân hóa 2 tầng chính, đó là:

Tầng 1: Gồm các loài cây bụi và một số cây thân thảo có chiều cao từ 0,5-1,5m với độ che phủ là 15%. Các loài cụ thể là: Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ quản bút (Equisetum ramosimum), Nóng (Saurauia tristyla), Sau sau (Liquidambar formosana), Muối (Rhus chinensis), Đơn buốt (Bidens pilosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma sanguineum),…

Tầng 2: Gồm các loài cây thân thảo có chiều cao dưới 0,5m với độ che phủ là 80% như Quyển bá lá yếu (Selaginella monospora), Bòng bong hóp (Lygodium conforme), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Sau sau (Liquidambar formosana), Rau dền cơm (Amaranthus lividus),…

4.2.2. Thảm cây bụi

Ở thảm cây bụi, quần xã được chia làm 3 tầng:

Tầng 1: Gồm các cây gỗ nhỏ có chiều cao từ 4-5m với độ che phủ là 40% như Nóng (Saurauia tristyla), Sau sau (Liquidambar formosana), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Muối (Rhus chinensis), Sơn rừng (Rhus succedanea), Núc nác (Oroxylon indicum), Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium tramdendum),…

Tầng 2: Gồm các cây gỗ nhỏ có chiều cao từ 1-2m với độ che phủ là 30% như Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma sanguineum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Đơn buốt (Bidens pilosa), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Cối xay (Abutilon indicum), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Ké hoa đào (Urena lobata),...

Tầng 3: Gồm các loài có chiều cao dưới 0,5m với độ che phủ là 20%. Cụ thế là Quyển bá lá yếu (Selaginella monospora), Cổ ly ngón (Colysis digitata), Cổ ly bầu dục (Colysis pothifolia), Cỏ xước (Achyranthes aspera),

Rau dền cơm (Amaranthus lividus), Rau dền gai (Amaranthus spinosus), Bòng bong hóp (Lygodium conforme), Cây cứt lợn (Ageratum conyzoides), Tàu bay (Gynura crepidioides),…

4.2.3. Rừng thứ sinh

Ở trạng thái rừng thứ sinh, QXTV có thời gian phục hồi lâu hơn nên cấu trúc phân tầng của quần xã cũng phức tạp hơn và được chia làm 4 tầng:

Tầng 1: Gồm các loài gỗ lớn có chiều cao từ 9-12m với độ che phủ là 40% như: Thích Bắc bộ (Acer tonkinense), Thôi ba Trung hoa (Alangium chinense), Trám trắng (Canarium album), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Chò nâu (Dipterocarpus retusus),…

Tầng 2: Gồm các cây gỗ vừa và nhỏ có chiều cao từ 5-7m với độ che phủ là 50% như Sau sau (Liquidambar formosana), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium tramdendum), Sến mật (Madhuca pasqueri), Tai chua (Garcinia cowa), Dọc (Garcinia multiflora), Cây gạo (Bombax ceiba), Gù hương (Cinnamomum balansae), Xoan ta (Melia azedarach),…

Tầng 3: Gồm các cây gỗ nhỏ và một số cây bụi có chiều cao từ 1,5-4m với độ che phủ là 35% như Đinh gióc (Markhamia caudafelina), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Gáo (Adina cordifolia), Găng gai (Canthium horridum), Sổ bà (Dillenia indica), Chò nâu (Dipterocarpus retusus),...

Tầng 4: Gồm các loài có chiều cao dưới 1m với độ che phủ là 10% như Riềng rừng (Alpinia galanga), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân (Amomum villosum),Gừng gió (Zingiber zerumbet),...

Qua quá trình nghiên cứu cấu trúc hình thái của các TTV tại KVNC, chúng tôi có những nhận xét như sau:

Cấu trúc hình thái của các QXTV đã có sự thay đổi rất lớn về thành phần loài theo thời gian. Thời gian phục hồi càng dài thì thành phần loài càng nhiều, đặc biệt là số lượng các cây gỗ sẽ càng tăng lên, cấu trúc hình thái cũng phức tạp hơn so với các kiểu thảm có thời gian phục hồi ngắn.

Trạng thái thảm cỏ có cấu trúc phân tầng đơn giản nhất, cấu trúc chỉ gồm 2 tầng: Tầng 1 gồm các loài cây bụi và một số cây thân thảo có chiều cao từ 0,5-1,5m với độ che phủ thấp (15%); Tầng 2 gồm các loài cây thân thảo có chiều cao dưới 0,5m với độ che phủ cao (80%).

Trạng thái thảm cây bụi có cấu trúc phân tầng gồm 3 tầng, được phân chia rõ ràng: Tầng 1 gồm các cây gỗ nhỏ và cây bụi có chiều cao từ 4-5m với độ che phủ khá lớn (40%); Tầng 2 gồm các cây gỗ nhỏ và cây bụi có chiều cao từ 1-2m với độ che phủ (30%) thấp hơn tầng 1; Tầng 3 gồm các loài có chiều cao dưới 1m với độ che phủ thấp nhất (20%).

Trạng thái rừng thứ sinh có cấu trúc phân tầng phức tạp nhất, gồm 4 tầng: Tầng 1 gồm các loài gỗ lớn có chiều cao từ 9-12m với độ che phủ (40%) thấp hơn tầng 2; Tầng 2 gồm các cây gỗ vừa và nhỏ có chiều cao từ 5-7m với độ che phủ khá cao (50%); Tầng 3: Gồm các cây gỗ nhỏ và một số cây bụi có chiều cao từ 1,5-4m với độ che phủ (35%) thấp hơn tầng 1 và tầng 2; Tầng 4 gồm các loài có chiều cao dưới 1m với độ che phủ thấp (10%).

