4. Những đóng góp mới của luận văn
4.3.2. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Từ số liệu điều tra trên các ODB thống kê được số cây gỗ tái sinh theo 7 cấp chiều cao. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7:
Bảng 4.7. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở các trạng thái TTV
Cấp chiều cao (cm)
Thảm cỏ Thảm cây bụi Rừng tái sinh Mật độ (cây/ha) Tỷ lệ (%) Mật độ (cây/ha) Tỷ lệ (%) Mật độ (cây/ha) Tỷ lệ (%) Cấp I (<50) 275 69,10 659 18,81 671 13,53 Cấp II (51-100) 98 24,62 1025 29,26 1140 22,98 Cấp III (101-150) 25 6,28 743 21,21 975 19,66 Cấp IV (151-200) 0 0 648 18,50 853 17,20 Cấp V (201-250) 0 0 235 6,71 549 11,07 Cấp VI (251-300) 0 0 115 3,28 450 9,07 Cấp VII (>300) 0 0 78 2,23 322 6,49 Tổng 398 100 3503 100 4960 100
Hình 4.6. Đồ thị phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ở các trạng thái TTV
Từ kết quả ở bảng 4.7 và hình 4.6 ta thấy, mật độ cây tái sinh ở thảm cỏ là 398 cây/ha, ở thảm cây bụi là 3.503 cây/ha và ở rừng thứ sinh là 4.960 cây/ha. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở các trạng thái TTV là không đều.
Ở trạng thái thảm cỏ, cây tái sinh phân bố chủ yếu ở các cấp chiều cao I, II, III, còn ở các cấp chiều cao IV, V, VI, VII không xuất hiện các cây tái sinh do thời gian phục hồi ngắn. Trong đó, các cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao I (<50 cm) với mật độ cao nhất là 275 cây/ha (chiếm 69,10%), ở cấp chiều cao II (51-100 cm) cây tái sinh có mật độ là 98 cây/ha (chiếm 24,62%), ở cấp chiều cao III (101-150 cm) cây tái sinh tập trung ít nhất 25 cây/ha (chiếm 6,28%).
Ở trạng thái thảm cây bụi, cây tái sinh phân bố ở cả 7 cấp chiều cao với mật độ không đều, có sự chênh lệch rõ ràng ở các cấp chiều cao. Trong đó, các cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao II (51-100 cm) với mật độ là 1.025 cây/ha (chiếm 29,26%) và ít nhất ở cấp chiều cao VII (>300 cm) với mật độ là 78 cây/ha (chiếm 2,23%). Các cây tái sinh phân bố lần lượt ở cấp chiều
III (101-150 cm) với mật độ là 743 cây/ha (chiếm 21,21%), cấp chiều cao I (<50 cm) với mật độ là 659 cây/ha (chiếm 18,18%), cấp chiều cao IV (151-200 cm) với mật độ là 648 cây/ha (chiếm 18,50%), cấp chiều cao V (201-250 cm) với mật độ là 235 cây/ha (chiếm 6,71%), cấp chiều cao VI (251-300 cm) với mật độ là 115 cây/ha (chiếm 3,28%).
Ở trạng thái rừng thứ sinh, cây tái sinh phân bố ở cả 7 cấp chiều cao với mật độ tương đối đồng đều, nguyên nhân là do rừng thứ sinh có thời gian phục hồi lâu hơn. Trong đó, các cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao II (51-100 cm) với mật độ là 1.140 cây/ha (chiếm 22,98%) và tập trung ít nhất ở cấp chiều cao VII (>300 cm) là 322 cây/ha (chiếm 6,49%). Các cây tái sinh phân bố lần lượt ở cấp chiều III (101-150 cm) là 975 cây/ha (chiếm 19,66%), cấp chiều cao IV (151-200 cm) với mật độ là 853 cây/ha (chiếm 17,20%), cấp chiều cao I (<50 cm) là 671 cây/ha (chiếm 13,53%), cấp chiều cao V (201-250 cm) là 549 cây/ha (chiếm 11,07%), cấp chiều cao VI (251-300 cm) là 450 cây/ha (chiếm 9,07%).
Như vậy, ở trạng thái thảm cỏ mật độ cây tái sinh thấp nhất và chỉ phân bố ở các cấp chiều cao thấp từ 1-150 cm là do thời gian phục hồi của rừng ngắn, thành phần chủ yếu của thảm cỏ là các loài cây thân thảo và một số cây bụi. Còn ở trạng thái thảm cây bụi và rừng thứ sinh, mật độ cây tái sinh nhiều hơn, cây tái sinh phân bố ở cả 7 cấp chiều cao và ở rửng thứ sinh cây tái sinh có sự phân bố tương đối đồng đều giữa các cấp chiều cao với nhau. Nguyên nhân là do thời gian phục hồi của rừng dài hơn, thành phần chủ yếu là các loài cây gỗ và cây bụi. Điều này cho thấy, thời gian phục hồi càng dài thì mật độ cây tái sinh có chiều cao >300 cm sẽ càng tăng lên. Giữa các cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi, thảm tươi có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng và ánh sáng diễn ra khá mạnh mẽ. Những cá thể nào không thích nghi được sẽ bị đào thải, còn những cá thể thích nghi được sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát triển.
Khi thời gian phục hồi tăng, mật độ cây tái sinh có chiều cao từ 100- 200 cm lớn hơn ở các giai đoạn nhỏ tuổi. Bởi vì, khi giai đoạn tuổi tăng lên thì các loài cây luôn có xu hướng vươn cao để lấy ánh sáng. Yếu tố cản trở
tái sinh không phải chủ yếu là cây bụi, thảm tươi nữa nên thời gian này cần chú ý tỉa thưa, loại bỏ dây leo, cây cong queo, cây có giá trị kinh tế thấp để cải thiện điều kiện chiếu sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển.