Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 39 - 44)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp điều tra

3.2.1.1. Phương pháp điều tra theo tuyến

Trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các tuyến điều tra (TĐT). TĐT đầu tiên có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 - 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn (OTC) và các ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu. Trên TĐT thống kê tất cả thành phần loài, thành phần dạng sống, giá trị sử dụng của các loài. Những loài chưa biết tên lấy mẫu về phòng thí nghiệm để định loại.

3.2.1.2. Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn

Để thu thập số liệu thảm thực vật được chính xác hơn, chúng tôi áp dụng OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m) đối với rừng tái sinh, diện tích 100m2 (10m x 10m) đối với thảm cây bụi và 10m2 đối với thảm cỏ. Trong OTC lập các ODB có diện tích 25m2 (5m x 5m) đối với rừng tái sinh, 4m2 (2m x 2m) đối với thảm cây bụi và thảm cỏ là 1m2 để thu thập số liệu về thành phần của thực vật. Các ODB được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung.

20m 10m

20m 10m

3.2.2. Phương pháp phân tích mẫu

Xác định thành phần loài cây: Xác định tên khoa học theo các khóa phân loại của Nguyễn Tiến Bân (1997) [4], Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) [18], Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000) [7] và theo cuốn Danh mục các loài thực vật Việt Nam (2001-2005) [43]…

Xác định thành phần dạng sống theo Raunkiaer (1934) và Hoàng Chung (2008) [11]. Theo cách phân loại này dạng sống thực vật gồm các kiểu sau:

1. Phanerophytes (Ph): cây chồi trên mặt đất 2. Chamaectophytes (Ch): cây chồi mặt đất 3. Hemicryptophytes (He): cây chồi nửa ẩn 4. Criptophytes (Cr): cây chồi ẩn

5. Therophytes (Th): cây một năm

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu của Hoàng Chung (2008) [12]: Các số liệu nghiên cứu được xử lý trên phần mềm excel của máy tính điện tử và sử dụng các phương pháp thống kê sinh học.

* Xác định mật độ cây (cây/ha) được tính theo công thức

N = n

S x 10.000

Trong đó:

n là số lượng cây theo loại hay mật độ chung. S là diện tích ô điều tra (OTC, tính theo m2).

* Xác định hệ số tổ thành loài cây được tính theo công thức:

n P% x100 N  Trong đó: P là hệ số tổ thành loài (%). n là số cá thể của loài. N là số cá thể của tất cả các loài.

Nếu P ≥ 5% mới thực sự ý nghĩa sinh thái trong lâm phần (được tham gia vào công thức tổ thành). Nếu P < 5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành.

* Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

Để nghiên cứu cây tái sinh trên bề mặt đất rừng có thể sử dụng phương pháp đo khoảng cách từ một điểm ngẫu nhiên đến 6 cây tái sinh gần nhất. Khi đó phân bố Poisson được sử dụng tiêu chuẩn U của Clark và Evan để đánh giá, khi lượng mẫu đủ lớn (n=36) qua đó dự đoán được giai đoạn phát triển của quần xã thực vật trong vùng và U được tính theo công thức:

U= 26136 , 0 ). 5 . 0 (r   n Trong đó:

r là giá trị trung bình khoảng cách gần nhất n lần quan sát. α là mật độ cây tái sinh trên đơn vị diện tích (cây/ha). n là số lần quan sát.

Nếu: U ≤ -1,96% thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm. U ≥ 1,96% thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều.

-1,96< U <1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên. * Nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao đối với rừng

Tiến hành thống kê số lượng cây tái sinh theo 7 cấp chiều cao: - Cấp I: Chiều cao < 50cm

- Cấp II: Chiều cao từ 51-100cm - Cấp III: Chiều cao từ 101-150cm - Cấp IV: Chiều cao từ 151-200cm - Cấp V: Chiều cao từ 201-250cm - Cấp VI: Chiều cao từ 251-300cm - Cấp VII: Chiều cao > 300cm

* Xác định chất lượng, nguồn gốc cây tái sinh

Xác định tên loài, đếm số lượng cây tái sinh, xác đinh nguồn gốc cây tái sinh (từ hạt, chồi) và phân loại chất lượng cây tái sinh theo 3 tiêu chuẩn: Tốt, trung bình, xấu.

- Cây tốt là cây có tán lá phát triển đều, tròn, xanh; thân tròn, thẳng, không bị sâu bệnh.

- Cây trung bình là cây có tán lá bình thường, ít khuyết tật.

- Cây xấu là cây có tán lá bị bệnh, sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.

3.2.4. Phương pháp điều tra trong dân

Trực tiếp phỏng vấn người chủ rừng hoặc các cơ quan chuyên môn (chi cục kiểm lâm, UBND xã…) để nắm được các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu, các trạng thái của rừng, tên các loài thực vật (tên địa phương), những tác động của con người và động vật…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã minh sơn, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)