Ngoài ra, ở các kiểu TTV đều có thực vật ngoại tầng (dây leo và bì sinh). Các kiểu thảm cây bụi và rừng thứ sinh đã có sự phân hóa theo các cấp chiều cao khác nhau, chủ yếu là các cây gỗ và cây bụi nhỏ.

Theo thời gian, quá trình phục hồi rừng ở đây diễn ra khá mạnh, luôn có sự thay thế các loài thực vật. Cùng chịu ảnh hưởng của điệu kiện sinh thái, những cá thể thích nghi được sẽ tồn tại và phát triển, những cá thể không thích nghi được sẽ bị đào thải khi độ khép tán của rừng tăng lên.

4.3. Cấu trúc cây tái sinh trong các kiểu thảm thực vật

Tái sinh rừng diễn ra theo những quy luật nhất định, phụ thuộc vào các đặc tính sinh lý, sinh thái của loài cây và điều kiện môi trường sống.

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh nhằm làm rõ các quy luật tái sinh, cũng như tiềm năng phát triển của chúng trong tương lai. Từ các kết quả nghiên cứu đó làm cơ sở khoa học để đề xuất các phương thức tái sinh: tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên (tái sinh bán nhân tạo), tái sinh nhân tạo theo hướng bền vững cả về mặt kinh tế, môi trường và đa dạng sinh học.

Để thấy được hết tầm quan trọng của tái sinh tự nhiên trong các trạng thái TTV ở KVNC, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của 3 kiểu TTV là thảm cỏ, thảm cây bụi và rừng thứ sinh.

4.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, số lượng, mật độ cây tái sinh

Cây tái sinh (cây gỗ, cây bụi) là cây có chiều cao ≥ 20cm, đường kính < 6cm. Sau khi thu thập số liệu từ các ODB phân bố đều ở các vị trí trong những OTC điển hình ở 3 kiểu TTV phục hồi sau nương rẫy ở KVNC, chúng tôi đã xác đinh được cấu trúc tổ thành loài cây tái sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh của các TTV tại KVNC

TT

Thảm cỏ Thảm cây bụi Rừng thứ sinh

Tên loài Mật độ

(cây/ha)

Tổ thành

(%) Tên loài

Mật độ

(cây/ha) Tổ thành (%) Tên loài

Mật độ

(cây/ha) Tổ thành (%)

1 Sau sau 104 26,13 Sau sau 512 14,62 Màng tang 575 11,59

2 Muối 98 24,62 Xoan nhừ 475 13,56 Xoan nhừ 558 11,25

3 Sim 72 18,09 Muối 381 10,88 Hoàng đàn 517 10,42

4 Mua

thường 56 14,07 Sấu 356 10,16 Sưa 483 9,74

5 Mua bà 43 10,80 Xoan ta 311 8,88 Giâu gia xoan 452 9,11

6 Mương khao 298 8,51 Thừng mực mỡ 407 8,21 7 Sổ bà 273 7,79 Trám trắng 359 7,24 8 Nhọc 198 5,65 Sổ bà 334 6,73 9 Kháo 298 6,01 10 Đinh gióc 272 5,48 11 Lim vang 249 5,02 12 2 loài khác 28 7,03 17 loài khác 699 19,95 18 loài khác 754 15,20

Từ kết quả thu được ở bảng 4.6 ta thấy, thảm cỏ có 7 loài cây tái sinh xuất hiện với mật độ là 398 cây/ha. Trong đó có 5 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành cây tái sinh, đó là các loài Sau sau (Liquidambar formosana), Muối (Rhus chinensis), Sim (Rhodomyrtus tomentos), Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma sanguineum). Cụ thể, Muối (Rhus chinensis) là loài có mật độ cây tái sinh cao nhất 104 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 26,13%. Tiếp theo là Sau sau (Liquidambar formosana) có mật độ cây tái sinh là 98 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 24,62%; Sim (Rhodomyrtus tomentos) có mật độ cây tái sinh là 72 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 18,09%; Mua thường (Melastoma normale) có mật độ cây tái sinh là 56 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 14,07% và Mua bà (Melastoma sanguineum) là loài có mật độ cây tái sinh thấp nhất 43 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 10,80%.

Thảm cây bụi có 25 loài cây tái sinh xuất hiện với mật độ là 3.503 cây/ha. Trong đó có 8 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành cây tái sinh, đó là các loài Sau sau (Liquidambar formosana), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Muối (Rhus chinensis), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Xoan ta (Melia azedarach), Mương khao (Hainania trichosperma), Sổ bà (Dillenia indica), Nhọc (Polyalthia cerasoides). Cụ thể, Sau sau (Liquidambar formosana) là loài có mật độ cây tái sinh cao nhất 512 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 14,62%. Tiếp theo là Xoan nhừ (Choerospondias axillaris) có mật độ cây tái sinh là 475 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 13,56%; Muối (Rhus chinensis) có mật độ cây tái sinh là 381 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 10,88%; Sấu (Dracontomelon duperreanum) có mật độ cây tái sinh là 356 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 10,16%; Xoan ta (Melia azedarach) có mật độ cây tái sinh là 311 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 8,88%; Mương khao (Hainania trichosperma) có mật độ cây tái sinh là 298 cây/ha với tỷ lệ tổ thành là 8,51%; Sổ bà (Dillenia indica) có mật độ cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)